Chiều 26/4 tại Hà Nội, Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) tổ chức gặp mặt và giao lưu với các cán bộ, phóng viên, kỹ thuật viên của ngành đã trực tiếp có mặt trên các tuyến đầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, từng tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, góp phần giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Tham dự buổi giao lưu có ông Hồ Tiến Nghị, Trợ lý Tổng Bí thư, nguyên Tổng Giám đốc TTXVN; Lê Quốc Trung, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam, nguyên Tổng Giám đốc TTXVN, Đại tá Phạm Văn Chiến, Chính ủy Sư đoàn 304; các vị nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên là lãnh đạo TTXVN qua các thời kỳ, các thế hệ cán bộ, phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên đã từng tham gia chiến trường miền Nam và đại diện các gia đình thương binh, liệt sĩ - nhà báo TTXVN.
Phát biểu tại buổi giao lưu, ông Trần Mai Hưởng, Tổng Giám đốc TTXVN khẳng định: Trong chặng đường hình thành và phát triển gần 65 năm qua, các thế hệ cán bộ, phóng viên TTXVN luôn có mặt trên mọi miền đất nước, trên các mặt trận xung yếu của Tổ quốc và nhiều khu vực quan trọng trên thế giới, bằng cả mồ hôi và xương máu của mình mang đến những dòng thông tin liên tục phục vụ Đảng, cách mạng và nhân dân.
Các cán bộ, phóng viên, nhân viên kỹ thuật của TTXVN đã có mặt hầu hết trên các mặt trận, từ chiến dịch Điện Biên Phủ trong kháng chiến chống Pháp đến Điện Biên Phủ trên không, đánh bại chiến tranh phá hoại của Mỹ ở miền Bắc, rồi đến chiến dịch Hồ Chí Minh - đại thắng mùa Xuân năm 1975. Riêng ở chiến trường miền Nam từ Quảng Trị đến Cà Mau trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, không một địa bàn nào không có mặt những người làm công tác thông tấn.
Với sự ra đời của Thông tấn xã Giải phóng tháng 10/1960 và sự chi viện liên tục từ năm 1959-1975 của gần 450 lượt cán bộ, phóng viên TTXVN cho chiến trường miền Nam, những người làm báo thông tấn đã bám sát địa bàn, bám sát Bộ Chỉ huy các mặt trận, theo sát các đơn vị, các mũi tiến công trong tất cả các chiến dịch lớn.
Tổng Giám đốc Trần Mai Hưởng nhấn mạnh cán bộ, phóng viên TTXVN đã vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, hy sinh để phát tin, ảnh nhanh chóng, kịp thời, chính xác về cuộc chiến đấu của quân và dân ta ở miền Nam, cổ vũ mạnh mẽ những gương chiến đấu, hy sinh, góp phần tạo ra phong trào thi đua sôi nổi ở cả tiền tuyến và hậu phương, quyết tâm đánh thắng gặc Mỹ xâm lược, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Thông tin của TTXVN còn là nguồn tin hết sức quan trọng giúp Trung ương phân tích, nhận định tình hình để đi đến những quyết định có tính chiến lược, chỉ đạo kịp thời hoạt động trên chiến trường. TTXVN còn chuyển đến bạn bè năm châu thông tin chiến thắng giòn giã của quân và dân ta, đồng thời tố cáo tội ác của đế quốc Mỹ và ngụy quân, ngụy quyền, tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân thế giới đối với cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam.
Trong số những người làm báo quả cảm đó, hơn 260 người đã mãi mãi nằm lại nơi chiến trường, nhiều người trở về với thương tích trên mình.
Trong không khí đầm ấm, dưới mái nhà TTXVN và với niềm vinh dự, tự hào về những đóng góp của mình vào Đại thắng mùa Xuân năm 1975, các cán bộ, phóng viên, kỹ thuật viên năm xưa đã cùng nhau, ôn lại những những ngày tháng đầy gian khó, ác liệt, nhưng cũng thật vinh quang, hào hùng của một thời tuổi trẻ; niềm hạnh phúc không thể diễn tả khi nghe tin chiến tranh kết thúc, đất nước hoàn toàn thống nhất; hồi ức về những đồng đội thân yêu đã vĩnh viễn nằm lại chiến trường...
Vẫn vẹn nguyên những cảm xúc về ngày lịch sử của những ngày này 35 năm về trước, các đại biểu bồi hồi nhớ lại những kỷ niệm về ngày đầu thành lập Thông tấn xã Giải phóng, về những khó khăn, gian khổ trên chiến trường, nơi sự sống liền kề cái chết và cả những kỷ niệm không bao giờ quên của một thời tuổi trẻ cống hiến hết mình cho đất nước, cho dân tộc, góp phần tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử làm nên Đại thắng mùa xuân 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước...
Nhân dịp này, TTXVN ra mắt bạn đọc cuốn sách “Thông tấn xã Việt Nam với Đại thắng mùa Xuân 1975”. Cuốn sách dày gần 500 trang với trên 40 bài viết của các cán bộ, phóng viên, kỹ thuật viên TTXVN đã từng tham gia chiến trường miền Nam, chứng kiến thời khắc lịch sử trọng đại của đất nước - Đại thắng mùa Xuân 1975. Cuốn sách còn lưu giữ trên 50 bức ảnh về Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử và hình ảnh của các phóng viên TTXVN tại các chiến trường.../.
