Hãng máy ảnh danh tiếng Kodak của Mỹ đã chính thức đệ đơn xin phá sản trong buổi sáng ngày 19/1.
Trong thông báo được đưa ra, CEO của hãng, ông Antonio Perez cho biết: “Sau khi nghiên cứu các đạo luật và dựa trên tình hình thực tế, chúng tôi cho rằng đây là một bước đi cần thiết và nó hữu ích cho tương lai của Kodak. Mục tiêu của chúng tôi là tăng tối đa lợi ích cho các cổ đông cũng như nhân viên, những người đã nghỉ hữu, các chủ nợ. Chúng tôi cam kết sẽ tiếp tục hợp tác với những khách hàng quen thuộc.”
Hãng Kodak, vốn được thành lập từ khá lâu, từng là hãng mở đường cho kỷ nguyên bùng nổ máy ảnh kỹ thuật số. Trong thời kỳ hoàng kim của mình, giá một cổ phiếu của hãng Kodak vào năm 1996 có giá 80 USD. Tuy nhiên, hãng này đã không thể theo kịp được những bước tiến mạnh mẽ của các đối thủ và kể từ năm 2003, hãng đã phải cắt giảm 47.000 nhân công và đóng cửa 13 nhà máy sản xuất.
[Kodak đã đệ đơn phá sản sau 131 năm hoạt động]
Hiện hãng còn khoảng 19.000 nhân viên song con số này chẳng thấm là bao khi trong những năm của thập niên 1980, Kodak có 145.000 nhân viên. Trong những năm qua, Kodak liên tục phải xoay sở để cố gắng tồn tại. Lần cuối cùng doanh thủ của hãng tăng trưởng là năm 2007 song không đáng kể.
Được thành lập vào năm 1892 bởi nhà sáng lập George Eastman, Kodak đã phát triển mẫu máy ảnh cầm tay Brownie. Đây là mẫu máy bán rất chạy của hãng và phim được dùng cho Brownie cũng giúp hãng thu về được một khoản lợi nhuận không nhỏ.
Sau nhiều thập niên thống trị ở thị trường Mỹ và các quốc gia khác trên thế giới, Kodak bắt đầu gặp khó khăn khi những đối thủ như Apple, Google rồi từ châu Á như Sony, Canon hay Nikon tập trung “phản công” bằng các mẫu máy ảnh kỹ thuật số, vốn không cần dùng tới phim./.
Trong thông báo được đưa ra, CEO của hãng, ông Antonio Perez cho biết: “Sau khi nghiên cứu các đạo luật và dựa trên tình hình thực tế, chúng tôi cho rằng đây là một bước đi cần thiết và nó hữu ích cho tương lai của Kodak. Mục tiêu của chúng tôi là tăng tối đa lợi ích cho các cổ đông cũng như nhân viên, những người đã nghỉ hữu, các chủ nợ. Chúng tôi cam kết sẽ tiếp tục hợp tác với những khách hàng quen thuộc.”
Hãng Kodak, vốn được thành lập từ khá lâu, từng là hãng mở đường cho kỷ nguyên bùng nổ máy ảnh kỹ thuật số. Trong thời kỳ hoàng kim của mình, giá một cổ phiếu của hãng Kodak vào năm 1996 có giá 80 USD. Tuy nhiên, hãng này đã không thể theo kịp được những bước tiến mạnh mẽ của các đối thủ và kể từ năm 2003, hãng đã phải cắt giảm 47.000 nhân công và đóng cửa 13 nhà máy sản xuất.
[Kodak đã đệ đơn phá sản sau 131 năm hoạt động]
Hiện hãng còn khoảng 19.000 nhân viên song con số này chẳng thấm là bao khi trong những năm của thập niên 1980, Kodak có 145.000 nhân viên. Trong những năm qua, Kodak liên tục phải xoay sở để cố gắng tồn tại. Lần cuối cùng doanh thủ của hãng tăng trưởng là năm 2007 song không đáng kể.
Được thành lập vào năm 1892 bởi nhà sáng lập George Eastman, Kodak đã phát triển mẫu máy ảnh cầm tay Brownie. Đây là mẫu máy bán rất chạy của hãng và phim được dùng cho Brownie cũng giúp hãng thu về được một khoản lợi nhuận không nhỏ.
Sau nhiều thập niên thống trị ở thị trường Mỹ và các quốc gia khác trên thế giới, Kodak bắt đầu gặp khó khăn khi những đối thủ như Apple, Google rồi từ châu Á như Sony, Canon hay Nikon tập trung “phản công” bằng các mẫu máy ảnh kỹ thuật số, vốn không cần dùng tới phim./.
Trà My (Vietnam+)