Tại cuộc trao đổi với giới báo chí diễn ra ngày 29/9 xung quanh vấn đề sửa đổi Thông tư số 13/2010/TT-NHNN vừa qua, ông Nguyễn Văn Giàu, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khẳng định việc sửa đổi không phải vì Ngân hàng Nhà nước nhân nhượng mà do còn bất cập nên phải sửa.
Theo ý kiến của ông Giàu, trong Thông tư 13 còn một số điểm chưa phù hợp với thực tiễn như tình hình kinh tế vĩ mô hiện nay chưa thực sự ổn định. Ngân hàng Nhà nước phải lưu ý đến yếu tố này.
Tiếp theo, qua đánh giá của dư luận, Ngân hàng Nhà nước nhận thấy phần lớn dư luận đều nghiêng về quan điểm: Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước cần phải giữ hệ thống thật an toàn để đảm bảo quyền lợi cho người gửi tiền và mặt khác là thúc đẩy kinh tế phát triển.
Một số chuyên gia trong ngành cũng lưu ý Ngân hàng Nhà nước nên cân nhắc việc áp dụng cái mới, nhạy cảm phải tránh gây sốc.
Bên cạnh đó, ông Giàu cho biết, xét trên yếu tố khách quan và chủ quan thì việc ban hành Thông tư 13 là cần thiết. Hệ thống Ngân hàng Việt Nam có một điểm chung là tính chất không đồng đều, ngân hàng lớn thì có hệ thống quản trị rủi ro tốt, ngân hàng nhỏ tiềm lực tài chính yếu, quản trị rủ ro cũng yếu. Như vậy, xét trên yếu tố khách quan và chủ quan thì việc ban hành Thông tư số 13 là rất cần thiết.
Trước và trong quá trình xây dựng thông tư này, Ngân hàng Nhà nước đã tổ chức nhiều hội thảo, nghe nhiều ý kiến phản bác từ các chuyên gia, thành viên, hiệp hội ngân hàng, đồng thời gửi dự thảo cho các ngân hàng thương mại từ rất sớm. Ngoài ra, ông Giàu cũng khẳng định thời gian thông tư có hiệu lực không có sự gấp gáp.
Thực tế, Thông tư 13 ban hành từ ngày 20/5 nhưng đến ngày 1/10 mới có hiệu lực. Thời gian chuẩn bị thực hiện là 4 tháng 10 ngày so với quy định 45 ngày của bất kỳ văn bản nào là không hề ngắn.
Chỉ còn chưa đầy hai ngày nữa là Thông tư 13 chính thức có hiệu lực. Trước đó, ngày 27/9, Ngân hàng Nhà nước đã chính thức ban hành thông tư 19/2010/TT-NHNN về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư 13./.
Theo ý kiến của ông Giàu, trong Thông tư 13 còn một số điểm chưa phù hợp với thực tiễn như tình hình kinh tế vĩ mô hiện nay chưa thực sự ổn định. Ngân hàng Nhà nước phải lưu ý đến yếu tố này.
Tiếp theo, qua đánh giá của dư luận, Ngân hàng Nhà nước nhận thấy phần lớn dư luận đều nghiêng về quan điểm: Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước cần phải giữ hệ thống thật an toàn để đảm bảo quyền lợi cho người gửi tiền và mặt khác là thúc đẩy kinh tế phát triển.
Một số chuyên gia trong ngành cũng lưu ý Ngân hàng Nhà nước nên cân nhắc việc áp dụng cái mới, nhạy cảm phải tránh gây sốc.
Bên cạnh đó, ông Giàu cho biết, xét trên yếu tố khách quan và chủ quan thì việc ban hành Thông tư 13 là cần thiết. Hệ thống Ngân hàng Việt Nam có một điểm chung là tính chất không đồng đều, ngân hàng lớn thì có hệ thống quản trị rủi ro tốt, ngân hàng nhỏ tiềm lực tài chính yếu, quản trị rủ ro cũng yếu. Như vậy, xét trên yếu tố khách quan và chủ quan thì việc ban hành Thông tư số 13 là rất cần thiết.
Trước và trong quá trình xây dựng thông tư này, Ngân hàng Nhà nước đã tổ chức nhiều hội thảo, nghe nhiều ý kiến phản bác từ các chuyên gia, thành viên, hiệp hội ngân hàng, đồng thời gửi dự thảo cho các ngân hàng thương mại từ rất sớm. Ngoài ra, ông Giàu cũng khẳng định thời gian thông tư có hiệu lực không có sự gấp gáp.
Thực tế, Thông tư 13 ban hành từ ngày 20/5 nhưng đến ngày 1/10 mới có hiệu lực. Thời gian chuẩn bị thực hiện là 4 tháng 10 ngày so với quy định 45 ngày của bất kỳ văn bản nào là không hề ngắn.
Chỉ còn chưa đầy hai ngày nữa là Thông tư 13 chính thức có hiệu lực. Trước đó, ngày 27/9, Ngân hàng Nhà nước đã chính thức ban hành thông tư 19/2010/TT-NHNN về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư 13./.
Hải Yến (TTXVN/Vietnam+)