Trong phiên giao dịch đầy biến động ngày 14/6 tại thị trường New York, giá dầu đã lấy lại đà đi lên sau khi thị trường đón nhận những thông tin tích cực về kinh tế Mỹ, vừa được công bố ngày 13/6, đẩy chênh lệch giữa giá dầu ngọt nhẹ, hay còn gọi là dầu chuẩn Tây Texas (WTI), và dầu Brent Biển Bắc lên mức kỷ lục 22,79 USD.
Kết thúc phiên này tại sàn giao dịch hàng hóa New York, giá dầu thô ngọt nhẹ giao tháng 7/2011 tăng 2,07 xu, lên 99,37 USD/thùng. Trong khi đó, tại thị trường London, giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ cũng tăng 1,06 USD, lên 120,16 USD/thùng.
Chuyên gia phân tích Christophe Barret, thuộc Credit Agricole CIB, nhận định rằng: "Giá dầu Brent tăng cao phản ánh những bất ổn về địa chính trị cũng như các điều kiện thị trường thế giới, trong khi giá dầu New York không bị phụ thuộc vào diễn biến của thị trường thế giới, mà chịu tác động từ thị trường chứng khoán Mỹ."
Trước đó, thị trường hoang mang trước những thông tin về tình hình lạm phát của Trung Quốc, thổi bùng lên lo ngại rằng các biện pháp thắt chặt tiền tệ của Chính phủ Trung Quốc nhằm kiểm soát con ngựa lạm phát "bất kham" có thể ảnh hưởng xấu tới nhu cầu năng lượng của quốc gia Đông Á này. Tuy nhiên, những số liệu khả quan vừa được công bố của kinh tế Mỹ, bao gồm việc doanh số bán lẻ của nước này trong tháng 5/2011 chỉ giảm 0,2% so với tháng trước đó, thấp hơn mức dự kiến là 0,7%, đã khiến tâm lý của giới đầu tư được cải thiện đáng kể.
Sang phiên giao dịch ngày 15/6 tại thị trường châu Á, giá dầu lại lên xuống đan xen, do tác động của những thông tin về sản lượng công nghiệp của Trung Quốc và những đồn đoán về khả năng lượng dự trữ dầu của Mỹ sẽ giảm mạnh hơn dự kiến trong thời gian tới. Chốt phiên, tại sàn giao dịch điện tử Singapore, giá dầu ngọt nhẹ giao tháng 7/2011 giảm 33 xu, xuống 99,04 USD/thùng, trong khi giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ hạn lại tăng 30 xu, lên 120,46 USD/thùng.
Theo số liệu công bố ngày 14/6 của Chính phủ Trung Quốc, sản lượng công nghiệp của quốc gia tiêu thụ năng lượng lớn nhất thế giới này trong tháng 5/2011 đã tăng 13,3% so với cùng kỳ năm 2010, gần như không thay đổi so với mức tăng 13,4% của tháng 4/2011. Các chuyên gia nhận định tốc độ tăng trưởng ổn định của ngành công nghiệp Trung Quốc sẽ thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ dầu mỏ, cũng như "xoa dịu" những lo ngại về tình hình lạm phát tại nước này.
Trong khi đó, Viện Dầu khí Mỹ cũng ước tính lượng dự trữ dầu thô của nước này trong tuần kết thúc vào ngày 10/6 đã giảm 3 triệu thùng, cao hơn gấp đôi so với mức dự kiến ban đầu là 1,5 triệu thùng, cho thấy nhu cầu tiêu thụ dầu mỏ tại nền kinh tế lớn nhất thế giới đang có dấu hiệu tăng trở lại./.
Kết thúc phiên này tại sàn giao dịch hàng hóa New York, giá dầu thô ngọt nhẹ giao tháng 7/2011 tăng 2,07 xu, lên 99,37 USD/thùng. Trong khi đó, tại thị trường London, giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ cũng tăng 1,06 USD, lên 120,16 USD/thùng.
Chuyên gia phân tích Christophe Barret, thuộc Credit Agricole CIB, nhận định rằng: "Giá dầu Brent tăng cao phản ánh những bất ổn về địa chính trị cũng như các điều kiện thị trường thế giới, trong khi giá dầu New York không bị phụ thuộc vào diễn biến của thị trường thế giới, mà chịu tác động từ thị trường chứng khoán Mỹ."
Trước đó, thị trường hoang mang trước những thông tin về tình hình lạm phát của Trung Quốc, thổi bùng lên lo ngại rằng các biện pháp thắt chặt tiền tệ của Chính phủ Trung Quốc nhằm kiểm soát con ngựa lạm phát "bất kham" có thể ảnh hưởng xấu tới nhu cầu năng lượng của quốc gia Đông Á này. Tuy nhiên, những số liệu khả quan vừa được công bố của kinh tế Mỹ, bao gồm việc doanh số bán lẻ của nước này trong tháng 5/2011 chỉ giảm 0,2% so với tháng trước đó, thấp hơn mức dự kiến là 0,7%, đã khiến tâm lý của giới đầu tư được cải thiện đáng kể.
Sang phiên giao dịch ngày 15/6 tại thị trường châu Á, giá dầu lại lên xuống đan xen, do tác động của những thông tin về sản lượng công nghiệp của Trung Quốc và những đồn đoán về khả năng lượng dự trữ dầu của Mỹ sẽ giảm mạnh hơn dự kiến trong thời gian tới. Chốt phiên, tại sàn giao dịch điện tử Singapore, giá dầu ngọt nhẹ giao tháng 7/2011 giảm 33 xu, xuống 99,04 USD/thùng, trong khi giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ hạn lại tăng 30 xu, lên 120,46 USD/thùng.
Theo số liệu công bố ngày 14/6 của Chính phủ Trung Quốc, sản lượng công nghiệp của quốc gia tiêu thụ năng lượng lớn nhất thế giới này trong tháng 5/2011 đã tăng 13,3% so với cùng kỳ năm 2010, gần như không thay đổi so với mức tăng 13,4% của tháng 4/2011. Các chuyên gia nhận định tốc độ tăng trưởng ổn định của ngành công nghiệp Trung Quốc sẽ thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ dầu mỏ, cũng như "xoa dịu" những lo ngại về tình hình lạm phát tại nước này.
Trong khi đó, Viện Dầu khí Mỹ cũng ước tính lượng dự trữ dầu thô của nước này trong tuần kết thúc vào ngày 10/6 đã giảm 3 triệu thùng, cao hơn gấp đôi so với mức dự kiến ban đầu là 1,5 triệu thùng, cho thấy nhu cầu tiêu thụ dầu mỏ tại nền kinh tế lớn nhất thế giới đang có dấu hiệu tăng trở lại./.
Minh Trang (TTXVN/Vietnam+)