Thời điểm để Mỹ xây dựng liên minh hàng hải tại châu Á

Hai tàu sân bay Mỹ hoạt động ở Biển Đông trong những tuần gần đây là một lời nhắc nhở rằng có 2 Hải quân Mỹ: một khiến kẻ thù sợ hãi và một khiến mọi người phải "vò đầu bứt tai."
Thời điểm để Mỹ xây dựng liên minh hàng hải tại châu Á ảnh 1Tàu USS Tripoli. (Nguồn: US Navy)

Theo trang asiatimes.com, hai tàu sân bay Mỹ hoạt động ở Biển Đông trong những tuần gần đây là một lời nhắc nhở rằng có 2 Hải quân Mỹ: một khiến kẻ thù sợ hãi và một khiến mọi người phải "vò đầu bứt tai."

Trong 10 tháng qua, Hải quân Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLAN) đã ra mắt 2 tàu tấn công đổ bộ Type 075 và một chiếc thứ ba dự kiến sẽ sớm đưa vào hoạt động.

Trong khi đó, Hải quân Mỹ gần đây đã ủy thác một tàu tấn công đổ bộ, USS Tripoli, trong khi một tàu khác, USS Bonhomme Richard, đã bị bốc cháy tại bến tàu ở San Diego hai tuần trước.

USS Bonhomme Richard đã gần như hoàn tất quá trình đại tu để điều khiển các máy bay chiến đấu tàng hình F35B. Hải quân Mỹ trên toàn thế giới chỉ có 10 tàu đổ bộ boong lớn (và có thể chỉ còn 9 vì Bonhomme Richard bị tháo dỡ) có khả năng hoạt động như tàu sân bay nhỏ- và chỉ có 3 trong số đó hiện có thể vận hành F35B.

Thông thường phải cần một đội 4 tàu để điều động một tàu đến châu Á hoặc các nơi khác trên thế giới. Trong khi một tàu được triển khai, một tàu đang được đại tu, một tàu đang được chuẩn bị để triển khai và một tàu dự phòng trong trường hợp khẩn cấp.

Nhưng có một điều đáng báo động hơn. Nếu việc mất một con tàu đổ bộ làm đảo lộn mọi thứ, người ta có thể tự hỏi liệu các nhà lãnh đạo cấp cao nhất của Hải quân Mỹ trong 20 năm qua có cân nhắc chiến đấu với một kẻ thù nguy hiểm và khả năng mất một vài tàu trong một buổi chiều không?

[Mỹ tăng cường năng lực tác chiến điện tử ở Biển Đông]

Có lẽ không. Hãy xem xét tàu chiến duyên hải USN, phù hợp để đối phó cướp biển hơn là chiến đấu với hải quân Trung Quốc. Và còn có tàu khu trục lớp Zumwalt, một thất bại khi chi 20 tỷ USD để sản xuất 3 tàu và súng không hoạt động.

Một điều tệ hại khác là Hải quân đã cố tình giảm bớt việc huấn luyện các sỹ quan tác chiến mặt nước bắt đầu từ khoảng năm 2000, cho rằng họ sẽ học hỏi “trong quá trình làm việc” sau khi xuất hiện trên con tàu đầu tiên của họ.

Và trong nhiệm kỳ của Ray Mabus với tư cách Bộ trưởng Hải quân Mỹ từ năm 2009 đến 2017, kỹ thuật với đồng minh đã được ưu tiên hơn việc đánh bại PLAN.

Vì vậy, Hải quân Mỹ hiện đang bị dàn mỏng trong khi Hải quân Trung Quốc vượt trội và, trong một số trường hợp, đánh bại Mỹ.

Trở lại với Bonhomme Richard và tình hình những chiếc tàu đổ bộ của Hải quân. Tàu đổ bộ không bao giờ là ưu tiên của Hải quân Mỹ so với tàu sân bay, tàu khu trục, tàu khu trục nhỏ và tàu ngầm.

Đó là số phận của cái gọi là “hải quân cá sấu." Nhưng ngay cả khi Hải quân Mỹ chỉ chế tạo tàu đổ bộ theo yêu cầu, những người bạn của Mỹ có rất nhiều tàu đổ bộ.

Quân đội các quốc gia đồng minh hoặc bạn bè của Mỹ ở châu Á, từ Hàn Quốc đến Ấn Độ, có tổng cộng ít nhất 50 tàu đổ bộ các loại. Phải thừa nhận rằng không phải tất cả đều hiện đại nhất, nhưng chúng sẽ hoạt động.

Ví dụ, Nhật Bản có 7 chiếc tàu ngầm và trong số đó có 2 tàu lớp Izumo mới có thể điều khiển F35B. Hải quân Hoàng gia Australia có 3 tàu đổ bộ, trong đó 2 tàu mới hơn là HMAS Adelaide và HMAS Canberra.

