Sự ra đời Hội Khoa học và Chuyên gia Việt Nam (AVSE) ngày 21/5 vừa qua đã nhận được sự quan tâm và tham gia của đông đảo các nhà khoa học, chuyên gia thành danh và cộng đồng trí thức trẻ trên nhiều lĩnh vực khác nhau, sự ủng hộ của các cơ quan quản lý, khoa học của Việt Nam và Pháp.
Phóng viên Vietnam+ đã có cuộc trao đổi cùng ông Bùi Nguyễn Hoàng-Tổng thư ký Hội Khoa học và Chuyên gia Việt Nam về tổ chức đặc biệt này.
- Với tư cách là Tổng thư ký Hội Khoa học và Chuyên gia Việt Nam, ông hãy giới thiệu đôi nét về vai trò của tổ chức Hội khoa học và chuyên gia Việt Nam tại Pháp?
Ông Bùi Nguyễn Hoàng: Điểm đặc trưng của cộng đồng Việt Nam tại Pháp là tỷ lệ chuyên gia, trí thức rất cao. Chỉ tính riêng trong các ngành khoa học, tri thức và công nghệ, con số ước tính đến thời điểm này là vào khoảng 50.000 người, trên tổng số 350.000 người Việt Nam tại Pháp.
Ngoài các chuyên gia, trí thức gạo cội có uy tín khoa học, vị trí trong xã hội Pháp, và trí thức kiều bào trẻ thì đây cũng là nơi hội tụ của rất nhiều du học sinh chất lượng cao, được đào tạo một cách bài bản, được trang bị kiến thức toàn diện về khoa học kỹ thuật tiên tiến, là nền tảng của nhiều tổ chức hội và nhóm khoa học chuyên ngành.
Có thể kể đến Hội Xây dựng-Cơ học-Vật liệu (GCMM), Hội Điện (AEEE), Hội VNTelecom, Hội VnFinance, Nhóm Hóa Học Trẻ, và Mạng lưới các nhà khoa học và chuyên gia (RSE) của Hội sinh viên Việt Nam tại Pháp.
Hội Khoa học và Chuyên gia Việt Nam được thành lập với mục tiêu đoàn kết và phát triển Cộng đồng Khoa học và Chuyên gia Việt Nam tại Pháp, đóng góp cho phát triển Đất nước. Đây là kết quả của một quá trình chuẩn bị kỹ lưỡng, trên cơ sở thống nhất, kết tinh và phát triển từ thực tiễn các hoạt động kết nối khoa học- kỹ thuật trong những năm vừa qua.
- Chương trình hoạt động Hội khoa học và chuyên gia Việt Nam tại Pháp sau Đại hội thành lập đến nay đã có những bước tạo nền móng và hứa hẹn thế nào?
Ông Bùi Nguyễn Hoàng: Ban chấp hành AVSE đã xác định rõ mục tiêu và kế hoạch hoạt động. Trong thời gian tới, Hội tập trung xây dựng mạng lưới, tập hợp thành viên; liên kết, thiết lập các mối quan hệ đối tác hiệu quả với các nhóm/hội chuyên ngành và liên hệ chặt chẽ với các đối tác Việt Nam để phối hợp tổ chức các hoạt động có quy mô, nâng cao vai trò cầu nối về khoa học kỹ thuật giữa các nhóm ngành đang hoạt động ở nước ngoài và ở Việt Nam.
Vừa qua, Hội đã xuất bản chuyên san Năng lượng hạt nhân số 01 và có buổi làm việc với Đoàn đại biểu Bộ Khoa học và Công nghệ ngày 02/06/2011 để bàn về các triển vọng, hoạt động phối hợp, đặc biệt trong các ngành khoa học ứng dụng.
Hội sẽ tổ chức Hội thảo về Kinh tế tài chính (24-25/06/2011), Thảo luận về Đào tạo đại học (03/07/2011), tổ chức Ngày nghiên cứu vào cuối tháng 10/2011 và tham gia hỗ trợ tổ chức Hội thảo quốc tế về Địa kỹ thuật GEOTEC tại Hà Nội (06-07/10/2011). Nhiều chương trình hội thảo, đào tạo ngắn hạn và các chương trình, dự án hợp tác, nghiên cứu đang được xây dựng và sẽ được tổ chức cuối năm 2011, đầu năm 2012.
- Trong đời sống học tập và lao động hàng ngày, cộng đồng các nhà khoa học và chuyên gia Việt Nam tại Pháp có gì khác so với ở các nước khác không?
