Trang trại trồng xoài của ông Tạ Công Dưỡng, ở phường 10, thành phố Mỹ Tho (Tiền Giang) là một trong những trang trại bề thế nhất tỉnh, với thu nhập khoảng 500 triệu đồng mỗi năm.
Ông Tạ Công Dưỡng là một nông dân điển hình về phương pháp sản xuất tập trung cho sản lượng hàng hoá lớn và an toàn thực phẩm, với mô hình trang trại trồng xoài theo tiêu chuẩn VietGAP ở tỉnh Tiền Giang.
Xuất thân là công nhân cơ khí nhưng ông Tạ Công Dưỡng (Tám Dưỡng) rất đam mê làm nông nghiệp. Sau khi ngành cơ khí ở các huyện giải thể vào những năm 1986-1987, ông lâm vào cảnh thất nghiệp, đời sống kinh tế gia đình hết sức khó khăn.
Đến năm 1992, Hội nông dân tỉnh Tiền Giang phát động phong trào cải tạo vườn tạp làm mô hình VAC, ông bắt tay quy hoạch lại gần 1ha đất quanh nhà để phát triển sản xuất. Đầu tiên, ông trồng chuối và dừa nhưng rồi giá dừa và chuối rẻ, nên ông chuyển sang trồng nhãn kết hợp chăn nuôi, lợn cá. Nhờ siêng năng, chí thú làm ăn nên đời sống kinh tế gia đình ông dần khấm khá lên. Đến năm 2005, nhận thấy tiềm năng của cây xoài cát Hoà Lộc, ông quyết định thuê 5ha đất ở ngoại thành thành phố Mỹ Tho để lập trang trại trồng xoài cát Hòa Lộc.
Trang trại của ông Tám Dưỡng sản xuất thuộc vùng ven thành phố Mỹ Tho, nhưng ông lại đột phá chọn cây xoài cát Hòa Lộc để trồng. Ông tính toán, chỉ có trái cây đặc sản mới có giá trị kinh tế cao vì đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.
Trên diện tích 5ha, ông Tám Dưỡng trồng hơn 1.000 gốc xoài cát Hòa Lộc. Đặc biệt, trong vườn chỉ trồng duy nhất cây xoài. Bởi vì trồng xen cây khác rất dễ làm phát sinh dịch hại cho cây trồng chính. Biện pháp này đã giúp ông tiết kiệm một khoản chi phí khá lớn tiền thuốc bảo vệ thực vật và công lao động.
Trang trại xoài của ông được canh tác theo quy trình VietGAP, đảm bảo cung cấp sản phẩm nông sản “sạch” cho thị trường.
Trong quá trình trồng, ông Tạ Công Dưỡng nghiêm túc thực hiện đầy đủ theo quy trình VietGAP như ghi chép đầy đủ, sử dụng phân thuốc cân đối hợp lý theo hướng an toàn sinh học, thời gian cách ly phân thuốc trước khi thu hoạch sản phẩm…
Là nông dân tiến tiến thời hội nhập, ông Tám Dưỡng còn thường xuyên tham khảo tài liệu, sách báo, cập nhật các tiến bộ khoa học kỹ thuật để áp dụng vào trang trại trồng xoài của mình như cắt cành tạo tán, bón phân hợp lý, phòng trừ sâu bệnh thường gập trên cây xoài như thán thư, sâu rầy gây hại. Hiện trung bình mỗi năm, vườn xoài của ông cho thu hoạch 4 vụ, mỗi vụ từ 5-10 tấn xoài.
Với giá bình quân từ 20.000-25.000 đồng/kg, trừ chi phí, ông còn thu lãi từ 300- 400 triệu đồng/năm. Ngoài ra, trên 1ha đất quanh nhà trồng bưởi long cổ cò và nhãn xuồng cơm vàng, mỗi năm ông còn thu thêm hơn 100 triệu đồng .
Gần đây, xu hướng sản xuất của người nông dân là nghịch mùa để tránh rơi vào cảnh dội chợ, rớt giá. Tuy nhiên, những năm gần đây, phần lớn các vườn cây đều sản xuất nghịch mùa nên cũng có lúc giá bán không cao. Ông Tám Dưỡng nhạy bén hơn bằng phương pháp xử lý kỹ thuật cho xoài ra trái quanh năm bằng lối canh tác rải vụ để cung ứng cho nhu cầu của thị trường.
Đặc biệt, ông rất quan tâm đến chất lượng sản phẩm nên trong canh tác triệt để áp dụng quy trình sản xuất an toàn vệ sinh thực phẩm. Quy trình này hàng năm giúp ông giảm một lượng khá lớn chi phí phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật. Điều quan trọng hơn hết là sản xuất ra trái xoài vừa đẹp vừa sạch. Chính các yếu tố này đã giúp ông vượt qua các nhà vườn trồng xoài lão luyện vùng Đồng bằng sông Cửu Long, giành được giải nhất tại Festival trái cây Việt Nam năm 2010, đồng thời mở ra triển vọng mới cho trái xoài cát Hòa Lộc.
“Tiếng lành đồn xa,” thông qua sự giới thiệu của Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam, hiện nay các chủ trang trại ở các tỉnh Cà Mau, Long An thường xuyên mời ông Dưỡng tới hỗ trợ kỹ thuật canh tác cây xoài hoặc mỗi khi cây xoài “lâm bệnh,” ông đều được mời tới để “chẩn bệnh,” giúp cho cây hồi phục.
Chí thú lao động sản xuất, làm giàu cho bản thân, ông Tám Dưỡng còn tự nguyện hướng dẫn kỹ thuật trồng cây cho nông dân trong và ngoài địa phương, giúp đỡ trên 1.000 cây xoài giống để các nông hộ khó khăn cùng sản xuất vươn lên thoát nghèo. Ông nhiều năm liền được công nhận là nông dân sản xuất giỏi cấp tỉnh; được Chủ tịch nước tặng huân chương lao động hạng 3; bằng khen của Thủ tướng Chính phủ; chiến sỹ thi đua toàn quốc… về thành tích nông dân sản xuất giỏi./.
Ông Tạ Công Dưỡng là một nông dân điển hình về phương pháp sản xuất tập trung cho sản lượng hàng hoá lớn và an toàn thực phẩm, với mô hình trang trại trồng xoài theo tiêu chuẩn VietGAP ở tỉnh Tiền Giang.
Xuất thân là công nhân cơ khí nhưng ông Tạ Công Dưỡng (Tám Dưỡng) rất đam mê làm nông nghiệp. Sau khi ngành cơ khí ở các huyện giải thể vào những năm 1986-1987, ông lâm vào cảnh thất nghiệp, đời sống kinh tế gia đình hết sức khó khăn.
Đến năm 1992, Hội nông dân tỉnh Tiền Giang phát động phong trào cải tạo vườn tạp làm mô hình VAC, ông bắt tay quy hoạch lại gần 1ha đất quanh nhà để phát triển sản xuất. Đầu tiên, ông trồng chuối và dừa nhưng rồi giá dừa và chuối rẻ, nên ông chuyển sang trồng nhãn kết hợp chăn nuôi, lợn cá. Nhờ siêng năng, chí thú làm ăn nên đời sống kinh tế gia đình ông dần khấm khá lên. Đến năm 2005, nhận thấy tiềm năng của cây xoài cát Hoà Lộc, ông quyết định thuê 5ha đất ở ngoại thành thành phố Mỹ Tho để lập trang trại trồng xoài cát Hòa Lộc.
Trang trại của ông Tám Dưỡng sản xuất thuộc vùng ven thành phố Mỹ Tho, nhưng ông lại đột phá chọn cây xoài cát Hòa Lộc để trồng. Ông tính toán, chỉ có trái cây đặc sản mới có giá trị kinh tế cao vì đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.
Trên diện tích 5ha, ông Tám Dưỡng trồng hơn 1.000 gốc xoài cát Hòa Lộc. Đặc biệt, trong vườn chỉ trồng duy nhất cây xoài. Bởi vì trồng xen cây khác rất dễ làm phát sinh dịch hại cho cây trồng chính. Biện pháp này đã giúp ông tiết kiệm một khoản chi phí khá lớn tiền thuốc bảo vệ thực vật và công lao động.
Trang trại xoài của ông được canh tác theo quy trình VietGAP, đảm bảo cung cấp sản phẩm nông sản “sạch” cho thị trường.
Trong quá trình trồng, ông Tạ Công Dưỡng nghiêm túc thực hiện đầy đủ theo quy trình VietGAP như ghi chép đầy đủ, sử dụng phân thuốc cân đối hợp lý theo hướng an toàn sinh học, thời gian cách ly phân thuốc trước khi thu hoạch sản phẩm…
Là nông dân tiến tiến thời hội nhập, ông Tám Dưỡng còn thường xuyên tham khảo tài liệu, sách báo, cập nhật các tiến bộ khoa học kỹ thuật để áp dụng vào trang trại trồng xoài của mình như cắt cành tạo tán, bón phân hợp lý, phòng trừ sâu bệnh thường gập trên cây xoài như thán thư, sâu rầy gây hại. Hiện trung bình mỗi năm, vườn xoài của ông cho thu hoạch 4 vụ, mỗi vụ từ 5-10 tấn xoài.
Với giá bình quân từ 20.000-25.000 đồng/kg, trừ chi phí, ông còn thu lãi từ 300- 400 triệu đồng/năm. Ngoài ra, trên 1ha đất quanh nhà trồng bưởi long cổ cò và nhãn xuồng cơm vàng, mỗi năm ông còn thu thêm hơn 100 triệu đồng .
Gần đây, xu hướng sản xuất của người nông dân là nghịch mùa để tránh rơi vào cảnh dội chợ, rớt giá. Tuy nhiên, những năm gần đây, phần lớn các vườn cây đều sản xuất nghịch mùa nên cũng có lúc giá bán không cao. Ông Tám Dưỡng nhạy bén hơn bằng phương pháp xử lý kỹ thuật cho xoài ra trái quanh năm bằng lối canh tác rải vụ để cung ứng cho nhu cầu của thị trường.
Đặc biệt, ông rất quan tâm đến chất lượng sản phẩm nên trong canh tác triệt để áp dụng quy trình sản xuất an toàn vệ sinh thực phẩm. Quy trình này hàng năm giúp ông giảm một lượng khá lớn chi phí phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật. Điều quan trọng hơn hết là sản xuất ra trái xoài vừa đẹp vừa sạch. Chính các yếu tố này đã giúp ông vượt qua các nhà vườn trồng xoài lão luyện vùng Đồng bằng sông Cửu Long, giành được giải nhất tại Festival trái cây Việt Nam năm 2010, đồng thời mở ra triển vọng mới cho trái xoài cát Hòa Lộc.
“Tiếng lành đồn xa,” thông qua sự giới thiệu của Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam, hiện nay các chủ trang trại ở các tỉnh Cà Mau, Long An thường xuyên mời ông Dưỡng tới hỗ trợ kỹ thuật canh tác cây xoài hoặc mỗi khi cây xoài “lâm bệnh,” ông đều được mời tới để “chẩn bệnh,” giúp cho cây hồi phục.
Chí thú lao động sản xuất, làm giàu cho bản thân, ông Tám Dưỡng còn tự nguyện hướng dẫn kỹ thuật trồng cây cho nông dân trong và ngoài địa phương, giúp đỡ trên 1.000 cây xoài giống để các nông hộ khó khăn cùng sản xuất vươn lên thoát nghèo. Ông nhiều năm liền được công nhận là nông dân sản xuất giỏi cấp tỉnh; được Chủ tịch nước tặng huân chương lao động hạng 3; bằng khen của Thủ tướng Chính phủ; chiến sỹ thi đua toàn quốc… về thành tích nông dân sản xuất giỏi./.
Công Trí (TTXVN)