Hội nghị về thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các nước thành viên ASEAN đã khai mạc ngày 1/2 tại thủ đô Vientiane, Lào.
Dự án hợp tác ba bên gồm Chính phủ Lào, Ban Thư ký ASEAN và Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), sẽ được tiến hành thí điểm ở Lào nhằm thu hẹp khoảng cách về phát triển trong ASEAN.
Tại hội nghị, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư của Lào Sinlavong Khoutphaythoune nêu rõ mục đích chính của dự án này là nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững và thân thiện với môi trường, tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên một cách hợp lý.
Tổng Thư ký ASEAN Surin Pitsuwan cho rằng các nước thành viên mới của ASEAN gồm Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam, có thể cùng chia sẻ kết quả của dự án.
Theo ông Pitsuwan, không thể xây dựng một cộng đồng ASEAN nếu giữa các nước thành viên vẫn còn khoảng cách lớn về phát triển. Để thu hẹp khoảng cách đó, các nước thành viên cần sự giúp đỡ của các đối tác đối thoại, trong đó có Nhật Bản, Trung Quốc, Nga và Australia.
Lào là một trong những nước ít ô nhiễm nhất trong khu vực và rất phong phú về tài nguyên thiên nhiên. Quốc gia này hiện thu hút một lượng đầu tư nước ngoài rất lớn. Năm 2009, đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào Lào đạt 1,5 tỷ USD, phần lớn trong lĩnh vực khai thác tài nguyên thiên nhiên./.
Dự án hợp tác ba bên gồm Chính phủ Lào, Ban Thư ký ASEAN và Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), sẽ được tiến hành thí điểm ở Lào nhằm thu hẹp khoảng cách về phát triển trong ASEAN.
Tại hội nghị, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư của Lào Sinlavong Khoutphaythoune nêu rõ mục đích chính của dự án này là nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững và thân thiện với môi trường, tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên một cách hợp lý.
Tổng Thư ký ASEAN Surin Pitsuwan cho rằng các nước thành viên mới của ASEAN gồm Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam, có thể cùng chia sẻ kết quả của dự án.
Theo ông Pitsuwan, không thể xây dựng một cộng đồng ASEAN nếu giữa các nước thành viên vẫn còn khoảng cách lớn về phát triển. Để thu hẹp khoảng cách đó, các nước thành viên cần sự giúp đỡ của các đối tác đối thoại, trong đó có Nhật Bản, Trung Quốc, Nga và Australia.
Lào là một trong những nước ít ô nhiễm nhất trong khu vực và rất phong phú về tài nguyên thiên nhiên. Quốc gia này hiện thu hút một lượng đầu tư nước ngoài rất lớn. Năm 2009, đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào Lào đạt 1,5 tỷ USD, phần lớn trong lĩnh vực khai thác tài nguyên thiên nhiên./.
(TTXVN/Vietnam+)