Tripoli bị không kích

Thủ đô Tripoli bị không kích sau ba ngày tạm lắng

Đêm 14/6, thủ đô Tripoli của Libya lại bị lực lượng của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) không kích sau ba ngày tạm dừng.
Đêm 14/6, thủ đô Tripoli của Libya lại bị lực lượng của Tổ chức Hiệp ước Bắc ĐạiTây Dương (NATO) không kích sau ba ngày tạm ngừng.

Người ta đã nghe thấy hai tiếng nổ lớn vào 23 giờ 30 (giờ địa phương) tạicác địa điểm dân sự ở quận Al Ferjan, khiến nhiều nhà dân bốc cháy, một số ngườibị thương.

Đài truyền hình nhà nước Libya cùng ngày đưa tin liên quân NATO đãđánh bom vào các mục tiêu dân sự và quân sự tại thị trấn Al Jufrah (miền Trungnước này).

Cùng ngày, người phát ngôn của NATO, bà Oana Lungescu khẳng định tổ chứcnày có đủ các nguồn lực để tiếp tục "duy trì chiến dịch với cường độ cao" nhằmphá hoại không lực của nhà lãnh đạo Libya Muammar Gaddafi và hạn chế khả năngchính quyền Libya phát động các tấn công mới.

Lời khẳng định trên được đưa ra trong bối cảnh có nhiều dấu hiệu căngthẳng quân sự sau gần ba tháng thực thi chiến dịch tại Libya.

Trong khi đó, vàingày trước Bộ trưởng Quốc phòng sắp mãn nhiệm của Mỹ Robert Gates cảnh báo cácđồng minh NATO rằng kế hoạch cắt giảm ngân sách quốc phòng ở các nước sẽ đặtnguy cơ cho tương lai của tổ chức này và cả chiến dịch ở Libya.

Tuần trước, Na Uy đã thông báo giảm bớt số máy bay chiến đấu của mình thamgia chiến dịch tại Libya, còn Đan Mạch thì hết bom và phải đề nghị Hà Lan hỗ trợbổ sung kho bom dự trữ của mình.

Một số quan chức Anh và Pháp, hai nước chủ chốt trong chiến dịch của NATOtại Libya, đã công khai bày tỏ lo ngại về việc làm cách nào để duy trì chiếndịch này ngay sau khi NATO quyết định gia hạn thêm ba tháng (đến 27/9).

Tướng Pháp Stephane Abrial, Tư lệnh Tối cao Bộ chỉ huy Cải cách liên minhcủa NATO, cũng cảnh báo nếu cuộc chiến còn kéo dài, vấn đề nguồn lực sẽ trở nênnghiêm trọng. Hiện chỉ có 8 trong số 28 thành viên NATO tham gia chiến dịchkhông kích ở Libya.

Tại Washington, Chủ tịch Hạ viện Mỹ John Boehner cảnh báo Tổng thốngBarack Obama rằng các chiến dịch của Mỹ trong cuộc xung đột tại Libya có thể sẽvi phạm luật pháp Mỹ nếu không nhận được sự thông qua của Quốc hội vào cuối tuầnnày.

Trên thực tế, ngày 19/6 tới sẽ kết thúc thời hạn 90 ngày mà Luật Sức mạnhChiến tranh 1973 cho phép các Tổng thống Mỹ huy động quân đội ra nước ngoài. ÔngBoehner cho biết: "Sau 5 ngày tới, chính quyền của Tổng thống Obama sẽ vi phạmđạo luật trên, trừ phi họ đề nghị và nhận được sự cho phép của Quốc hội, hoặcrút toàn bộ quân đội và các nguồn lực của Mỹ khỏi cuộc chiến này."

Các cuộc thăm dò gần đây cho thấy đa số dân Mỹ không ủng hộ cuộc chiến tạiLibya. Vài giờ sau cảnh báo của ông Boehner, Nhà Trắng cho biết sẽ sớm báo cáoQuốc hội về vấn đề Libya.

Cùng ngày, Nam Phi đã chỉ trích các cuộc không kích của NATO là nhằm lậtđổ ông Gaddafi và thực hiện các vụ "ám sát chính trị." Phát biểu trước Quốc hội,Tổng thống Jacob Zuma nhận định nghị quyết 1973 của Liên hợp quốc nhằm bảo vệdân thường đã bị "lạm dụng nhằm mục đích thay đổi chế độ, ám sát chính trị vàchiếm đóng của lực lượng quân đội nước ngoài."

Trong một diễn biến khác, đa số nghị sĩ Quốc hội Canada đã nhất trí kéodài thời gian cho quân đội nước này tham gia chiến dịch tại Libya dưới sự chỉđạo của NATO tới tháng Chín.

Trong một phát biểu trước Hạ viện, Ngoại trưởng Canada John Baird cũng chobiết Ottawa đã công nhận Hội đồng Dân tộc Chuyển tiếp (NTC) của lực lượng chốngđối tại Libya là "đại diện hợp pháp" của nhân dân Libya. Trước đó, Canada chỉcoi NTC là một "đối tác đối thoại."

Cùng ngày, Panama đã trở thành quốc gia đầu tiên ở khu vực Mỹ Latinh côngnhận NTC. Chính phủ Tunisia Taieb Baccouche cũng cho biết nước này sẵn sàng côngnhận NTC.

Nếu đúng như vậy, Tunisia sẽ là quốc gia thứ 14 trên thế giới công nhậnphe chống đối ở Libya, trước đó là chính phủ các nước Pháp, Anh, Italy, Tây BanNha, Đức, Canada, Qatar, Kuwait, Jordan, Các Tiểu vương quốc Arập thống nhất(UAE), Senegal, Zambia và Panama./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục