Sau 3 tháng triển khai thực hiện Quyết định số 2088/QĐ-TTg ngày 27/12/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phòng ngừa, ngăn chặn vận chuyển và kinh doanh gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập khẩu trái phép, đến nay cơ bản tình hình vận chuyển, kinh doanh gia cầm nhập lậu, không rõ nguồn gốc đã được kiểm soát.
Thời gian qua, với sự “vào cuộc” quyết liệt, các lực lượng công an, quản lý thị trường, bộ đội biên phòng, hải quan đã thu giữ hơn 78.200kg gà thịt, hơn 300.000 con gà giống Trung Quốc, hơn 461.000 quả trứng gia cầm, hơn 6.500kg sản phẩm gia cầm đông lạnh... Tổng số hàng hóa vi phạm xử lý tịch thu, tiêu hủy đạt giá trị khoảng 600 triệu đồng, xử phạt vi phạm hành chính gần 300 triệu đồng.
Một số tỉnh sát biên giới, vốn là địa bàn trọng điểm trong việc buôn lậu và vận chuyển kinh doanh gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập khẩu trái phép như Quảng Ninh, Lào Cai, Lạng Sơn đã giảm được trên 90% số lượng nhập khẩu so với trước.
Đặc biệt, Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường, Bộ Công an đã chỉ đạo các lực lượng tại 18 tỉnh, thành phố trọng điểm lên danh sách, rà soát các đường dây, đối tượng hoạt động buôn bán, vận chuyển, kinh doanh gia cầm nhập lậu không rõ nguồn gốc. Lực lượng chức năng đã xác định cụ thể, tên địa chỉ 123 đối tượng, tuyến, địa bàn hoạt động, phương tiện vận chuyển, kho bãi, điểm tập kết, địa điểm tiêu thụ... phối hợp với chính quyền, công an cơ sở gặp gỡ, giáo dục, yêu cầu viết cam kết không tham gia mua bán, vận chuyển gia cầm, sản phẩm gia cầm.
Đến nay, công an địa phương đã xác định được 84/123 đối tượng đã chấm dứt hoạt động, 39/123 đối tượng còn biểu hiện hoạt động nhưng chủ yếu hoạt động nhỏ, lẻ không diễn ra thường xuyên tại khu vực giáp biên.
[Kiểm soát gia cầm lậu để ngăn cúm H7N9 xâm nhiễm]
Đáng chú ý, tại Hà Nội, thị trường tiêu thụ gia cầm và sản phẩm gia cầm lớn nhất miền Bắc, việc kinh doanh gia cầm ở các chợ đầu mối đã được kiểm soát tốt. 100% hộ kinh doanh gia cầm ký cam kết không kinh doanh gà thải loại không rõ nguồn gốc, 15/16 hộ đã chuyển sang kinh doanh gà Việt Nam.
Bên cạnh đó, để đảm bảo nguồn “cung” gà sạch cho thị trường, Sở Công Thương Bắc Giang và Sở Công Thương Hà Nội đã ký biên bản thỏa thuận về việc tạo lập thị trường tiêu thụ sản phẩm “Gà đồi Yên Thế” vào Hà Nội.
Tính từ đầu tháng 12/2012 đến tháng 3/2013, lực lượng chức năng đã kiểm dịch 630 chuyến xuất bán gà đồi Yên Thế đi các thị trường với tổng lượng tiêu thụ khoảng trên 3,2 triệu con, tương đương khoảng 5.760 tấn. Trong số này, thị trường Hà Nội tiêu thụ khoảng 1,8 triệu con chiếm khoảng 56% lượng tiêu thụ, còn lại được tiêu thụ tại các thị trường Bắc Giang, Hải Dương, Quảng Ninh, Hải Phòng, Nam Định… bước đầu góp phần kiểm soát thị trường gia cầm, sản phẩm gia cầm.
Tuy nhiên, theo báo cáo của Bộ Công Thương, Ủy ban Nhân dân các tỉnh và các lực lượng chức năng lưu ý các hành vi vi phạm ngày càng tinh vi hơn như việc trà trộn gia cầm nhập khẩu với gia cầm nuôi trong nước; dùng hồ sơ kiểm dịch của gia cầm trong nước trong quá trình vận chuyển; giết mổ trước khi đưa vào địa bàn tiêu thụ; vận chuyển vào ban đêm để tránh sự tuần tra, kiểm soát...
Chính vì vậy, bên cạnh việc tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, ngăn chặn, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm… cần đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền về mối nguy hại đến sức khỏe người tiêu dùng, đến việc lây lan dịch cúm gia cầm và phá hoại việc nuôi gia cầm trong nước nhằm thay đổi tích cực nhận thức của người dân, khiến người dân tự giác, không tiếp tay, vận chuyển, kinh doanh và tiêu thụ gia cầm, sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc./.
Thời gian qua, với sự “vào cuộc” quyết liệt, các lực lượng công an, quản lý thị trường, bộ đội biên phòng, hải quan đã thu giữ hơn 78.200kg gà thịt, hơn 300.000 con gà giống Trung Quốc, hơn 461.000 quả trứng gia cầm, hơn 6.500kg sản phẩm gia cầm đông lạnh... Tổng số hàng hóa vi phạm xử lý tịch thu, tiêu hủy đạt giá trị khoảng 600 triệu đồng, xử phạt vi phạm hành chính gần 300 triệu đồng.
Một số tỉnh sát biên giới, vốn là địa bàn trọng điểm trong việc buôn lậu và vận chuyển kinh doanh gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập khẩu trái phép như Quảng Ninh, Lào Cai, Lạng Sơn đã giảm được trên 90% số lượng nhập khẩu so với trước.
Đặc biệt, Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường, Bộ Công an đã chỉ đạo các lực lượng tại 18 tỉnh, thành phố trọng điểm lên danh sách, rà soát các đường dây, đối tượng hoạt động buôn bán, vận chuyển, kinh doanh gia cầm nhập lậu không rõ nguồn gốc. Lực lượng chức năng đã xác định cụ thể, tên địa chỉ 123 đối tượng, tuyến, địa bàn hoạt động, phương tiện vận chuyển, kho bãi, điểm tập kết, địa điểm tiêu thụ... phối hợp với chính quyền, công an cơ sở gặp gỡ, giáo dục, yêu cầu viết cam kết không tham gia mua bán, vận chuyển gia cầm, sản phẩm gia cầm.
Đến nay, công an địa phương đã xác định được 84/123 đối tượng đã chấm dứt hoạt động, 39/123 đối tượng còn biểu hiện hoạt động nhưng chủ yếu hoạt động nhỏ, lẻ không diễn ra thường xuyên tại khu vực giáp biên.
[Kiểm soát gia cầm lậu để ngăn cúm H7N9 xâm nhiễm]
Đáng chú ý, tại Hà Nội, thị trường tiêu thụ gia cầm và sản phẩm gia cầm lớn nhất miền Bắc, việc kinh doanh gia cầm ở các chợ đầu mối đã được kiểm soát tốt. 100% hộ kinh doanh gia cầm ký cam kết không kinh doanh gà thải loại không rõ nguồn gốc, 15/16 hộ đã chuyển sang kinh doanh gà Việt Nam.
Bên cạnh đó, để đảm bảo nguồn “cung” gà sạch cho thị trường, Sở Công Thương Bắc Giang và Sở Công Thương Hà Nội đã ký biên bản thỏa thuận về việc tạo lập thị trường tiêu thụ sản phẩm “Gà đồi Yên Thế” vào Hà Nội.
Tính từ đầu tháng 12/2012 đến tháng 3/2013, lực lượng chức năng đã kiểm dịch 630 chuyến xuất bán gà đồi Yên Thế đi các thị trường với tổng lượng tiêu thụ khoảng trên 3,2 triệu con, tương đương khoảng 5.760 tấn. Trong số này, thị trường Hà Nội tiêu thụ khoảng 1,8 triệu con chiếm khoảng 56% lượng tiêu thụ, còn lại được tiêu thụ tại các thị trường Bắc Giang, Hải Dương, Quảng Ninh, Hải Phòng, Nam Định… bước đầu góp phần kiểm soát thị trường gia cầm, sản phẩm gia cầm.
Tuy nhiên, theo báo cáo của Bộ Công Thương, Ủy ban Nhân dân các tỉnh và các lực lượng chức năng lưu ý các hành vi vi phạm ngày càng tinh vi hơn như việc trà trộn gia cầm nhập khẩu với gia cầm nuôi trong nước; dùng hồ sơ kiểm dịch của gia cầm trong nước trong quá trình vận chuyển; giết mổ trước khi đưa vào địa bàn tiêu thụ; vận chuyển vào ban đêm để tránh sự tuần tra, kiểm soát...
Chính vì vậy, bên cạnh việc tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, ngăn chặn, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm… cần đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền về mối nguy hại đến sức khỏe người tiêu dùng, đến việc lây lan dịch cúm gia cầm và phá hoại việc nuôi gia cầm trong nước nhằm thay đổi tích cực nhận thức của người dân, khiến người dân tự giác, không tiếp tay, vận chuyển, kinh doanh và tiêu thụ gia cầm, sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc./.
Thu Hà (TTXVN)