Ông Bùi Nguyễn Hoàng: Theo tôi, dù ở Việt Nam hay ở bất kỳ quốc gia nào, các nhà trí thức, nhà khoa học Việt Nam đều rất chăm chỉ, thông minh, ham học hỏi. Vì vậy, phần lớn đều rất thành công trong công tác chuyên môn, nghiên cứu của mình. Cộng đồng khoa học và chuyên gia Việt Nam tại Pháp rất lớn và có truyền thống trong các hoạt động liên kết và đóng góp cho đất nước, nên có nhiều điều kiện để giúp đỡ, hỗ trợ phát triển nghề nghiệp.
- Làm sao để thu hút sinh viên, các nhà khoa học và chuyên gia của ta sau quá trình học tập trở về nước, hoặc có đóng góp hiệu quả cho đất nước cho dù sống ở bên ngoài biên giới?
Ông Bùi Nguyễn Hoàng: Ngày nay, quan niệm về đóng góp hiệu quả cho phát triển đất nước đã được mở rộng rất nhiều. Dù ở Việt Nam hay ngoài nước, trí thức-các nhà khoa học và chuyên gia của ta phát triển và phát huy tốt nhất khả năng, tri thức, kinh nghiệm của mình và tham gia đóng góp cho các dự án hợp tác, hoạt động sản xuất, kinh tế, kỹ thuật của Việt Nam đều là những đóng góp thiết thực, ý nghĩa.
Tất nhiên đối với Việt Nam hiện nay, chúng ta đang thiếu và cần sự tham gia đóng góp trực tiếp của các trí thức được đào tạo và cọ sát ở nước ngoài cho phát triển đất nước.
Để thu hút nguồn chất xám của du học sinh, các nhà khoa học và chuyên gia trở về nước, bên cạnh các cơ chế ưu đãi về kinh tế, theo tôi, điều quan trọng nhất là cần có điều kiện và môi trường làm việc tốt, tận dụng và phát huy tối đa các kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm và sự nhiệt huyết của trí thức. Việc sử dụng lực lượng trí thức cần phù hợp với chuyên môn, năng lực.
Đối với trí thức nghiên cứu, công tác ở ngoài nước, Nhà nước cần quan tâm, tạo điều kiện cho họ đóng góp thông qua các dự án hợp tác giảng dạy, nghiên cứu, chuyển giao công nghệ cũng như phát triển các trao đổi, gắn kết giữa các nhà khoa học, chuyên gia ở trong và ngoài nước.
- Trân trọng cảm ơn ông!/.
Phóng viên Vietnam+ đã có cuộc trao đổi cùng ông Bùi Nguyễn Hoàng-Tổng thư ký Hội Khoa học và Chuyên gia Việt Nam về tổ chức đặc biệt này.
- Với tư cách là Tổng thư ký Hội Khoa học và Chuyên gia Việt Nam, ông hãy giới thiệu đôi nét về vai trò của tổ chức Hội khoa học và chuyên gia Việt Nam tại Pháp?
Ông Bùi Nguyễn Hoàng: Điểm đặc trưng của cộng đồng Việt Nam tại Pháp là tỷ lệ chuyên gia, trí thức rất cao. Chỉ tính riêng trong các ngành khoa học, tri thức và công nghệ, con số ước tính đến thời điểm này là vào khoảng 50.000 người, trên tổng số 350.000 người Việt Nam tại Pháp.
Ngoài các chuyên gia, trí thức gạo cội có uy tín khoa học, vị trí trong xã hội Pháp, và trí thức kiều bào trẻ thì đây cũng là nơi hội tụ của rất nhiều du học sinh chất lượng cao, được đào tạo một cách bài bản, được trang bị kiến thức toàn diện về khoa học kỹ thuật tiên tiến, là nền tảng của nhiều tổ chức hội và nhóm khoa học chuyên ngành.
Có thể kể đến Hội Xây dựng-Cơ học-Vật liệu (GCMM), Hội Điện (AEEE), Hội VNTelecom, Hội VnFinance, Nhóm Hóa Học Trẻ, và Mạng lưới các nhà khoa học và chuyên gia (RSE) của Hội sinh viên Việt Nam tại Pháp.
Hội Khoa học và Chuyên gia Việt Nam được thành lập với mục tiêu đoàn kết và phát triển Cộng đồng Khoa học và Chuyên gia Việt Nam tại Pháp, đóng góp cho phát triển Đất nước. Đây là kết quả của một quá trình chuẩn bị kỹ lưỡng, trên cơ sở thống nhất, kết tinh và phát triển từ thực tiễn các hoạt động kết nối khoa học- kỹ thuật trong những năm vừa qua.
- Chương trình hoạt động Hội khoa học và chuyên gia Việt Nam tại Pháp sau Đại hội thành lập đến nay đã có những bước tạo nền móng và hứa hẹn thế nào?
Ông Bùi Nguyễn Hoàng: Ban chấp hành AVSE đã xác định rõ mục tiêu và kế hoạch hoạt động. Trong thời gian tới, Hội tập trung xây dựng mạng lưới, tập hợp thành viên; liên kết, thiết lập các mối quan hệ đối tác hiệu quả với các nhóm/hội chuyên ngành và liên hệ chặt chẽ với các đối tác Việt Nam để phối hợp tổ chức các hoạt động có quy mô, nâng cao vai trò cầu nối về khoa học kỹ thuật giữa các nhóm ngành đang hoạt động ở nước ngoài và ở Việt Nam.
Vừa qua, Hội đã xuất bản chuyên san Năng lượng hạt nhân số 01 và có buổi làm việc với Đoàn đại biểu Bộ Khoa học và Công nghệ ngày 02/06/2011 để bàn về các triển vọng, hoạt động phối hợp, đặc biệt trong các ngành khoa học ứng dụng.
Hội sẽ tổ chức Hội thảo về Kinh tế tài chính (24-25/06/2011), Thảo luận về Đào tạo đại học (03/07/2011), tổ chức Ngày nghiên cứu vào cuối tháng 10/2011 và tham gia hỗ trợ tổ chức Hội thảo quốc tế về Địa kỹ thuật GEOTEC tại Hà Nội (06-07/10/2011). Nhiều chương trình hội thảo, đào tạo ngắn hạn và các chương trình, dự án hợp tác, nghiên cứu đang được xây dựng và sẽ được tổ chức cuối năm 2011, đầu năm 2012.
- Trong đời sống học tập và lao động hàng ngày, cộng đồng các nhà khoa học và chuyên gia Việt Nam tại Pháp có gì khác so với ở các nước khác không?
Ông Bùi Nguyễn Hoàng: Theo tôi, dù ở Việt Nam hay ở bất kỳ quốc gia nào, các nhà trí thức, nhà khoa học Việt Nam đều rất chăm chỉ, thông minh, ham học hỏi. Vì vậy, phần lớn đều rất thành công trong công tác chuyên môn, nghiên cứu của mình. Cộng đồng khoa học và chuyên gia Việt Nam tại Pháp rất lớn và có truyền thống trong các hoạt động liên kết và đóng góp cho đất nước, nên có nhiều điều kiện để giúp đỡ, hỗ trợ phát triển nghề nghiệp.
- Làm sao để thu hút sinh viên, các nhà khoa học và chuyên gia của ta sau quá trình học tập trở về nước, hoặc có đóng góp hiệu quả cho đất nước cho dù sống ở bên ngoài biên giới?
Ông Bùi Nguyễn Hoàng: Ngày nay, quan niệm về đóng góp hiệu quả cho phát triển đất nước đã được mở rộng rất nhiều. Dù ở Việt Nam hay ngoài nước, trí thức-các nhà khoa học và chuyên gia của ta phát triển và phát huy tốt nhất khả năng, tri thức, kinh nghiệm của mình và tham gia đóng góp cho các dự án hợp tác, hoạt động sản xuất, kinh tế, kỹ thuật của Việt Nam đều là những đóng góp thiết thực, ý nghĩa.
Tất nhiên đối với Việt Nam hiện nay, chúng ta đang thiếu và cần sự tham gia đóng góp trực tiếp của các trí thức được đào tạo và cọ sát ở nước ngoài cho phát triển đất nước.
Để thu hút nguồn chất xám của du học sinh, các nhà khoa học và chuyên gia trở về nước, bên cạnh các cơ chế ưu đãi về kinh tế, theo tôi, điều quan trọng nhất là cần có điều kiện và môi trường làm việc tốt, tận dụng và phát huy tối đa các kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm và sự nhiệt huyết của trí thức. Việc sử dụng lực lượng trí thức cần phù hợp với chuyên môn, năng lực.
Đối với trí thức nghiên cứu, công tác ở ngoài nước, Nhà nước cần quan tâm, tạo điều kiện cho họ đóng góp thông qua các dự án hợp tác giảng dạy, nghiên cứu, chuyển giao công nghệ cũng như phát triển các trao đổi, gắn kết giữa các nhà khoa học, chuyên gia ở trong và ngoài nước.
- Trân trọng cảm ơn ông!/.
Nguyễn Anh (Vietnam+)