Mặc dù Thông tư 14/2010/TT-BXD được coi như "barie" chắn cơn lốc nhập lậu đã có hiệu lực từ nhiều tháng nay nhưng tình trạng gạch ốp lát Trung Quốc nhập trái phép vào Việt Nam với khối lượng lớn vẫn diễn biến rất phức tạp.
Mới đây, Công an thành phố Việt Trì đã bắt giữ lô hàng gạch men ốp lát Trung Quốc nhập lậu vào Việt Nam với số lượng lớn lên tới 9.000m2 nhưng đây cũng chỉ là một trong những trường hợp đầu tiên bị phát hiện xử lý.
Gạch lậu “chèn” gạch nội
Chủ tịch Hiệp hội Gốm sứ xây dựng Việt Nam, ông Đinh Quang Huy cho biết, với năng lực sản xuất đạt gần 7 tỷ m2 /năm, sản phẩm gạch ốp lát Trung Quốc hiện chiếm hơn 1/3 tổng kim ngạch mậu dịch gạch ốp lát của toàn cầu.
Cạnh tranh bằng chiến thuật giá rẻ, mẫu mã đa dạng, hiện Trung Quốc gần như thống lĩnh thị trường gạch ốp lát toàn cầu và “lấn át” ngay cả những nước có bề dày truyền thống và năng lực sản xuất gạch ốp lát lớn như Tây Ban Nha, Italy.
Với Việt Nam, nước láng giềng có chung đường biên giới thì sản phẩm gạch ốp lát Trung Quốc có sản lượng gấp hơn 20 lại càng dễ dàng “tràn” qua các cửa khẩu, áp đảo gạch nội về giá do gian lận thương mại. Đây cũng là lý do khiến các nhà sản xuất trong nước đau đầu và có giai đoạn một số đơn vị phải dừng lò vì lượng hàng tồn quá lớn.
Đối phó với thực trạng này, Hiệp hội Gốm sứ xây dựng Việt Nam đã cùng các nhà sản xuất trong nước kiến nghị Chính phủ và cơ quan chức năng có biện pháp quản lý để góp phần làm lành mạnh thị trường gạch ốp lát, bảo vệ sản xuất nội địa. Bản thân các doanh nghiệp trong nước cũng mong muốn có một cuộc cạnh tranh lành mạnh với Trung Quốc nhưng cuộc chiến này sẽ không cân sức do việc gian lận thương mại tiếp tay cho cán cân giá cả nghiêng lợi thế về phía gạch nhập lậu.
Bởi vậy, Thông tư số 14/2010/TT-BXD ngày 20/8/2010 quy định về quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng gạch ốp lát không chỉ được các doanh nghiệp trong nước đón nhận và nghiêm chỉnh chấp hành mà còn được xem như một "barie" chắn cơn lốc nhập lậu mặt hàng này.
Do đó, ngay khi thông tư có hiệu lực, rất nhiều các doanh nghiệp sản xuất và hoạt động trong lĩnh vực gạch ốp lát, đặc biệt là các doanh nghiệp nhập khẩu gạch ốp lát đã thực hiện việc kiểm định, chứng nhận tại Viện Vật liệu xây dựng.
Đây là một động thái tích cực trong bối cảnh thị trường vật liệu xây dựng, đặc biệt là gạch ốp lát đang hết sức phức tạp, chất lượng gạch không được đảm bảo, nguồn gạch trôi nổi, nhiều loại gạch nhập nhèm xuất xứ gây bất lợi cho nhà sản xuất và nhà nhập khẩu chân chính cũng như gây thiệt hại cho người tiêu dùng Việt Nam.
Thời điểm này, hàng rào kỹ thuật được xem như giải pháp hỗ trợ kịp thời cho các nhà sản xuất trong nước đối phó gạch nhập lậu kém chất lượng từ Trung Quốc.
Hợp lực chống nhập lậu
Cơ quan chức năng cho biết, Công an thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, qua kiểm tra 4 xe ôtô đã phát hiện trên 9.000m2 gạch men ốp lát do Trung Quốc sản xuất nhập lậu vào Việt Nam và đang trên đường chuyển đi tiêu thụ.
Quá trình kiểm tra xác định toàn bộ lô hàng trên vi phạm Thông tư số 14 nêu trên. Mặc dù toàn bộ số hàng này đã bị tạm giữ nhưng đây mới chỉ là một trong những trường hợp đầu tiên bị phát hiện xử lý và gạch lậu vẫn ùn ùn qua các cửa khẩu vào Việt Nam.
