Thỏa thuận hợp tác hạt nhân dân sự giữa Mátxcơva và Washington, có tên gọi "Thỏa thuận 123," cho phép các công ty Mỹ xuất khẩu công nghệ hạt nhân sang Nga, đã bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày 11/1, sau khi Đại sứ Mỹ tại Nga, ông John Beyrle và Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov trao đổi công hàm.
Thỏa thuận trên, được Quốc hội Mỹ thông qua hồi tháng 12/2010, sẽ giúp hai nước thắt chặt quan hệ hợp tác trong lĩnh vực nghiên cứu hạt nhân dân sự, đồng thời cho phép Nga và Mỹ trao đổi công nghệ năng lượng hạt nhân, thực hiện các dự án điện hạt nhân thương mại chung và phối hợp chặt chẽ hơn trong việc chống phổ biến hạt nhân.
Ngoài ra, văn kiện này cũng "bật đèn xanh" cho phép Nga tiếp cận các công nghệ hạt nhân tiên tiến của Mỹ và các thị trường hạt nhân, cũng như nhập khẩu các nguyên liệu hạt nhân có nguồn gốc Mỹ để cất giữ và tái chế. Thỏa thuận có thời hạn trong 30 năm.
Hồi tháng Năm năm ngoái, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã khôi phục thỏa thuận kể trên, gần hai năm sau khi văn kiện này bị hủy bỏ dưới thời chính quyền tiền nhiệm George W. Bush. Năm 2008, ông Bush đã ký với Tổng thống Nga khi đó là Vladimir Putin văn kiện này.
Mátxcơva hy vọng thỏa thuận với Mỹ sẽ mang lại các hợp đồng lớn cho ngành công nghiệp hạt nhân của nước này, trong đó có các dự án làm giàu urani và sản xuất nhiên liệu urani.
Ông Sergei Kirizenko, người đứng đầu Tập đoàn điện hạt nhân Rosatom của Nga, nhấn mạnh Mỹ hiện là "thị trường quan trọng" của Rosatom, công ty cung cấp hơn 40% nhiên liệu hạt nhân của Mỹ theo một chương trình có tên gọi "Triệu tấn MW"./.
Thỏa thuận trên, được Quốc hội Mỹ thông qua hồi tháng 12/2010, sẽ giúp hai nước thắt chặt quan hệ hợp tác trong lĩnh vực nghiên cứu hạt nhân dân sự, đồng thời cho phép Nga và Mỹ trao đổi công nghệ năng lượng hạt nhân, thực hiện các dự án điện hạt nhân thương mại chung và phối hợp chặt chẽ hơn trong việc chống phổ biến hạt nhân.
Ngoài ra, văn kiện này cũng "bật đèn xanh" cho phép Nga tiếp cận các công nghệ hạt nhân tiên tiến của Mỹ và các thị trường hạt nhân, cũng như nhập khẩu các nguyên liệu hạt nhân có nguồn gốc Mỹ để cất giữ và tái chế. Thỏa thuận có thời hạn trong 30 năm.
Hồi tháng Năm năm ngoái, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã khôi phục thỏa thuận kể trên, gần hai năm sau khi văn kiện này bị hủy bỏ dưới thời chính quyền tiền nhiệm George W. Bush. Năm 2008, ông Bush đã ký với Tổng thống Nga khi đó là Vladimir Putin văn kiện này.
Mátxcơva hy vọng thỏa thuận với Mỹ sẽ mang lại các hợp đồng lớn cho ngành công nghiệp hạt nhân của nước này, trong đó có các dự án làm giàu urani và sản xuất nhiên liệu urani.
Ông Sergei Kirizenko, người đứng đầu Tập đoàn điện hạt nhân Rosatom của Nga, nhấn mạnh Mỹ hiện là "thị trường quan trọng" của Rosatom, công ty cung cấp hơn 40% nhiên liệu hạt nhân của Mỹ theo một chương trình có tên gọi "Triệu tấn MW"./.
(TTXVN/Vietnam+)