Thu ngân sách môi trường tăng, tiền sử dụng đất đạt 57,9 nghìn tỷ đồng

Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho biết tính đến tháng 5/2020, thu ngân sách tài nguyên và môi trường đạt 15,46% nguồn thu nội địa, riêng thu tiền sử dụng đất đạt 57,9 nghìn tỷ đồng, bằng 60,4% kế hoạch năm.
Thu ngân sách môi trường tăng, tiền sử dụng đất đạt 57,9 nghìn tỷ đồng ảnh 1Ảnh minh họa. (Nguồn: TTXVN)

Tại Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm 2020, diễn ra sáng 10/7, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà cho biết thời gian qua dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức do tác động của dịch COVID-19, song Bộ đã có những đề xuất kịp thời đến các biện pháp cụ thể để phát triển kinh tế-xã hội.

Theo đó, thu ngân sách tài nguyên và môi trường đạt 15,46% nguồn thu nội địa. Trong đó, riêng thu tiền sử dụng đất đạt 57,9 nghìn tỷ đồng, bằng 60,4% kế hoạch năm. Thu tiền từ cấp quyền khai thác nước mặt 9.519 tỷ đồng…

Dấu ấn nổi bật

Thông tin thêm tại Hội nghị sơ kết 6 tháng của ngành, Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho biết trong bối cảnh chung của cả nước đăng gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID-19, bên cạnh các đề xuất các chính sách về đất đai, tài nguyên nước, khoáng sản, môi trường, Bộ tài nguyên và Môi trường đã có các giải pháp tháo gỡ.

Cụ thể, Bộ đã chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành trình Chính phủ các cơ chế, chính sách cụ thể để tháo gỡ các nút thắt, rào cản để thúc đẩy nguồn vốn đầu tư trong nước, hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn và chủ động đón làn sóng chuyển dịch đầu tư nước ngoài như: Nghị định số 25 tháo gỡ nút thắt liên quan đến giao đất đối với trường hợp đấu thầu dự án có sử dụng đất; Nghị định số 41 về gia hạn nộp tiền sử dụng đất; dự án thu hồi đất liên quan đến nhiều tỉnh, thành phố...

Đặc biệt, Bộ Tài nguyên và Môi trường đang hoàn thiện Nghị định sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật đất đai… trình Chính phủ tháo gỡ rất nhiều “điểm nghẽn” cho phát triển.

[Bộ TN-MT đốc thúc thực hiện hệ thống thông tin đất đai đa mục tiêu]

Trong sáu tháng đầu năm, Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng đã cho động rà soát đề xuất Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh chỉ tiêu sử dụng đất khu công nghiệp, đô thị để đón lần sóng đầu tư; đề xuất Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh chỉ tiêu sử dụng đất khu công nghiệp, đô thị để đón làn sóng đầu tư. Bộ cũng ban hành nhiều văn bản theo thẩm quyền hướng dẫn các địa phương trong tổ chức thực hiện, chỉ đạo hướng dẫn thực hiện cấp giấy chứng nhận cho loại hình bất động sản du lịch,…

Ngoài ra, tiến trình xây dựng Chính phủ điện tử, hướng tới Chính phủ số, nền kinh tế số gắn với cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư được đẩy mạnh. Đến nay đã thực hiện đơn giản hóa 80,1% thử tục hành chính, bãi bỏ, thay thế 62,6% điều kiện đầu tư kinh doanh, ra soát cắt giảm 50% số mặt hàng thuộc danh mục kiểm tra chuyên ngành. Qua đó tiết kiệm được khoảng 1.047% ty đồng/năm.

Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng đã đưa vào vận hành, quản lý khai thác, sử dụng đồng bộ cơ sở dữ liệu đất đai của 182/713 đơn vị hành chính cấp huyện thuộc 47 tỉnh/thành phố, đưa hơn 22,6 triệu thửa đất và gần 11,7 triệu hồ sơ quét vào cơ sở dữ liệu đất đai để quản lý, khai thác sử dụng, kết nối liên thông với cơ quan thuế,...

Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt được thu gom xử lý tăng 6%, nhiều địa phương để có mô hình xử lý hiệu quả như Nghệ An, Quảng Ninh, Ninh Bình, Quảng Bình, Cần Thơ,  điển hình là Đồng Nai tơ lệ rác thải chôn lấp còn 43%; ty lệ thu gom xử lý chất răn công nghiệp đặt 90%; ty lệ xỉ được tái sử dụng đặt trên 50%.

Thu ngân sách môi trường tăng, tiền sử dụng đất đạt 57,9 nghìn tỷ đồng ảnh 2Quang cảnh hội nghị. (Ảnh:PV/Vietnam+)

Thời gian qua, cả nước cũng đã thiết lập hệ thống gần 900 tram quan trắc kết nối trực tuyến với các Sở Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường; có thể theo dõi trê các thiết bị di động...

Tập trung gỡ “điểm nghẽn”

Mặc dù đạt được nhiều điểm sáng nổi bật, song vị tư lệnh ngành tài nguyên và môi trường cũng nhận định khó khăn, thách thức trong thời gian tới còn rất nhiều. Vì thế, Chính phủ, Thủ tướng Chính đã yêu cầu quán triệt tinh thần “Kỷ cương, liêm chính, hành động, trách nhiệm, sáng tạo, hiệu quả”; khó khăn gấp hai thì phải nỗ lực, cố gắng gấp ba để thực hiện các giải pháp phát triển kinh tế-xã hội.

Bộ trưởng Trần Hồng Hà đề nghị các đơn vị trực thuộc rà soát lại toàn bộ những nhiệm vụ liên quan đến thể chế, chủ động từ thể chế, chính sách để tiếp tục tháo gỡ các “điểm nghẽn” cũng như thúc đẩy cải cách, đổi mới; đảm bảo hoàn thành các nhiệm vụ đặt ra trong Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 01 và 02 của Chính phủ.

Trên cơ sở đó, Hội nghị tập trung những vấn đề quan trọng, cần thiết, mang tính chất ưu tiên của mỗi lĩnh vực; đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư năm 2020, bao gồm cả vốn ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài. Theo đó, người đứng đầu cơ quan, đơn vị phải coi đây là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, kết quả giải ngân là căn cứ đánh giá việc hoàn thành nhiệm vụ.

Bộ trưởng Trần Hồng Hà cũng khẳng định từ này đến cuối năm 2020, Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục cắt giảm thủ tục hành chính không cần thiết, đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công cấp độ 4; tăng cường phản ứng chính sách; phát huy mọi dư địa, tiềm năng lợi thế của ngành, lĩnh vực cho tăng trưởng.

Ngành này cũng sẽ tận dụng tối đa thời cơ, đẩy mạnh thu hút đầu tư và giải ngân vốn đầu tư toàn xã hội; tiếp tục phương châm hướng về địa phương cơ sở, giải quyết, trả lời kịp thời các vướng mắc từ thực tiễn./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục