Ngày 1/8, giá dầu trên thị trường châu Á được đẩy lên, trong bối cảnh các nhà lãnh đạo của hai đảng Dân chủ và Cộng hòa của Mỹ đã đạt được thỏa thuận vào phút chót về vấn đề nâng mức trần nợ công.
Chiều 1/8 tại Sàn giao dịch điện tử Singapore, giá dầu ngọt nhẹ New York giao tháng 9/2011 tăng 1,18 USD lên 96,88 USD/thùng; còn giá dầu Brent Biển Bắc tăng 1,35 USD lên 118,09 USD/thùng.
Victor Shum, nhà phân tích thuộc công ty tư vấn Purvin and Gertz, có trụ sở tại Singapore, nhận định việc Thượng viện và Hạ viện Mỹ đạt được sự đồng thuận về mức trần nợ là nhân tố chính chi phối giá dầu trong phiên này.
Phát biểu tại Nhà Trắng, Tổng thống Mỹ Brack Obama nhấn mạnh các nhà lãnh đạo lưỡng đảng đã đạt được thỏa thuận nhằm giảm thâm hụt ngân sách và tránh kịch bản vỡ nợ. Theo thỏa thuận này, Mỹ sẽ nâng trần nợ công, hiện được giới hạn ở mức 14.300 tỷ USD, thêm khoảng 2.400 tỷ USD và cắt giảm thâm hụt ngân sách khoảng 2.500 tỷ USD trong vòng 10 năm tới.
Việc giảm thâm hụt ngân sách được tiến hành theo hai giai đoạn, trong đó giai đoạn đầu cắt giảm khoảng 1.000 tỷ USD và giai đoạn hai giảm 1.500 tỷ USD.
Tuần trước, mối lo sợ lưỡng đảng tại Mỹ không đạt thỏa thuận về nâng mức trần nợ đã phủ bóng đen lên thị trường dầu mỏ, vì nếu nước Mỹ vỡ nợ, nó sẽ gây chấn động lớn đến kinh tế toàn cầu và có thể đẩy thế giới lâm vào một cuộc khủng hoảng tài chính mới. Hiện Mỹ là quốc gia tiêu thụ dầu mỏ lớn nhất giới./.
Chiều 1/8 tại Sàn giao dịch điện tử Singapore, giá dầu ngọt nhẹ New York giao tháng 9/2011 tăng 1,18 USD lên 96,88 USD/thùng; còn giá dầu Brent Biển Bắc tăng 1,35 USD lên 118,09 USD/thùng.
Victor Shum, nhà phân tích thuộc công ty tư vấn Purvin and Gertz, có trụ sở tại Singapore, nhận định việc Thượng viện và Hạ viện Mỹ đạt được sự đồng thuận về mức trần nợ là nhân tố chính chi phối giá dầu trong phiên này.
Phát biểu tại Nhà Trắng, Tổng thống Mỹ Brack Obama nhấn mạnh các nhà lãnh đạo lưỡng đảng đã đạt được thỏa thuận nhằm giảm thâm hụt ngân sách và tránh kịch bản vỡ nợ. Theo thỏa thuận này, Mỹ sẽ nâng trần nợ công, hiện được giới hạn ở mức 14.300 tỷ USD, thêm khoảng 2.400 tỷ USD và cắt giảm thâm hụt ngân sách khoảng 2.500 tỷ USD trong vòng 10 năm tới.
Việc giảm thâm hụt ngân sách được tiến hành theo hai giai đoạn, trong đó giai đoạn đầu cắt giảm khoảng 1.000 tỷ USD và giai đoạn hai giảm 1.500 tỷ USD.
Tuần trước, mối lo sợ lưỡng đảng tại Mỹ không đạt thỏa thuận về nâng mức trần nợ đã phủ bóng đen lên thị trường dầu mỏ, vì nếu nước Mỹ vỡ nợ, nó sẽ gây chấn động lớn đến kinh tế toàn cầu và có thể đẩy thế giới lâm vào một cuộc khủng hoảng tài chính mới. Hiện Mỹ là quốc gia tiêu thụ dầu mỏ lớn nhất giới./.
Trà My (TTXVN/Vietnam+)