Tuy nhiên, Thiếu tá Nguyễn Ngọc Vân, Phó trưởng Công an thành phố Việt Trì cho biết, lực lượng công an kinh tế khá lúng túng khi xử lý vụ việc này vì tại Thông tư 14 của Bộ Xây dựng chưa hướng dẫn cụ thể chế tài xử phạt. Ngay cả khi việc vi phạm đã rõ, chủ hàng vẫn tìm mọi cách để thoát hành vi phạm tội vì thông thường hàng hóa lưu thông trên đường chỉ cần có hóa đơn chứng từ là hợp lệ, không ai để ý đến các chứng nhận về tiêu chuẩn chất lượng.
Theo Thiếu tá Nguyễn Ngọc Vân, thời gian tới cần tuyên truyền mạnh hơn nữa nội dung thông tư này cũng như phải cụ thể hóa hơn nữa về chế tài xử lý để các cơ quan chức năng và địa phương cùng nhập cuộc.
Để quản lý chất lượng hàng hóa gạch ốp lát nhập khẩu (kể cả gạch ốp lát sản xuất trong các khu chế xuất cung cấp cho thị trường trong nước) thì mọi lô hàng hóa chỉ được đi qua cửa khẩu (thông quan) khi thỏa mãn các yêu cầu về chất lượng và phải có hồ sơ hợp quy.
Trong hồ sơ hợp quy bắt buộc phải có kết quả thử chất lượng bởi Viện Vật liệu xây dựng, Bộ Xây dựng hoặc Trung tâm kỹ thuật Tiêu chuẩn đo lường chất lượng 3-Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng, Bộ Khoa học và Công nghệ.
Thông tư 14 ra đời thực sự là một công cụ hữu hiệu trong việc ngăn cản gạch ốp lát nhập lậu và gian lận thương mại từ Trung Quốc vào Việt Nam. Đó là kết quả về mặt pháp lý mà các doanh nghiệp sản xuất gạch ốp lát đã có được sau nhiều kiến nghị. Tuy nhiên, để thực sự phát huy hiệu quả thông tư này cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa Hải quan cửa khẩu, lực lượng quản lý thị trường và công an các địa phương.
Phải đổi mới từ doanh nghiệp
Trở lại câu chuyện cách đây khoảng 10 năm, khi ấy gạch Trung Quốc cũng tràn ngập thị trường Việt Nam nhưng cuối cùng cũng phải chịu bại trận trước hai thương hiệu trong nước là Viglacera và Prime do những doanh nghiệp này đã thành công khi đầu tư toàn diện cả lĩnh vực sản xuất lẫn kinh doanh. Vì thế, sản phẩm của Viglacera và Prime đã chinh phục thị trường trong nước một cách toàn diện, đẩy lùi cơn lốc gạch Trung Quốc nhập lậu.
Tuy nhiên, thời điểm này rất nhiều người tiêu dùng phải thừa nhận gạch ốp lát của Trung Quốc có kích thước, kiểu dáng, mẫu mã… đa dạng phong phú với giá cả khá mềm so với gạch nội. Do đó, gạch ốp lát Trung Quốc có cơ hội quay lại giành giật thị phần với gạch nội.
Thực tế này cho thấy, về lâu dài, muốn khẳng định ngôi vị ngay trên sân nhà, bảo vệ thị trường trong nước, bảo vệ sản xuất một cách hiệu quả nhất, điều quan trọng nhất đòi hỏi doanh nghiệp sản xuất gạch ốp lát phải vượt lên chính mình, hợp lực với nhau để không chỉ bảo vệ thị trường nội địa mà tạo ra nội lực để tiến ra thị trường ngoài nước.
Đổi mới trước tiên mà doanh nghiệp sản xuất trong nước cần thực hiện là mẫu mã, kích thước và sự đa dạng. Điều này không chỉ là vấn đề sống còn của các doanh nghiệp mà còn là cơ hội thúc đẩy ngành công nghiệp gạch ốp lát phát triển đúng hướng.
Ông Phạm Văn Bắc, Phó Vụ trưởng Vụ Vật liệu xây dựng (Bộ Xây dựng) cho rằng, trong khi các cơ quan chức năng cùng vào cuộc kiểm tra, giám sát chặt chẽ sản phẩm nhập khẩu, lưu hành trên thị trường để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thì bản thân khách hàng cũng cần có lựa chọn thông minh cho riêng mình./.
