Một loại vắcxin mới chống bệnh béo phì bằng cách kìm hãm hormone kích thích thèm ăn ghrelin, dẫn đễn giảm lượng thực phẩm ăn vào và tăng cường sự tiêu hao calorie ở những chú chuột, đã được nghiên cứu thành công.
Các kết quả trên xuất hiện trong một nghiên cứu mới được thuyết trình tại Hội nghị Khoa học Nội tiết thường niên lần thứ 93 ở Boston.
Chủ nhiệm nghiên cứu trên, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Mariana Monteiro thuộc trường Đại học Porto của Bồ Đào Nha nói: “Vắcxin chống ghrelin có thể trở thành một liệu pháp khác để chữa béo phì, được sử dụng bằng cách kết hợp với chế độ ăn và tập thể dục."
Ghrelin là một loại hormone ở ruột kích thích việc tăng cân bằng cách gia tăng sự thèm ăn và hấp thụ thực phẩm trong khi lại giảm khả năng tiêu thụ năng lượng. Nghiên cứu gần đây cho thấy các phẫu thuật giảm cân như gastric bypass kìm hãm hormone ghrelin.
Bà Monteiro nói: “Điều này cho thấy có một cơ chế hormone đằng sau việc giảm cân qua các quá trình phẫu thuật.”
Nhóm nghiên cứu của bà Monteiro đã phát triển một loại vắcxin chữa bệnh sử dụng virus không truyền nhiễm mang ghrelin, nhằm kích thích phản ứng miễn dịch - sự phát triển kháng sinh chống ghrelin - sẽ kìm hãm loại hormone này. Sau đó, họ tiêm vắcxin vào những chú chuột có cân nặng bình thường và những chú bị béo phì ba lần. Kế tiếp họ so sánh những chú chuột này với những chú kiểm soát chỉ được tiêm nước muối.
Nhóm nghiên cứu trên cho biết so với những chú chuột kiểm soát, những chú chuột được tiêm vắcxin, cả bình thường và béo phì, phát triển lượng kháng sinh chống ghrelin ngày càng tăng, tăng cường tiêu hao năng lượng và giảm hấp thụ thức ăn.
Bà Monteiro cho biết trong vòng 24 tiếng sau lần tiêm vắcxin đầu tiên, những chú chuột béo phì ăn 82% lượng thức ăn của những chú chuột không được tiêm vắcxin, và sau lần tiêm vắcxin sau cùng con số này giảm xuống 50%.
Theo bà Monterio, tác dụng của mỗi lần tiêm vắcxin kéo dài hai tháng trong khi tuổi thọ trung bình của chuột là 18 tháng, tương đương khoảng 4 năm đối với đời người. Nhóm nghiên cứu này cho biết họ không thấy tác động của độc tố nào ở chuột do tiêm vắcxin này.
Bà Monterio nói: “Vắcxin chống béo phì ở chuột cũng cho thấy khả năng giảm NPY, tín hiệu tiềm tàng nhất làm gia tăng sự thèm ăn trong hệ thống thần kinh trung ương. Điều này cho thấy vắcxin chống ghrelin giảm tín hiệu ăn ở não”./.
Các kết quả trên xuất hiện trong một nghiên cứu mới được thuyết trình tại Hội nghị Khoa học Nội tiết thường niên lần thứ 93 ở Boston.
Chủ nhiệm nghiên cứu trên, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Mariana Monteiro thuộc trường Đại học Porto của Bồ Đào Nha nói: “Vắcxin chống ghrelin có thể trở thành một liệu pháp khác để chữa béo phì, được sử dụng bằng cách kết hợp với chế độ ăn và tập thể dục."
Ghrelin là một loại hormone ở ruột kích thích việc tăng cân bằng cách gia tăng sự thèm ăn và hấp thụ thực phẩm trong khi lại giảm khả năng tiêu thụ năng lượng. Nghiên cứu gần đây cho thấy các phẫu thuật giảm cân như gastric bypass kìm hãm hormone ghrelin.
Bà Monteiro nói: “Điều này cho thấy có một cơ chế hormone đằng sau việc giảm cân qua các quá trình phẫu thuật.”
Nhóm nghiên cứu của bà Monteiro đã phát triển một loại vắcxin chữa bệnh sử dụng virus không truyền nhiễm mang ghrelin, nhằm kích thích phản ứng miễn dịch - sự phát triển kháng sinh chống ghrelin - sẽ kìm hãm loại hormone này. Sau đó, họ tiêm vắcxin vào những chú chuột có cân nặng bình thường và những chú bị béo phì ba lần. Kế tiếp họ so sánh những chú chuột này với những chú kiểm soát chỉ được tiêm nước muối.
Nhóm nghiên cứu trên cho biết so với những chú chuột kiểm soát, những chú chuột được tiêm vắcxin, cả bình thường và béo phì, phát triển lượng kháng sinh chống ghrelin ngày càng tăng, tăng cường tiêu hao năng lượng và giảm hấp thụ thức ăn.
Bà Monteiro cho biết trong vòng 24 tiếng sau lần tiêm vắcxin đầu tiên, những chú chuột béo phì ăn 82% lượng thức ăn của những chú chuột không được tiêm vắcxin, và sau lần tiêm vắcxin sau cùng con số này giảm xuống 50%.
Theo bà Monterio, tác dụng của mỗi lần tiêm vắcxin kéo dài hai tháng trong khi tuổi thọ trung bình của chuột là 18 tháng, tương đương khoảng 4 năm đối với đời người. Nhóm nghiên cứu này cho biết họ không thấy tác động của độc tố nào ở chuột do tiêm vắcxin này.
Bà Monterio nói: “Vắcxin chống béo phì ở chuột cũng cho thấy khả năng giảm NPY, tín hiệu tiềm tàng nhất làm gia tăng sự thèm ăn trong hệ thống thần kinh trung ương. Điều này cho thấy vắcxin chống ghrelin giảm tín hiệu ăn ở não”./.
Anh Minh (Vietnam+)