Một nghiên cứu mới công bố trên tạp chí Science vừa đưa ra kết luận gây sốc: thói quen ăn ngọt trong hai năm đầu đời có thể làm tăng đáng kể nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và huyết áp cao ở tuổi trưởng thành.
Nhóm nghiên cứu từ Đại học Nam California (Mỹ) đã phân tích dữ liệu từ thời kỳ phân phối đường theo tem phiếu ở Anh những năm 1950.
Kết quả cho thấy trẻ em tiêu thụ nhiều đường từ 6 tháng tuổi có nguy cơ mắc bệnh mãn tính cao hơn rõ rệt trong những thập kỷ sau đó.
Đáng chú ý, ngay cả việc thai nhi phơi nhiễm với đường qua chế độ ăn của mẹ cũng làm tăng nguy cơ tiểu đường và huyết áp cao so với những người được thụ thai trong thời kỳ hạn chế đường.
Nhà kinh tế học Tadeja Gračner, trưởng nhóm nghiên cứu chia sẻ: "So sánh sức khỏe giữa những người sinh ra trong thời kỳ tem phiếu (10/1951-6/1954) và sau đó (7/1954-3/1956) cho thấy sự khác biệt rõ ràng. Nhóm hạn chế đường có nguy cơ tiểu đường thấp hơn 35% và nguy cơ cao huyết áp thấp hơn 20%."
Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo không nên quá lo lắng. "Phụ nữ mang thai và cha mẹ không cần cấm hoàn toàn đường trong khẩu phần ăn. Điều quan trọng là tiết chế vừa phải," bà Gračner nhấn mạnh.
Hiện tại ở Mỹ, phụ nữ mang thai và cho con bú thường tiêu thụ lượng đường cao gấp 3 lần khuyến nghị.
Nghiên cứu này là lời cảnh tỉnh về tầm quan trọng của dinh dưỡng sớm đối với sức khỏe lâu dài, đồng thời kêu gọi tăng cường giáo dục dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai và cha mẹ có con nhỏ./.
Ăn táo mỗi ngày có thể giúp ngăn ngừa đột quỵ và bệnh tiểu đường
Ăn táo mỗi ngày mang đến nhiều lợi ích, bao gồm cải thiện sức khỏe đường ruột, giảm nguy cơ về các vấn đề sức khỏe như đột quỵ, tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh tim và một số bệnh ung thư.