Mới đây, Công an thành phố Việt Trì đã bắt giữ lô hàng gạch men ốp lát Trung Quốc nhập lậu vào Việt Nam với số lượng lớn lên tới 9.000m2 nhưng đây cũng chỉ là một trong những trường hợp đầu tiên bị phát hiện xử lý.
Gạch lậu “chèn” gạch nội
Chủ tịch Hiệp hội Gốm sứ xây dựng Việt Nam, ông Đinh Quang Huy cho biết, với năng lực sản xuất đạt gần 7 tỷ m2 /năm, sản phẩm gạch ốp lát Trung Quốc hiện chiếm hơn 1/3 tổng kim ngạch mậu dịch gạch ốp lát của toàn cầu.
Cạnh tranh bằng chiến thuật giá rẻ, mẫu mã đa dạng, hiện Trung Quốc gần như thống lĩnh thị trường gạch ốp lát toàn cầu và “lấn át” ngay cả những nước có bề dày truyền thống và năng lực sản xuất gạch ốp lát lớn như Tây Ban Nha, Italy.
Với Việt Nam, nước láng giềng có chung đường biên giới thì sản phẩm gạch ốp lát Trung Quốc có sản lượng gấp hơn 20 lại càng dễ dàng “tràn” qua các cửa khẩu, áp đảo gạch nội về giá do gian lận thương mại. Đây cũng là lý do khiến các nhà sản xuất trong nước đau đầu và có giai đoạn một số đơn vị phải dừng lò vì lượng hàng tồn quá lớn.
Đối phó với thực trạng này, Hiệp hội Gốm sứ xây dựng Việt Nam đã cùng các nhà sản xuất trong nước kiến nghị Chính phủ và cơ quan chức năng có biện pháp quản lý để góp phần làm lành mạnh thị trường gạch ốp lát, bảo vệ sản xuất nội địa. Bản thân các doanh nghiệp trong nước cũng mong muốn có một cuộc cạnh tranh lành mạnh với Trung Quốc nhưng cuộc chiến này sẽ không cân sức do việc gian lận thương mại tiếp tay cho cán cân giá cả nghiêng lợi thế về phía gạch nhập lậu.
Bởi vậy, Thông tư số 14/2010/TT-BXD ngày 20/8/2010 quy định về quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng gạch ốp lát không chỉ được các doanh nghiệp trong nước đón nhận và nghiêm chỉnh chấp hành mà còn được xem như một "barie" chắn cơn lốc nhập lậu mặt hàng này.
Do đó, ngay khi thông tư có hiệu lực, rất nhiều các doanh nghiệp sản xuất và hoạt động trong lĩnh vực gạch ốp lát, đặc biệt là các doanh nghiệp nhập khẩu gạch ốp lát đã thực hiện việc kiểm định, chứng nhận tại Viện Vật liệu xây dựng.
Đây là một động thái tích cực trong bối cảnh thị trường vật liệu xây dựng, đặc biệt là gạch ốp lát đang hết sức phức tạp, chất lượng gạch không được đảm bảo, nguồn gạch trôi nổi, nhiều loại gạch nhập nhèm xuất xứ gây bất lợi cho nhà sản xuất và nhà nhập khẩu chân chính cũng như gây thiệt hại cho người tiêu dùng Việt Nam.
Thời điểm này, hàng rào kỹ thuật được xem như giải pháp hỗ trợ kịp thời cho các nhà sản xuất trong nước đối phó gạch nhập lậu kém chất lượng từ Trung Quốc.
Hợp lực chống nhập lậu
Cơ quan chức năng cho biết, Công an thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, qua kiểm tra 4 xe ôtô đã phát hiện trên 9.000m2 gạch men ốp lát do Trung Quốc sản xuất nhập lậu vào Việt Nam và đang trên đường chuyển đi tiêu thụ.
Quá trình kiểm tra xác định toàn bộ lô hàng trên vi phạm Thông tư số 14 nêu trên. Mặc dù toàn bộ số hàng này đã bị tạm giữ nhưng đây mới chỉ là một trong những trường hợp đầu tiên bị phát hiện xử lý và gạch lậu vẫn ùn ùn qua các cửa khẩu vào Việt Nam.
Tuy nhiên, Thiếu tá Nguyễn Ngọc Vân, Phó trưởng Công an thành phố Việt Trì cho biết, lực lượng công an kinh tế khá lúng túng khi xử lý vụ việc này vì tại Thông tư 14 của Bộ Xây dựng chưa hướng dẫn cụ thể chế tài xử phạt. Ngay cả khi việc vi phạm đã rõ, chủ hàng vẫn tìm mọi cách để thoát hành vi phạm tội vì thông thường hàng hóa lưu thông trên đường chỉ cần có hóa đơn chứng từ là hợp lệ, không ai để ý đến các chứng nhận về tiêu chuẩn chất lượng.
Theo Thiếu tá Nguyễn Ngọc Vân, thời gian tới cần tuyên truyền mạnh hơn nữa nội dung thông tư này cũng như phải cụ thể hóa hơn nữa về chế tài xử lý để các cơ quan chức năng và địa phương cùng nhập cuộc.
Để quản lý chất lượng hàng hóa gạch ốp lát nhập khẩu (kể cả gạch ốp lát sản xuất trong các khu chế xuất cung cấp cho thị trường trong nước) thì mọi lô hàng hóa chỉ được đi qua cửa khẩu (thông quan) khi thỏa mãn các yêu cầu về chất lượng và phải có hồ sơ hợp quy.
Trong hồ sơ hợp quy bắt buộc phải có kết quả thử chất lượng bởi Viện Vật liệu xây dựng, Bộ Xây dựng hoặc Trung tâm kỹ thuật Tiêu chuẩn đo lường chất lượng 3-Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng, Bộ Khoa học và Công nghệ.
Thông tư 14 ra đời thực sự là một công cụ hữu hiệu trong việc ngăn cản gạch ốp lát nhập lậu và gian lận thương mại từ Trung Quốc vào Việt Nam. Đó là kết quả về mặt pháp lý mà các doanh nghiệp sản xuất gạch ốp lát đã có được sau nhiều kiến nghị. Tuy nhiên, để thực sự phát huy hiệu quả thông tư này cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa Hải quan cửa khẩu, lực lượng quản lý thị trường và công an các địa phương.
Phải đổi mới từ doanh nghiệp
Trở lại câu chuyện cách đây khoảng 10 năm, khi ấy gạch Trung Quốc cũng tràn ngập thị trường Việt Nam nhưng cuối cùng cũng phải chịu bại trận trước hai thương hiệu trong nước là Viglacera và Prime do những doanh nghiệp này đã thành công khi đầu tư toàn diện cả lĩnh vực sản xuất lẫn kinh doanh. Vì thế, sản phẩm của Viglacera và Prime đã chinh phục thị trường trong nước một cách toàn diện, đẩy lùi cơn lốc gạch Trung Quốc nhập lậu.
Tuy nhiên, thời điểm này rất nhiều người tiêu dùng phải thừa nhận gạch ốp lát của Trung Quốc có kích thước, kiểu dáng, mẫu mã… đa dạng phong phú với giá cả khá mềm so với gạch nội. Do đó, gạch ốp lát Trung Quốc có cơ hội quay lại giành giật thị phần với gạch nội.
Thực tế này cho thấy, về lâu dài, muốn khẳng định ngôi vị ngay trên sân nhà, bảo vệ thị trường trong nước, bảo vệ sản xuất một cách hiệu quả nhất, điều quan trọng nhất đòi hỏi doanh nghiệp sản xuất gạch ốp lát phải vượt lên chính mình, hợp lực với nhau để không chỉ bảo vệ thị trường nội địa mà tạo ra nội lực để tiến ra thị trường ngoài nước.
Đổi mới trước tiên mà doanh nghiệp sản xuất trong nước cần thực hiện là mẫu mã, kích thước và sự đa dạng. Điều này không chỉ là vấn đề sống còn của các doanh nghiệp mà còn là cơ hội thúc đẩy ngành công nghiệp gạch ốp lát phát triển đúng hướng.
Ông Phạm Văn Bắc, Phó Vụ trưởng Vụ Vật liệu xây dựng (Bộ Xây dựng) cho rằng, trong khi các cơ quan chức năng cùng vào cuộc kiểm tra, giám sát chặt chẽ sản phẩm nhập khẩu, lưu hành trên thị trường để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thì bản thân khách hàng cũng cần có lựa chọn thông minh cho riêng mình./.
Thu Hằng (Vietnam+)