Ngày 11/6, tại Hà Nội, Viện Âm nhạc - Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam tổ chức hội thảo khoa học cấp quốc gia về chủ đề "Then Tày-Nùng-Thái xưa và nay."
Hội thảo nhằm thống nhất tên gọi chính thức của di sản hát then khi ghi vào danh sách di sản quốc gia và quốc tế. Đồng thời lấy ý kiến đồng thuận của 12 địa phương (Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Hà Giang, Quảng Ninh, Sơn La, Lai Châu, Lào Cai, Bắc Giang, Yên Bái, Đắk Lắk) có hát then lập hồ sơ trình UNESCO xin ghi danh vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.
Tại hội thảo, các đại biểu thể hiện sự nhất trí cao, coi hát then là một loại hình nghệ thuật sáng tạo văn hóa phi vật thể có lịch sử lâu đời vừa mang tính động, hàm chứa tính nhân văn cao, mang âm hưởng của loại hình văn hóa dân gian và gắn liền với bản sắc từng dân tộc, có sức lan tỏa rộng, được ưa chuộng và có vị trí rất quan trọng trong truyền thống văn hóa và đời sống tinh thần của các dân tộc Tày-Nùng-Thái ở Việt Nam.
Trong hát then có sự hội tụ của rất nhiều yếu tố như phong tục tập quán, lịch sử, văn học, ngôn ngữ, thơ ca, âm nhạc, múa, tín ngưỡng, tâm linh... với sự phản ánh rõ nét về tính dân tộc, tính vùng miền và tính địa phương.
Hát then gồm 2 phần: phần lời và phần nhạc đệm. Lời trong hát then phản ánh tư tưởng, tình cảm, nguyện vọng, ước mơ của người Tày, Nùng, Thái và càng về sau cuộc then là những câu chuyện kể về sự tích, những huyền thoại thực hư xen lẫn cuộc sống đời thường và cuộc sống trên thiên giới khá hấp dẫn, phần nào phù hợp với người dân lao động.
Trong hát then, ngoài phần lời thì âm nhạc giữ một vai trò khá quan trọng; đây là loại diễn xướng dân gian được tổ chức chủ yếu trong nhà và thường vào ban đêm, do đó, âm nhạc trong Then là loại nhạc êm dịu, ấm cúng, nhẹ nhàng, tâm tình.
Phạm vi sân khấu của hát then là một chiếc chiếu gồm một người hát, đàn và xóc nhạc, âm lượng vừa đủ cho người nghe và xem trong khuôn khổ một gia đình. Ở cuộc đại lễ then thì âm nhạc được trình diễn với hình thức nhiều người cùng hát, cùng đàn và dùng nhiều bộ xóc nhạc cùng một lúc đệm cho hát, múa và trò diễn.
Tại hội thảo, qua trao đổi, thảo luận, chia sẻ thông tin, tư liệu về những vấn đề liên quan, các đại biểu đã thống nhất thay tên "Then Tày-Nùng-Thái xưa và nay" thành "Then Tày-Nùng-Thái Việt Nam" trình UNESCO ghi danh vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể; đồng nhất nhạc cụ trong hát then là đàn then hoặc tính tẩu./.
Hội thảo nhằm thống nhất tên gọi chính thức của di sản hát then khi ghi vào danh sách di sản quốc gia và quốc tế. Đồng thời lấy ý kiến đồng thuận của 12 địa phương (Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Hà Giang, Quảng Ninh, Sơn La, Lai Châu, Lào Cai, Bắc Giang, Yên Bái, Đắk Lắk) có hát then lập hồ sơ trình UNESCO xin ghi danh vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.
Tại hội thảo, các đại biểu thể hiện sự nhất trí cao, coi hát then là một loại hình nghệ thuật sáng tạo văn hóa phi vật thể có lịch sử lâu đời vừa mang tính động, hàm chứa tính nhân văn cao, mang âm hưởng của loại hình văn hóa dân gian và gắn liền với bản sắc từng dân tộc, có sức lan tỏa rộng, được ưa chuộng và có vị trí rất quan trọng trong truyền thống văn hóa và đời sống tinh thần của các dân tộc Tày-Nùng-Thái ở Việt Nam.
Trong hát then có sự hội tụ của rất nhiều yếu tố như phong tục tập quán, lịch sử, văn học, ngôn ngữ, thơ ca, âm nhạc, múa, tín ngưỡng, tâm linh... với sự phản ánh rõ nét về tính dân tộc, tính vùng miền và tính địa phương.
Hát then gồm 2 phần: phần lời và phần nhạc đệm. Lời trong hát then phản ánh tư tưởng, tình cảm, nguyện vọng, ước mơ của người Tày, Nùng, Thái và càng về sau cuộc then là những câu chuyện kể về sự tích, những huyền thoại thực hư xen lẫn cuộc sống đời thường và cuộc sống trên thiên giới khá hấp dẫn, phần nào phù hợp với người dân lao động.
Trong hát then, ngoài phần lời thì âm nhạc giữ một vai trò khá quan trọng; đây là loại diễn xướng dân gian được tổ chức chủ yếu trong nhà và thường vào ban đêm, do đó, âm nhạc trong Then là loại nhạc êm dịu, ấm cúng, nhẹ nhàng, tâm tình.
Phạm vi sân khấu của hát then là một chiếc chiếu gồm một người hát, đàn và xóc nhạc, âm lượng vừa đủ cho người nghe và xem trong khuôn khổ một gia đình. Ở cuộc đại lễ then thì âm nhạc được trình diễn với hình thức nhiều người cùng hát, cùng đàn và dùng nhiều bộ xóc nhạc cùng một lúc đệm cho hát, múa và trò diễn.
Tại hội thảo, qua trao đổi, thảo luận, chia sẻ thông tin, tư liệu về những vấn đề liên quan, các đại biểu đã thống nhất thay tên "Then Tày-Nùng-Thái xưa và nay" thành "Then Tày-Nùng-Thái Việt Nam" trình UNESCO ghi danh vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể; đồng nhất nhạc cụ trong hát then là đàn then hoặc tính tẩu./.
Nguyễn Quốc Trị (TTXVN)