Thời đại của chủ nghĩa quốc tế trên thế giới đã đến hồi kết?

Khi đại dịch COVID-19 đặt dấu chấm hết cho chủ nghĩa quốc tế, chủ nghĩa khu vực sẽ thay thế nó cả về nội dung lẫn hình thức.
Thời đại của chủ nghĩa quốc tế trên thế giới đã đến hồi kết? ảnh 1Cờ NATO. (Nguồn: Reuters)

Theo trang mạng nationalinterest.org, các kỷ nguyên đỉnh cao của lịch sử hiện đại gần đây đã được thiết lập thông qua các cuộc xung đột toàn cầu; từ việc chuyển từ thời đại của các đế chế thành các nước cộng hòa hiện đại sau khi kết thúc Chiến tranh Thế giới thứ nhất, cho đến sự chấm dứt phân chia giữa Đông-Tây do hậu quả của Chiến tranh Thế giới thứ hai.

Tuy nhiên, “kỷ nguyên thứ ba” của cuộc đấu tranh vĩnh cửu giữa chủ nghĩa quốc tế và chủ nghĩa khu vực không đến từ nòng súng, mà là sự xuất hiện của một đại dịch toàn cầu.

Hơn bao giờ hết, chủ nghĩa đơn phương và các liên minh gần gũi là phương pháp luận mà nhiều nhà nước đang định vị lại quốc gia của họ giữa những thất vọng trong việc giải quyết vấn đề toàn cầu.

Trước đây, một cách tiếp cận công thức có nghĩa là chủ nghĩa quốc tế phải trả giá bằng chủ nghĩa khu vực hoặc ngược lại. Tuy nhiên, như chúng ta đã thấy trong đại dịch COVID-19, đây không phải là một cách tiếp cận khả thi để tiến về phía trước vì không quốc gia nào có thể trở thành một thế lực quốc tế nếu sức mạnh của họ trên sân nhà bị nghi ngờ. Anh và Thổ Nhĩ Kỳ - hai trong số các đồng minh mạnh mẽ nhất của Mỹ trong Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) - đang vạch ra một lộ trình đơn phương cho mình trong khi duy trì các mục tiêu đa phương chung cho Mỹ.

Cả Anh và Thổ Nhĩ Kỳ, hiện là hai trong số các quốc gia thành viên tích cực nhất của liên minh NATO với quân đội đồn trú trên nhiều lục địa và khu vực, là bằng chứng cho thấy một quốc gia có thể vừa là một người chơi quốc tế vừa hoàn thành vai trò khu vực của mình (bên ngoài của Liên minh châu Âu).

[NATO chính thức khởi động tiến trình kết nạp Thụy Điển, Phần Lan]

Quan hệ song phương giữa Anh và Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ, và đặc biệt là Lực lượng vũ trang Thổ Nhĩ Kỳ, đang ở mức cao nhất kể từ Cuộc chiến Crimea. Điều này đã được thể hiện gần đây nhất thông qua chuyến thăm chuẩn bị cho tổng thống tương lai của Thổ Nhĩ Kỳ, cựu Tướng Hulusi Akar, một cựu chiến binh có thành tích trong việc đạt được các mục tiêu của NATO và bảo vệ biên giới của Thổ Nhĩ Kỳ.

Các quốc gia Địa Trung Hải, gắn liền với di sản từ La Mã đến Ottoman, từ lâu đã tìm cách thống nhất dưới ngọn cờ của một nền văn hóa chung, các mục tiêu phòng thủ chung và lợi ích kinh tế hợp tác.

Khi đại dịch COVID-19 đặt dấu chấm hết cho chủ nghĩa quốc tế, chủ nghĩa khu vực sẽ thay thế nó cả về nội dung lẫn hình thức. Ví dụ điển hình của sự chuyển đổi này là ở Địa Trung Hải, nơi Mỹ - đóng vai trò là "nhà vua" - hợp tác với Thổ Nhĩ Kỳ và Anh cùng với nhà nước Israel thông qua các hiệp ước phòng vệ lẫn nhau.

Như được thấy qua sự tức giận của người dân Ukraine và những nỗ lực của họ để bảo vệ tổ quốc, chỉ có sức mạnh nội bộ của nhà nước cùng với các liên minh khu vực mới có khả năng răn đe những kẻ đang tìm cách chiếm đoạt chủ quyền của một quốc gia.

