Ngày 22/4, tại thành phố Buôn Ma Thuột, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã phối hợp với tỉnh Đắk Lắk tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả sản xuất càphê năm 2010 và bàn giải pháp phát triển càphê bền vững trong thời gian tới.
Hội nghị đã thống nhất quy hoạch phát triển càphê Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 là không mở rộng diện tích, chỉ trồng thay thế hoặc tái canh những diện tích càphê già cỗi ở những nơi có điều kiện sinh thái phù hợp, giảm diện tích càphê ở những nơi đất xấu, không có nguồn nước tưới, diện tích bị sâu bệnh nặng để chuyển sang cây trồng khác mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn.
Theo kế hoạch, quy mô diện tích càphê của Việt Nam đến năm 2030 giảm xuống chỉ còn 480.000ha, giảm trên 75.000 so với năm 2010, nhưng thực hiện đồng bộ các biện pháp thâm canh để sản lượng không thay đổi, phấn đấu đạt trên 1,1 triệu tấn càphê nhân như hiện nay.
Hội nghị cũng đã xác định 4 địa phương Đắk Lắk, Lâm Đồng, Đắk Nông và Gia Lai là vùng trọng điểm (hiện nay, các địa phương này đã chiếm 90% diện tích và 92% sản lượng càphê của cả nước) và ngoài vùng trọng điểm có các địa phương Kon Tum, Đồng Nai, Bình Phước, Bà Rịa-Vũng Tàu, Quảng Trị, Sơn La, Điện Biên.
Hội nghị cũng thống nhất trong những năm tới mở rộng diện tích càphê chè ở những nơi có điều kiện để đến năm 2020 đưa diện tích càphê chè tăng lên 40.000ha (chiếm khoảng 8% tổng diện tích càphê của cả nước), càphê vối chiếm 92% diện tích.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cũng đã chỉ đạo các ngành chức năng, các địa phương kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ chất lượng cây giống càphê, khẩn trương triển khai, tập huấn để người sản xuất áp dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác càphê bền vững, nhất là các biện pháp tưới nước tiết kiệm, bón phân hợp lý, trồng cây che bóng, quản lý dịch hại tổng hợp, thực hiện tốt quy trình "3 giảm-3 phải-3 tăng”, trong đó, giảm phân bón - nước tưới - thuốc bảo vệ thực vật, phải trồng mới bằng giống tốt - phải trồng cây che bóng - phải thu hoạch đúng độ chín, tăng chất lượng - hiệu quả - sức cạnh tranh.
Từng địa phương có cơ chế chính sách phù hợp để khuyến khích mở rộng thực hiện các chương trình sản xuất càphê có chứng nhận: VietGap, càphê Utz, 4C…
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cũng chỉ đạo Viện Khoa học Kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên tiếp tục triển khai dự án phát triển giống càphê , tập trung nhân, chuyển giao nhanh các giống càphê vối có năng suất, chất lượng cao đã được Nhà nước công nhận như TR4, TR5, TR6, TR9, TR11, TR12, TR13 để cung cấp cho các địa phương làm nguồn giống đầu dòng.
Hội nghị cũng đã thống nhất các giải pháp tái canh, phát triển các hình thức liên kết hợp tác trong sản xuất, chế biến, xuất khẩu càphê, cần vận hành Sàn giao dịch càphê Buôn Ma Thuột có hiệu quả hơn để tạo điều kiện cho người thu mua, xuất khẩu tiếp cận trực tiếp với các thị trường Life, NY vag với các nhà rang xay lớn trên thế giới.
Hội nghị cũng đề xuất, kiến nghị với Chính phủ cho phép xây dựng Chương trình tái canh càphê giai đoạn 2011-2020, có cơ chế chính sách, nguồn lực để đảm bảo tái canh thành công 100.000 ha càphê trong 10 năm đến. Bố trí nguồn vốn tín dụng quay vòng với lãi suất ưu đãi để cho các doanh nghiệp vay, chủ động mua tạm trữ càphê khi cần thiết nhằm can thiệp kịp thời khi giá càphê xuống thấp, khó tiêu thụ, góp phần ổn định đời sống của người sản xuất càphê…
Theo báo cáo tại Hội nghị, hiện nay, cả nước có 555.065ha càphê, tăng 18.000ha, trong đó, diện tích càphê kinh doanh có 517.390ha, tăng 13.000ha so với niên vụ càphê 2009-2010. Trong đó, Đắk Lắk là địa phương có diện tích càphê nhiều nhất với trên 190.765ha (177.890ha càphê kinh doanh), kế đến là tỉnh Lâm Đồng có diện tích 142.900ha, trong đó có 135.500ha càphê kinh doanh.
Năng suất bình quân niên vụ càphê 2010 của cả nước đạt 21,2 tạ nhân/ha, tăng 3,1% và đạt sản lượng trên 1,1 triệu tấn càphê nhân, tăng 4,6% so với năm 2009, trong đó, Đắk Lắk là địa phương có sản lượng càphê nhiều nhất, với gần 400.000 tấn càphê nhân./.
