Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Công Thương, Bộ Tài chính, Hiệp hội Mía đường Việt Nam vừa thống nhất việc điều hành cấp hạn ngạch nhập khẩu đường năm 2011 với số lượng 250.000 tấn là phù hợp.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, vụ sản xuất mía đường 2010-2011 sẽ kết thúc vào cuối tháng 5/2011.
Dự kiến cả vụ sẽ ép được khoảng 12,2 triệu tấn mía, sản xuất được khoảng 1,1 tấn đường, cao hơn vụ trước 200.000 tấn. So với nhu cầu tiêu dùng trong nước vẫn còn thiếu trên 200.000 tấn, chưa kể đến nhu cầu dùng đường của các ngành sản xuất sữa, nước ngọt còn tăng thêm trong năm.
Vì vậy, việc điều hành cấp hạn ngạch nhập khẩu đường như trên là hợp lý.
Hiện lượng đường nhập khẩu trong 4 tháng đầu năm là 53.000 tấn, thấp hơn cùng kỳ năm trước 31.000 tấn. Đến ngày 15/4, các nhà máy đường còn tồn kho 525.000 tấn.
Lượng đường sản xuất từ nay đến hết vụ dự kiến khoảng 80.000 tấn. Trong khi lượng đường các doanh nghiệp đã ký hợp đồng, mở LC (thư tín dụng) nhưng hàng chưa về là 77.000 tấn.
Như vậy, theo tính toán tổng lượng đường có là 682.000 tấn, đảm bảo cung cấp đủ cho nhu cầu sử dụng đường trong nước đến tháng 9. Mặc dù vậy, hiện nay các nhà máy đường đang gặp khó khăn do giá bán đường giảm từ 500 đến 1.000 đồng/kg tùy theo khu vực.
Chính vì vậy, các nhà máy thiếu vốn sản xuất do lượng đường tồn kho lớn dẫn tới vốn tồn đọng lớn, trong khi lãi suất vay vốn còn cao do các ngân hàng thắt chặt tài chính.
Để hỗ trợ các nhà máy đường, ổn định tình hình tiêu thụ đường trong nước, các Bộ trên thống nhất giãn thời gian thực hiện đến hết tháng 7 đối với số lượng quota nhập khẩu đường đã cấp nhưng chưa ký hợp đồng và mở LC.
Bộ Nông nghiệp cũng đề nghị Bộ Công Thương tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, hỗ trợ lãi suất để tạm trữ 200.000 tấn đường cung ứng cho cuối năm 2011./.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, vụ sản xuất mía đường 2010-2011 sẽ kết thúc vào cuối tháng 5/2011.
Dự kiến cả vụ sẽ ép được khoảng 12,2 triệu tấn mía, sản xuất được khoảng 1,1 tấn đường, cao hơn vụ trước 200.000 tấn. So với nhu cầu tiêu dùng trong nước vẫn còn thiếu trên 200.000 tấn, chưa kể đến nhu cầu dùng đường của các ngành sản xuất sữa, nước ngọt còn tăng thêm trong năm.
Vì vậy, việc điều hành cấp hạn ngạch nhập khẩu đường như trên là hợp lý.
Hiện lượng đường nhập khẩu trong 4 tháng đầu năm là 53.000 tấn, thấp hơn cùng kỳ năm trước 31.000 tấn. Đến ngày 15/4, các nhà máy đường còn tồn kho 525.000 tấn.
Lượng đường sản xuất từ nay đến hết vụ dự kiến khoảng 80.000 tấn. Trong khi lượng đường các doanh nghiệp đã ký hợp đồng, mở LC (thư tín dụng) nhưng hàng chưa về là 77.000 tấn.
Như vậy, theo tính toán tổng lượng đường có là 682.000 tấn, đảm bảo cung cấp đủ cho nhu cầu sử dụng đường trong nước đến tháng 9. Mặc dù vậy, hiện nay các nhà máy đường đang gặp khó khăn do giá bán đường giảm từ 500 đến 1.000 đồng/kg tùy theo khu vực.
Chính vì vậy, các nhà máy thiếu vốn sản xuất do lượng đường tồn kho lớn dẫn tới vốn tồn đọng lớn, trong khi lãi suất vay vốn còn cao do các ngân hàng thắt chặt tài chính.
Để hỗ trợ các nhà máy đường, ổn định tình hình tiêu thụ đường trong nước, các Bộ trên thống nhất giãn thời gian thực hiện đến hết tháng 7 đối với số lượng quota nhập khẩu đường đã cấp nhưng chưa ký hợp đồng và mở LC.
Bộ Nông nghiệp cũng đề nghị Bộ Công Thương tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, hỗ trợ lãi suất để tạm trữ 200.000 tấn đường cung ứng cho cuối năm 2011./.
Hoàng Tùng (TTXVN/Vietnam+)