Thật vậy, những lời kêu gọi ủng hộ của Ukraine phần lớn đã không được đáp lại, và những thất vọng về sự thờ ơ của người châu Âu đối với các lệnh trừng phạt Nga đã khiến người dân Ukraine đang xem xét lại ý nghĩa của việc tự vệ trong một khu vực mà kẻ xâm lược ẩn náu hàng ngày.

Thổ Nhĩ Kỳ và Anh - vốn đang hành động khá cân bằng trong bản sắc khu vực và tích cực cung cấp cho Ukraine các khả năng phòng thủ thông qua việc triển khai máy bay không người lái Bayraktar của Thổ Nhĩ Kỳ và tên lửa Brimstone của Anh - đang cho thấy những lợi ích trong khả năng tác chiến khi họ hành động một cách độc lập trong bộ máy quốc tế cồng kềnh.

Các bước chuẩn bị liên quan đến cách tiếp cận “ở lại phía sau”, theo đó các đơn vị kháng chiến thân thiện được bố trí sẵn trong lãnh thổ của một quốc gia để chống lại sự xâm nhập hoặc xâm lược tiềm tàng của kẻ thù, là rất quan trọng để đảm bảo các cấu trúc đảm bảo sự ổn định trong Chiến tranh Lạnh.

Các hoạt động này có thể đảm bảo các chính phủ trong các quốc gia NATO (hoặc các quốc gia ngoại vi khác) được bảo vệ trước sự xâm nhập của Nga và Trung Quốc.

Các cơ chế được xây dựng thông qua hợp tác quân sự-dân sự cũng nhằm mục đích khôi phục các giá trị của chủ nghĩa Đại Tây Dương theo yêu cầu thông qua các cơ chế trực tiếp như sử dụng các cơ cấu chỉ huy địa phương liên kết với NATO cũng như các phương pháp gián tiếp nhằm kiềm chế ảnh hưởng của Liên bang Nga và/hoặc Trung Quốc trong khu vực tư nhân.

Câu nói nổi tiếng của người khai sinh ra nhà nước Thổ Nhĩ Kỳ Atatürk, “hòa bình ở quê hương, hòa bình trên thế giới,” vẫn được Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ ghi nhớ cho đến ngày nay. Một quốc gia đủ tự tin để tham gia vào vũ đài quốc tế trong khi không hề phải hy sinh bản sắc của mình dù ở khu vực hay ở quê nhà đang nổi lên như Lực lượng vũ trang Thổ Nhĩ Kỳ đang hoạt động ở các biên giới từ Libya đến Azerbaijan, từ Bắc Phi đến Trung Đông và quan trọng nhất là từ Balkan đến Địa Trung Hải.

Họ đang chống lại Nga và các lợi ích Trung Quốc thông qua việc triển khai quân sự trực tiếp và gián tiếp ở nước ngoài, biến họ thành một cường quốc không thể thiếu của NATO.

Tương tự như vậy, khi Anh chuẩn bị có ban lãnh đạo mới, cả hai đảng chính dường như đang tách xa khỏi “lực hướng tâm” vốn đã tạo điều kiện cho tính liên tục của họ trong thời hiện đại. Bầu không khí này đang cho thấy sự rời xa chủ nghĩa Thatcher đối với Đảng Bảo thủ và sự rời ra chủ nghĩa Attlee đối với Công đảng.

Tuy nhiên, năng lực quân sự của Anh đang ở vị trí rất tốt để tiếp tục bảo vệ các tuyến đường biển quan trọng và cho phép “trật tự được thiết lập dựa trên quy tắc” phát triển mạnh mẽ. Do đó, thủ tướng sắp tới chắc chắn sẽ tận dụng sức mạnh hải quân của Anh trong các cuộc đàm phán hoặc trong một cuộc xung đột.

Một quốc gia chỉ có thể là một người chơi toàn cầu nếu quốc gia đó hoàn thành tốt trách nhiệm của mình ở cả trong nước và ở các khu vực lân cận. Do đó, người dân của Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ và Vương quốc Anh hiện đại đang khởi động một chủ nghĩa đơn phương cần thiết, có thể là chất xúc tác chính cho một chủ nghĩa đa phương đang hồi sinh dựa trên khả năng đạt được các mục tiêu toàn cầu mà không ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, thậm chí trong các liên minh quốc tế gần gũi./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục