Ngân hàng Nhà nước vừa tổ chức thông tin về Thông tư 01 quy định cơ cấu lại thời han hạn trả nợ, miễn, giảm lãi vay nhằm hỗ trợ doanh nghiệp và người dân bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.
Các điều kiện để các khách hàng được cơ cấu lại là các khoản nợ phát sinh từ hoạt động cho vay, cho thuê tài chính; phát sinh nghĩa vụ trả nợ gốc hoặc lãi vay từ ngày 23/1 đến ngày liền kề sau 3 tháng Thủ tướng công bố hết dịch; khách hàng không có khả năng trả nợ đúng hạn do bị giảm doanh thu và thu nhập.
[Giảm lãi suất: Sẵn sàng đưa nguồn vốn chi phí thấp hỗ trợ doanh nghiệp]
Ông Nghiêm Xuân Thành, Chủ tịch Hội đồng quản trị Vietombank cho biết về phía ngân hàng, đây cũng chính là hành lang pháp lý để ngân hàng cơ cấu lại thời hạn trả nợ mà không chuyển nhóm nợ, nghĩa là không phát sinh về nợ xấu. Thứ 2, điều kiện để các ngân hàng tiếp tục cho vay mới đối với những doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch mà có khả năng trả nợ theo thời gian và phương án vay mới.
Tổ chức tín dụng được giữ nguyên nhóm nợ cho khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ và miễn giảm lãi vay.
Theo đánh giá sơ bộ, 926.000 tỷ dư nợ bị ảnh hưởng bởi dịch dẫn đến trả nợ không đúng hạn, chiếm tỷ lệ 11% trên tổng dư nợ.
Ông Nguyễn Quốc Hùng, Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế Ngân hàng Nhà nước nhấn mạnh: Chúng ta tiếp tục hoàn thiện hồ sơ cho vay mới 5.493 khách hàng với doanh số cho vay dự kiến 24.000 tỷ đồng. Như vậy tạm thời chưa chuyển nhóm nợ và xem xét miễn giảm lãi.
Đến nay, các ngân hàng đã xem xét cơ cấu lại 21.753 tỷ đồng cho các doanh nghiệp khó khăn; miễn giảm lãi vay cho 8.000 khách hàng với số tiền trên 350 tỷ đồng; đang xem xét giảm lãi vay cho 34.350 khách hàng với dư nợ 185.000 tỷ đồng./.