Các nhà khoa học ở Mỹ vừa giành được một thành công lớn trong cuộc chiến chống căn bệnh ung thư hắc tố, “sát thủ” số một trong số các căn bệnh ung thư da gây tử vong cao ở nước này.
Loại thuốc thử nghiệm có tên ipilimumab (ip-ee-LIM-uh-mab) đã cải thiện đáng kể khả năng sống sót đối với bệnh nhân ung thư da giai đoạn cuối.
Bác sĩ Lynn Schuchter của Trung tâm Ung thư Abramson thuộc Đại học Pennsylvania, chuyên gia về ung thư da đánh giá: “Chúng tôi đã không có bất cứ phác đồ nào giúp kéo dài sự sống cho các bệnh nhân.”
Khi đưa vào cơ thể, thuốc ipilimumab giúp nâng cao hệ miễn dịch giúp chiến đấu với ác khối u.
Nghiên cứu được tiến hành đối với 676 bệnh nhân ung thư da giai đoạn cuối, không thể mổ được, trên khắp thế giới.
Các bệnh nhân này được điều trị theo ba hướng là dùng ipilimumab, điều trị phối hợp thuốc này với liệu pháp kích thích hệ miễn dịch và điều trị duy nhất liệu pháp miễn dịch.
Sau hai năm, 24% bệnh nhân được điều trị riêng với loại thuốc này hoặc uống kết hợp vẫn sống trong khi chỉ có 14% bệnh nhân sống sót với liệu pháp điều trị tăng cường miễn dịch duy nhất.
Đặc biệt, trung bình số bệnh nhân sống dùng ipilimumab có thể kéo dài sự sống tới 10 tháng so với chỉ hơn 6 tháng đối với các bệnh nhân khác. Tuy nhiên, 10-15% bệnh nhân dùng ipilimumab có phản ứng nghiêm trọng do tác động của thuốc lên hệ miễn dịch.
Phần lớn bệnh nhân được điều trị với steroid liều cao nhưng có 14 trường hợp tử vong được cho là liên quan đến điều trị song con số người từ vong vẫn còn rất ít so với số người tử vong do bệnh ung thư.
Tiến sĩ Steven O’Day, một trong số thành viên đứng đầu dự án, thuộc Viện nghiên cứu và điều trị lâm sàng Angeles ở Los Angeles cho biết ipilimumab còn giúp cải thiện sức khỏe đối với 67% bệnh nhân dùng thuốc.
Bác sĩ Schuchter cho biết: “Người bệnh sẽ có nhiều hy vọng hơn và muốn dùng loại thuốc này. Nó sẽ không bị các bác sĩ bỏ xó.”
Các bác sĩ hy vọng loại thuốc này có thể mang lại nhiều lợi ích hơn nếu bệnh nhân được chẩn đoán sớm và giảm sự suy kiệt ở người bệnh.
Nghiên cứu trên do hai công ty Bristol-Myers và Medarex tài trợ. Người phát ngôn của công ty Bristol-Myers cho biết hiện hãng này vẫn chưa định giá loại thuốc này nhưng các liệu pháp điều trị tương tự đối với các dạng ung thư khác cũng đòi hỏi tốn kém tới hàng ngàn USD mỗi tháng.
Cơ quan Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) cam kết sẽ nhanh chóng xem xét và các bác sĩ đang cân nhắc xem loại thuốc này có thể được sử dụng rộng rãi vào cuối năm nay.
Ung thư hắc tố là một dạng ung thư da nguy hiểm nhất. Riêng năm 2009, ở Mỹ phát hiện 68.720 trường hợp mắc mới trong khi trung bình hơn 50.000 người tử vong mỗi năm vì căn bệnh quái ác này./.
Loại thuốc thử nghiệm có tên ipilimumab (ip-ee-LIM-uh-mab) đã cải thiện đáng kể khả năng sống sót đối với bệnh nhân ung thư da giai đoạn cuối.
Bác sĩ Lynn Schuchter của Trung tâm Ung thư Abramson thuộc Đại học Pennsylvania, chuyên gia về ung thư da đánh giá: “Chúng tôi đã không có bất cứ phác đồ nào giúp kéo dài sự sống cho các bệnh nhân.”
Khi đưa vào cơ thể, thuốc ipilimumab giúp nâng cao hệ miễn dịch giúp chiến đấu với ác khối u.
Nghiên cứu được tiến hành đối với 676 bệnh nhân ung thư da giai đoạn cuối, không thể mổ được, trên khắp thế giới.
Các bệnh nhân này được điều trị theo ba hướng là dùng ipilimumab, điều trị phối hợp thuốc này với liệu pháp kích thích hệ miễn dịch và điều trị duy nhất liệu pháp miễn dịch.
Sau hai năm, 24% bệnh nhân được điều trị riêng với loại thuốc này hoặc uống kết hợp vẫn sống trong khi chỉ có 14% bệnh nhân sống sót với liệu pháp điều trị tăng cường miễn dịch duy nhất.
Đặc biệt, trung bình số bệnh nhân sống dùng ipilimumab có thể kéo dài sự sống tới 10 tháng so với chỉ hơn 6 tháng đối với các bệnh nhân khác. Tuy nhiên, 10-15% bệnh nhân dùng ipilimumab có phản ứng nghiêm trọng do tác động của thuốc lên hệ miễn dịch.
Phần lớn bệnh nhân được điều trị với steroid liều cao nhưng có 14 trường hợp tử vong được cho là liên quan đến điều trị song con số người từ vong vẫn còn rất ít so với số người tử vong do bệnh ung thư.
Tiến sĩ Steven O’Day, một trong số thành viên đứng đầu dự án, thuộc Viện nghiên cứu và điều trị lâm sàng Angeles ở Los Angeles cho biết ipilimumab còn giúp cải thiện sức khỏe đối với 67% bệnh nhân dùng thuốc.
Bác sĩ Schuchter cho biết: “Người bệnh sẽ có nhiều hy vọng hơn và muốn dùng loại thuốc này. Nó sẽ không bị các bác sĩ bỏ xó.”
Các bác sĩ hy vọng loại thuốc này có thể mang lại nhiều lợi ích hơn nếu bệnh nhân được chẩn đoán sớm và giảm sự suy kiệt ở người bệnh.
Nghiên cứu trên do hai công ty Bristol-Myers và Medarex tài trợ. Người phát ngôn của công ty Bristol-Myers cho biết hiện hãng này vẫn chưa định giá loại thuốc này nhưng các liệu pháp điều trị tương tự đối với các dạng ung thư khác cũng đòi hỏi tốn kém tới hàng ngàn USD mỗi tháng.
Cơ quan Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) cam kết sẽ nhanh chóng xem xét và các bác sĩ đang cân nhắc xem loại thuốc này có thể được sử dụng rộng rãi vào cuối năm nay.
Ung thư hắc tố là một dạng ung thư da nguy hiểm nhất. Riêng năm 2009, ở Mỹ phát hiện 68.720 trường hợp mắc mới trong khi trung bình hơn 50.000 người tử vong mỗi năm vì căn bệnh quái ác này./.
Cao Phong (Vietnam+)