“Leng keng… leng keng… Anh khóa ơi!… Anh khóa à!...” Cả sân khấu của Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam bỗng ồ lên rồi từ từ lắng lại, nghẹn ngào trước những âm thanh quen thuộc từng gắn bó với đời sống văn hóa Hà Nội suốt gần một thế kỷ trong chương trình "Xẩm tàu điện - Văn hóa đường phố Hà thành."
Sau khoảng 20 năm vắng bóng, sự trở lại lần này của loại hình nghệ thuật xẩm tàu điện đã làm sống lại một nét văn hóa đặc trưng của Hà Nội xưa.
Câu chuyện về một Hà Nội… đã xa
Xẩm tàu điện ra đời, tồn tại và phát triển gắn liền với hoạt động của tàu điện Hà Nội trong giai đoạn từ 1900-1992. Những chuyến tàu điện đã trở thành không gian diễn xướng lý tưởng cho xẩm - một loại hình âm nhạc đường phố “độc nhất vô nhị.”
Khác với xẩm chợ là những làn điệu vui tươi, hóm hỉnh, xẩm tàu điện tái hiện cuộc sống thị thành mang giai điệu mượt mà, ca từ trong sáng; đan lồng vào đó là những câu chuyện cuộc sống, những tâm tư tình cảm rất đời thường của người dân.
Ở chương trình lần này, các nghệ sỹ đã mang đến cho công chúng Thủ đô câu chuyện về một gia đình hát xẩm mưu sinh trên chuyến tàu điện với hình ảnh: một ông chồng mù, một bà vợ lắm lời và thằng cu Tý kéo nhị cặm cụi với công việc.
Những làn điệu xẩm quen thuộc như “Anh Khóa,” “Vui nhất Hà thành,”… qua giọng ca ngọt ngào, đầy cảm xúc của các nghệ sỹ từng nhiều năm đeo đẳng với nghệ thuật truyền thống như Nghệ sỹ ưu tú Thanh Ngoan, Nghệ sỹ ưu tú Thế Dân… đã làm sống lại nhịp điệu, bức tranh đời sống Thủ đô một thuở với niềm tự hào về một Hà thành 36 phố phường, người đến kẻ đi tấp nập, rộn rã…
Không gian, đời sống sinh hoạt với những chuyện mưu sinh, bán mua của người Hà Nội thế kỉ trước trở về sinh động, gần gũi hơn nữa qua lời rao bán hàng tăm tre, thuốc cam hàng Bạc, dầu cù là… vang trên nền âm của tiếng nhị, tiếng song loan.
Bác Nguyễn Nam (Hoàng Hoa Thám, Hà Nội) cho biết: “Đến chương trình này, tôi muốn tìm lại ký ức xưa và tôi đã tìm được. Thực sự rất xúc động! Gia đình tôi có đến ba đời (ông nội tôi, bố tôi và tôi) đã đi tàu điện và thưởng thức những làn điệu xẩm.”
“Giờ nghe xẩm để hình dung lại cuộc sống mưu sinh của những nghệ sỹ đường phố nghèo dạo ấy và hồi tưởng lại tuổi thơ của chính mình. Có khi không có tiền đi tàu điện nhưng thấy gánh hát xẩm là cố chạy bộ cả một đoạn đường dài, đuổi theo xe điện để được nghe xẩm. Mê lắm những câu hát chạm được vào lòng trắc ẩn của người đời!” người đàn ông tóc hoa râm chia sẻ thêm, giọng nghẹn ngào. Nói rồi, bác tiếp tục dõi đôi mắt đau đáu, đầy vẻ đăm chiêu về phía sân khấu.
Đến hiện đại từ truyền thống
Bên cạnh đó, "Xẩm tàu điện - Văn hóa đường phố Hà thành" đã giới thiệu đến khán giả loại hình hát xẩm mang nét độc đáo khác biệt với xẩm truyền thống từ ca từ, nhạc cụ cho đến trang phục của người biểu diễn.
Sự tương tác của những bức tranh 3D tái hiện hình ảnh phố cổ Hà Nội trong không gian chương trình đưa đến cho công chúng cảm giác gần gũi hơn để cảm nhận sâu hơn những giai điệu, ca từ của xẩm, đặc biệt là với thế hệ trẻ - những người chưa bao giờ thưởng thức loại hình nghệ thuật xẩm tàu điện.
Đứng lặng đi trước bức tranh vẽ Ô Quan trưởng ở thế kỷ trước, Thùy Linh (sinh viên Đại học Văn hóa Hà Nội) cho hay: “Những bức tranh này giúp em hình dung rõ hơn về không gian phố phường Hà Nội thế kỷ trước và môi trường diễn xướng của xẩm tàu điện. Từ đó, em hiểu hơn ý nghĩa ca từ của những làn điệu xẩm cũng như cuộc sống sinh hoạt, những tâm tư tình cảm của người Hà thành xưa được gửi gắm trong đó.”
Sự góp mặt của nghệ sỹ nhí Thanh Thanh Tấm đã khiến không ít người xem xúc động. Một cô bé học sinh tiểu học 10 tuổi hát “Nhị tình” rất bản lĩnh với những đoạn luyến láy đầy ấn tượng.
“Thật đáng mừng vì bây giờ vẫn có những bạn nhỏ say mê với nghệ thuật truyền thống như vậy. Tôi rất bất ngờ khi cô bé bước lên sân khấu bởi theo tôi được biết, chủ yếu hiện nay các bạn trẻ chỉ thích học múa ba lê, học đàn piano… chứ hiếm ai say mê với xẩm như vậy,” một khán giả nói.
Điều này quả cũng không sai bởi trước giờ diễn, chính nghệ sỹ nhí này cũng tâm sự: “Cháu học hát xẩm từ khoảng 5 tuổi nhưng cháu không hát ở lớp học bao giờ bởi vì các bạn sẽ cười ồ lên, làm cháu thấy ngại.” Câu nói hồn nhiên của một cô bé khiến không ít người lớn phải lắng lòng nghĩ lại.
Đến với chương trình, Tiến sỹ, Nghệ sỹ Nhân dân Phạm Thị Thành cho biết: Những làn điệu xẩm được trình diễn ở đây cũng có những điểm cách tân để phù hợp hơn với đời sống hiện đại, đặc biệt là về mặt câu chữ. Ví dụ như khi nãy nghệ sỹ hát “anh yêu em” nhưng quả thực, trước đây người ta không sử dụng từ ‘yêu’ mà sẽ là “anh phải lòng em.” Điều đó cho thấy sự kết hợp giữa truyền thống và hiện đại để đưa nghệ thuật đến gần hơn với công chúng.
Khi tàu điện không còn, như một quy luật, hát xẩm cũng vắng bóng trong đời sống đô thị. "Xẩm tàu điện - Văn hóa đường phố Hà Thành" được tổ chức như một lời nhắc nhở về quá khứ. Chương trình kéo dài hết ngày 28/10 tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam (36 Lý Thường Kiệt, Hà Nội)./
Sau khoảng 20 năm vắng bóng, sự trở lại lần này của loại hình nghệ thuật xẩm tàu điện đã làm sống lại một nét văn hóa đặc trưng của Hà Nội xưa.
Câu chuyện về một Hà Nội… đã xa
Xẩm tàu điện ra đời, tồn tại và phát triển gắn liền với hoạt động của tàu điện Hà Nội trong giai đoạn từ 1900-1992. Những chuyến tàu điện đã trở thành không gian diễn xướng lý tưởng cho xẩm - một loại hình âm nhạc đường phố “độc nhất vô nhị.”
Khác với xẩm chợ là những làn điệu vui tươi, hóm hỉnh, xẩm tàu điện tái hiện cuộc sống thị thành mang giai điệu mượt mà, ca từ trong sáng; đan lồng vào đó là những câu chuyện cuộc sống, những tâm tư tình cảm rất đời thường của người dân.
Ở chương trình lần này, các nghệ sỹ đã mang đến cho công chúng Thủ đô câu chuyện về một gia đình hát xẩm mưu sinh trên chuyến tàu điện với hình ảnh: một ông chồng mù, một bà vợ lắm lời và thằng cu Tý kéo nhị cặm cụi với công việc.
Những làn điệu xẩm quen thuộc như “Anh Khóa,” “Vui nhất Hà thành,”… qua giọng ca ngọt ngào, đầy cảm xúc của các nghệ sỹ từng nhiều năm đeo đẳng với nghệ thuật truyền thống như Nghệ sỹ ưu tú Thanh Ngoan, Nghệ sỹ ưu tú Thế Dân… đã làm sống lại nhịp điệu, bức tranh đời sống Thủ đô một thuở với niềm tự hào về một Hà thành 36 phố phường, người đến kẻ đi tấp nập, rộn rã…
Không gian, đời sống sinh hoạt với những chuyện mưu sinh, bán mua của người Hà Nội thế kỉ trước trở về sinh động, gần gũi hơn nữa qua lời rao bán hàng tăm tre, thuốc cam hàng Bạc, dầu cù là… vang trên nền âm của tiếng nhị, tiếng song loan.
Bác Nguyễn Nam (Hoàng Hoa Thám, Hà Nội) cho biết: “Đến chương trình này, tôi muốn tìm lại ký ức xưa và tôi đã tìm được. Thực sự rất xúc động! Gia đình tôi có đến ba đời (ông nội tôi, bố tôi và tôi) đã đi tàu điện và thưởng thức những làn điệu xẩm.”
“Giờ nghe xẩm để hình dung lại cuộc sống mưu sinh của những nghệ sỹ đường phố nghèo dạo ấy và hồi tưởng lại tuổi thơ của chính mình. Có khi không có tiền đi tàu điện nhưng thấy gánh hát xẩm là cố chạy bộ cả một đoạn đường dài, đuổi theo xe điện để được nghe xẩm. Mê lắm những câu hát chạm được vào lòng trắc ẩn của người đời!” người đàn ông tóc hoa râm chia sẻ thêm, giọng nghẹn ngào. Nói rồi, bác tiếp tục dõi đôi mắt đau đáu, đầy vẻ đăm chiêu về phía sân khấu.
Đến hiện đại từ truyền thống
Bên cạnh đó, "Xẩm tàu điện - Văn hóa đường phố Hà thành" đã giới thiệu đến khán giả loại hình hát xẩm mang nét độc đáo khác biệt với xẩm truyền thống từ ca từ, nhạc cụ cho đến trang phục của người biểu diễn.
Sự tương tác của những bức tranh 3D tái hiện hình ảnh phố cổ Hà Nội trong không gian chương trình đưa đến cho công chúng cảm giác gần gũi hơn để cảm nhận sâu hơn những giai điệu, ca từ của xẩm, đặc biệt là với thế hệ trẻ - những người chưa bao giờ thưởng thức loại hình nghệ thuật xẩm tàu điện.
Đứng lặng đi trước bức tranh vẽ Ô Quan trưởng ở thế kỷ trước, Thùy Linh (sinh viên Đại học Văn hóa Hà Nội) cho hay: “Những bức tranh này giúp em hình dung rõ hơn về không gian phố phường Hà Nội thế kỷ trước và môi trường diễn xướng của xẩm tàu điện. Từ đó, em hiểu hơn ý nghĩa ca từ của những làn điệu xẩm cũng như cuộc sống sinh hoạt, những tâm tư tình cảm của người Hà thành xưa được gửi gắm trong đó.”
Sự góp mặt của nghệ sỹ nhí Thanh Thanh Tấm đã khiến không ít người xem xúc động. Một cô bé học sinh tiểu học 10 tuổi hát “Nhị tình” rất bản lĩnh với những đoạn luyến láy đầy ấn tượng.
“Thật đáng mừng vì bây giờ vẫn có những bạn nhỏ say mê với nghệ thuật truyền thống như vậy. Tôi rất bất ngờ khi cô bé bước lên sân khấu bởi theo tôi được biết, chủ yếu hiện nay các bạn trẻ chỉ thích học múa ba lê, học đàn piano… chứ hiếm ai say mê với xẩm như vậy,” một khán giả nói.
Điều này quả cũng không sai bởi trước giờ diễn, chính nghệ sỹ nhí này cũng tâm sự: “Cháu học hát xẩm từ khoảng 5 tuổi nhưng cháu không hát ở lớp học bao giờ bởi vì các bạn sẽ cười ồ lên, làm cháu thấy ngại.” Câu nói hồn nhiên của một cô bé khiến không ít người lớn phải lắng lòng nghĩ lại.
Đến với chương trình, Tiến sỹ, Nghệ sỹ Nhân dân Phạm Thị Thành cho biết: Những làn điệu xẩm được trình diễn ở đây cũng có những điểm cách tân để phù hợp hơn với đời sống hiện đại, đặc biệt là về mặt câu chữ. Ví dụ như khi nãy nghệ sỹ hát “anh yêu em” nhưng quả thực, trước đây người ta không sử dụng từ ‘yêu’ mà sẽ là “anh phải lòng em.” Điều đó cho thấy sự kết hợp giữa truyền thống và hiện đại để đưa nghệ thuật đến gần hơn với công chúng.
Khi tàu điện không còn, như một quy luật, hát xẩm cũng vắng bóng trong đời sống đô thị. "Xẩm tàu điện - Văn hóa đường phố Hà Thành" được tổ chức như một lời nhắc nhở về quá khứ. Chương trình kéo dài hết ngày 28/10 tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam (36 Lý Thường Kiệt, Hà Nội)./
Phương Mai (Vietnam+)