Tham dự buổi giao lưu có ông Hồ Tiến Nghị, Trợ lý Tổng Bí thư, nguyên Tổng Giám đốc TTXVN; Lê Quốc Trung, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam, nguyên Tổng Giám đốc TTXVN, Đại tá Phạm Văn Chiến, Chính ủy Sư đoàn 304; các vị nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên là lãnh đạo TTXVN qua các thời kỳ, các thế hệ cán bộ, phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên đã từng tham gia chiến trường miền Nam và đại diện các gia đình thương binh, liệt sĩ - nhà báo TTXVN.
Phát biểu tại buổi giao lưu, ông Trần Mai Hưởng, Tổng Giám đốc TTXVN khẳng định: Trong chặng đường hình thành và phát triển gần 65 năm qua, các thế hệ cán bộ, phóng viên TTXVN luôn có mặt trên mọi miền đất nước, trên các mặt trận xung yếu của Tổ quốc và nhiều khu vực quan trọng trên thế giới, bằng cả mồ hôi và xương máu của mình mang đến những dòng thông tin liên tục phục vụ Đảng, cách mạng và nhân dân.
Các cán bộ, phóng viên, nhân viên kỹ thuật của TTXVN đã có mặt hầu hết trên các mặt trận, từ chiến dịch Điện Biên Phủ trong kháng chiến chống Pháp đến Điện Biên Phủ trên không, đánh bại chiến tranh phá hoại của Mỹ ở miền Bắc, rồi đến chiến dịch Hồ Chí Minh - đại thắng mùa Xuân năm 1975. Riêng ở chiến trường miền Nam từ Quảng Trị đến Cà Mau trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, không một địa bàn nào không có mặt những người làm công tác thông tấn.
Với sự ra đời của Thông tấn xã Giải phóng tháng 10/1960 và sự chi viện liên tục từ năm 1959-1975 của gần 450 lượt cán bộ, phóng viên TTXVN cho chiến trường miền Nam, những người làm báo thông tấn đã bám sát địa bàn, bám sát Bộ Chỉ huy các mặt trận, theo sát các đơn vị, các mũi tiến công trong tất cả các chiến dịch lớn.
Tổng Giám đốc Trần Mai Hưởng nhấn mạnh cán bộ, phóng viên TTXVN đã vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, hy sinh để phát tin, ảnh nhanh chóng, kịp thời, chính xác về cuộc chiến đấu của quân và dân ta ở miền Nam, cổ vũ mạnh mẽ những gương chiến đấu, hy sinh, góp phần tạo ra phong trào thi đua sôi nổi ở cả tiền tuyến và hậu phương, quyết tâm đánh thắng gặc Mỹ xâm lược, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Thông tin của TTXVN còn là nguồn tin hết sức quan trọng giúp Trung ương phân tích, nhận định tình hình để đi đến những quyết định có tính chiến lược, chỉ đạo kịp thời hoạt động trên chiến trường. TTXVN còn chuyển đến bạn bè năm châu thông tin chiến thắng giòn giã của quân và dân ta, đồng thời tố cáo tội ác của đế quốc Mỹ và ngụy quân, ngụy quyền, tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân thế giới đối với cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam.
Trong số những người làm báo quả cảm đó, hơn 260 người đã mãi mãi nằm lại nơi chiến trường, nhiều người trở về với thương tích trên mình.
Trong không khí đầm ấm, dưới mái nhà TTXVN và với niềm vinh dự, tự hào về những đóng góp của mình vào Đại thắng mùa Xuân năm 1975, các cán bộ, phóng viên, kỹ thuật viên năm xưa đã cùng nhau, ôn lại những những ngày tháng đầy gian khó, ác liệt, nhưng cũng thật vinh quang, hào hùng của một thời tuổi trẻ; niềm hạnh phúc không thể diễn tả khi nghe tin chiến tranh kết thúc, đất nước hoàn toàn thống nhất; hồi ức về những đồng đội thân yêu đã vĩnh viễn nằm lại chiến trường...
Vẫn vẹn nguyên những cảm xúc về ngày lịch sử của những ngày này 35 năm về trước, các đại biểu bồi hồi nhớ lại những kỷ niệm về ngày đầu thành lập Thông tấn xã Giải phóng, về những khó khăn, gian khổ trên chiến trường, nơi sự sống liền kề cái chết và cả những kỷ niệm không bao giờ quên của một thời tuổi trẻ cống hiến hết mình cho đất nước, cho dân tộc, góp phần tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử làm nên Đại thắng mùa xuân 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước...
Nhân dịp này, TTXVN ra mắt bạn đọc cuốn sách “Thông tấn xã Việt Nam với Đại thắng mùa Xuân 1975”. Cuốn sách dày gần 500 trang với trên 40 bài viết của các cán bộ, phóng viên, kỹ thuật viên TTXVN đã từng tham gia chiến trường miền Nam, chứng kiến thời khắc lịch sử trọng đại của đất nước - Đại thắng mùa Xuân 1975. Cuốn sách còn lưu giữ trên 50 bức ảnh về Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử và hình ảnh của các phóng viên TTXVN tại các chiến trường.../.
(TTXVN/Vietnam+)