Tại Hội nghị giao ban giữa lãnh đạo thành phố Hà Nội với lãnh đạo 29 quận, huyện, thị xã ngày 31/3, ông Phạm Quang Nghị, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy khẳng định, thành phố sẽ không thực hiện đề án lưu giữ vật phẩm gửi tới mai sau.
Theo Bí thư Thành ủy, đây chỉ là ý kiến của cá nhân và chưa có cấp có thẩm quyền nào phê duyệt. “Việc lựa chọn hiện vật nào gửi tới mai sau không hề đơn giản. Đây là đề án thiếu tính khả thi và thành phố không chấp nhận đề án này,” Bí thư Thành ủy nói.
Ông Phạm Quang Nghị cho biết, thay vào đó có thể có một thông điệp thể hiện sự tri ân với tổ tiên, tôn vinh thủ đô 1.000 năm và mong ước về mai sau được “gửi tới mai sau”.
Ông cũng yêu cầu Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội rút kinh nghiệm khi đề án chưa được phê duyệt đã tổ chức họp báo công bố.
Trước đó, chiều 22/3, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch Hà Nội đã tổ chức cuộc họp báo giới thiệu thiết bị lưu giữ vật phẩm "Gửi tới mai sau" - công trình để lại dấu ấn lâu dài cho các thế hệ tương lai nhân kỷ niệm 1000 năm Thăng Long-Hà Nội.
Theo đó, thành phố Hà Nội phối hợp với 62 tỉnh, thành phố trong cả nước, lựa chọn 1.000 vật phẩm tiêu biểu có giá trị đặc trưng cho mỗi địa phương gồm 63 vật phẩm đại diện 63 tỉnh, thành phố và 937 hiện vật do nhân dân đề xuất.
1.000 vật phẩm này được đặt trong thiết bị lưu giữ gửi tới các thế hệ mai sau. Thiết bị lưu giữ vật phẩm sẽ được đặt xuống dưới lòng đất trong khuôn viên gần 1.000m2 ở khu trưng bày ngoài trời của Bảo tàng Hà Nội./.
Theo Bí thư Thành ủy, đây chỉ là ý kiến của cá nhân và chưa có cấp có thẩm quyền nào phê duyệt. “Việc lựa chọn hiện vật nào gửi tới mai sau không hề đơn giản. Đây là đề án thiếu tính khả thi và thành phố không chấp nhận đề án này,” Bí thư Thành ủy nói.
Ông Phạm Quang Nghị cho biết, thay vào đó có thể có một thông điệp thể hiện sự tri ân với tổ tiên, tôn vinh thủ đô 1.000 năm và mong ước về mai sau được “gửi tới mai sau”.
Ông cũng yêu cầu Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội rút kinh nghiệm khi đề án chưa được phê duyệt đã tổ chức họp báo công bố.
Trước đó, chiều 22/3, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch Hà Nội đã tổ chức cuộc họp báo giới thiệu thiết bị lưu giữ vật phẩm "Gửi tới mai sau" - công trình để lại dấu ấn lâu dài cho các thế hệ tương lai nhân kỷ niệm 1000 năm Thăng Long-Hà Nội.
Theo đó, thành phố Hà Nội phối hợp với 62 tỉnh, thành phố trong cả nước, lựa chọn 1.000 vật phẩm tiêu biểu có giá trị đặc trưng cho mỗi địa phương gồm 63 vật phẩm đại diện 63 tỉnh, thành phố và 937 hiện vật do nhân dân đề xuất.
1.000 vật phẩm này được đặt trong thiết bị lưu giữ gửi tới các thế hệ mai sau. Thiết bị lưu giữ vật phẩm sẽ được đặt xuống dưới lòng đất trong khuôn viên gần 1.000m2 ở khu trưng bày ngoài trời của Bảo tàng Hà Nội./.
Thanh Bình (Vietnam+)