Hội nghị đã thống nhất quy hoạch phát triển càphê Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 là không mở rộng diện tích, chỉ trồng thay thế hoặc tái canh những diện tích càphê già cỗi ở những nơi có điều kiện sinh thái phù hợp, giảm diện tích càphê ở những nơi đất xấu, không có nguồn nước tưới, diện tích bị sâu bệnh nặng để chuyển sang cây trồng khác mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn.
Theo kế hoạch, quy mô diện tích càphê của Việt Nam đến năm 2030 giảm xuống chỉ còn 480.000ha, giảm trên 75.000 so với năm 2010, nhưng thực hiện đồng bộ các biện pháp thâm canh để sản lượng không thay đổi, phấn đấu đạt trên 1,1 triệu tấn càphê nhân như hiện nay.
Hội nghị cũng đã xác định 4 địa phương Đắk Lắk, Lâm Đồng, Đắk Nông và Gia Lai là vùng trọng điểm (hiện nay, các địa phương này đã chiếm 90% diện tích và 92% sản lượng càphê của cả nước) và ngoài vùng trọng điểm có các địa phương Kon Tum, Đồng Nai, Bình Phước, Bà Rịa-Vũng Tàu, Quảng Trị, Sơn La, Điện Biên.
Hội nghị cũng thống nhất trong những năm tới mở rộng diện tích càphê chè ở những nơi có điều kiện để đến năm 2020 đưa diện tích càphê chè tăng lên 40.000ha (chiếm khoảng 8% tổng diện tích càphê của cả nước), càphê vối chiếm 92% diện tích.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cũng đã chỉ đạo các ngành chức năng, các địa phương kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ chất lượng cây giống càphê, khẩn trương triển khai, tập huấn để người sản xuất áp dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác càphê bền vững, nhất là các biện pháp tưới nước tiết kiệm, bón phân hợp lý, trồng cây che bóng, quản lý dịch hại tổng hợp, thực hiện tốt quy trình "3 giảm-3 phải-3 tăng”, trong đó, giảm phân bón - nước tưới - thuốc bảo vệ thực vật, phải trồng mới bằng giống tốt - phải trồng cây che bóng - phải thu hoạch đúng độ chín, tăng chất lượng - hiệu quả - sức cạnh tranh.
Từng địa phương có cơ chế chính sách phù hợp để khuyến khích mở rộng thực hiện các chương trình sản xuất càphê có chứng nhận: VietGap, càphê Utz, 4C…
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cũng chỉ đạo Viện Khoa học Kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên tiếp tục triển khai dự án phát triển giống càphê , tập trung nhân, chuyển giao nhanh các giống càphê vối có năng suất, chất lượng cao đã được Nhà nước công nhận như TR4, TR5, TR6, TR9, TR11, TR12, TR13 để cung cấp cho các địa phương làm nguồn giống đầu dòng.
Hội nghị cũng đã thống nhất các giải pháp tái canh, phát triển các hình thức liên kết hợp tác trong sản xuất, chế biến, xuất khẩu càphê, cần vận hành Sàn giao dịch càphê Buôn Ma Thuột có hiệu quả hơn để tạo điều kiện cho người thu mua, xuất khẩu tiếp cận trực tiếp với các thị trường Life, NY vag với các nhà rang xay lớn trên thế giới.
Hội nghị cũng đề xuất, kiến nghị với Chính phủ cho phép xây dựng Chương trình tái canh càphê giai đoạn 2011-2020, có cơ chế chính sách, nguồn lực để đảm bảo tái canh thành công 100.000 ha càphê trong 10 năm đến. Bố trí nguồn vốn tín dụng quay vòng với lãi suất ưu đãi để cho các doanh nghiệp vay, chủ động mua tạm trữ càphê khi cần thiết nhằm can thiệp kịp thời khi giá càphê xuống thấp, khó tiêu thụ, góp phần ổn định đời sống của người sản xuất càphê…
Theo báo cáo tại Hội nghị, hiện nay, cả nước có 555.065ha càphê, tăng 18.000ha, trong đó, diện tích càphê kinh doanh có 517.390ha, tăng 13.000ha so với niên vụ càphê 2009-2010. Trong đó, Đắk Lắk là địa phương có diện tích càphê nhiều nhất với trên 190.765ha (177.890ha càphê kinh doanh), kế đến là tỉnh Lâm Đồng có diện tích 142.900ha, trong đó có 135.500ha càphê kinh doanh.
Năng suất bình quân niên vụ càphê 2010 của cả nước đạt 21,2 tạ nhân/ha, tăng 3,1% và đạt sản lượng trên 1,1 triệu tấn càphê nhân, tăng 4,6% so với năm 2009, trong đó, Đắk Lắk là địa phương có sản lượng càphê nhiều nhất, với gần 400.000 tấn càphê nhân./.
Quang Huy (TTXVN/Vietnam+)