Những chiếc này có thể điều khiển F35B mà không cần đại tu nhiều và tốn kém. Trong khi đó, máy bay mặt đất của Không quân Hoàng gia Australia có cơ hội tìm ra cách hỗ trợ Hải quân Hoàng gia Australia (RAN).

Vì vậy, có lẽ vụ hỏa hoạn của Bonhomme Richard sẽ thúc đẩy hành động. Tại sao không thành lập một lực lượng đặc nhiệm đổ bộ đa quốc gia, tương tự như nhóm sẵn sàng đổ bộ của Hải quân/Thủy quân lục chiến USN?

Cấu hình khác nhau, nhưng Nhóm sẵn sàng đổ bộ (ARG) thường gồm 3 tàu đổ bộ- trong số đó có một tàu boong lớn- và một vài nghìn lính thủy đánh bộ được trang bị vũ khí, máy bay, phương tiện và thiết bị. Điều này sẽ làm giảm một số áp lực đối với lực lượng đổ bộ của Mỹ.

Hiện tại chỉ có một đơn vị như vậy được triển khai ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, được tạo thành từ Đơn vị thám hiểm biển 31 tại Okinawa và Phi đội đổ bộ 11 tại Sasebo, Nhật Bản. Đó là khu vực lãnh thổ rất rộng để một ARG bảo vệ.

Những bước đầu tiên là gì? Để bắt đầu, thành lập đơn vị ban đầu là một vấn đề của Mỹ và Australia. Các lực lượng Mỹ và Australia đã hợp tác với nhau rất tốt. Căn cứ được đặt tại Darwin, miền Bắc Australia. Hạ tầng cơ sở cảng tuyệt vời có sẵn và có thể được cải thiện.

Cảng biển này cũng là một vị trí thuận lợi, có thể dễ dàng tiếp cận trực tiếp với trung tâm của Đông Nam Á. Xa hơn nữa là biến Darwin thành một căn cứ ở châu Á tương đương với trung tâm huấn luyện đổ bộ của Hải quân Mỹ tại Coronado, gần San Diego.

Trong khả năng sớm nhất, có thể mời Hải quân Nhật Bản (Lực lượng phòng vệ hàng hải) và Lữ đoàn đổ bộ nhanh của Lực lượng phòng vệ mặt đất gia nhập đơn vị trên.

Thay vì chỉ thực hiện các cuộc tập trận khuôn mẫu chuyên nghiệp và “các cam kết lãnh đạo chủ chốt,” có một phản ứng dây chuyền chính trị khi các lực lượng được liên kết chặt chẽ và thường xuyên hoạt động cùng nhau. Điều này xây dựng lòng tin từ cả hai phía và tạo cảm giác bình đẳng vốn rất quan trọng nhưng thường bị bỏ qua.

Các quốc gia khác cũng có thể muốn vậy. Ấn Độ, Đài Loan, Hàn Quốc, Indonesia, Singapore, Philippines, New Zealand và các nước khác đều có tàu hoặc lực lượng đổ bộ có thể tham gia định kỳ hoặc thậm chí tích hợp sâu hơn vào một lực lượng đổ bộ của “các quốc gia tự do.” Điều này có thể dẫn đến 2 nhóm đổ bộ trong tương lai.

Chứng kiến tàu Bonhomme Richard bị cháy là điều khó chịu. Nhưng có lẽ đây sẽ là điều cần thiết để biến ý tưởng về một đơn vị thám hiểm hàng hải đa quốc gia hay ARG ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương trở thành hiện thực.

Người ta gợi ý Hải quân và Thủy quân lục chiến Mỹ có thể nỗ lực nhiều hơn để phát triển và tích hợp khả năng đổ bộ của các đối tác. Thật vậy, tất cả các cuộc thảo luận về “khả năng tương tác” giữa quân đội Mỹ và quân đội nước ngoài đã quá thường xuyên được nêu tên, mặc dù mọi cuộc tập trận trong 50 năm qua đều tuyên bố “cải thiện khả năng tương tác” của nhau là một mục tiêu, và mỗi cuộc tập trận đều được tuyên bố là thành công vang dội.

Tuy nhiên, vài năm trước, Thủy quân lục chiến Mỹ đã lưu ý rằng không có một lực lượng đối tác nào có thể thực hiện một hoạt động đổ bộ trong thế giới thực trong một thời gian ngắn.

Tuy nhiên, điều quan trọng là bù đắp thời gian đã mất. Nếu quyết tâm, sẽ mất một hoặc hai ngày để các sỹ quan trẻ và giỏi có thể hoàn thành công việc. Hải quân Mỹ có nhiều kinh nghiệm làm việc với hải quân khu vực. Và Hạm đội 7 của Mỹ đóng tại Nhật Bản thậm chí có thể đã có kế hoạch.

Trên thực tế, thách thức lớn nhất của tất cả các bên có thể là triển khai Hải quân Australia đến phía Bắc nước này. Khu vực đó hoang vu và nóng hơn. Mặc dù không có gì giống như chiến dịch Đường Kokoda năm 1942./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục