Cuộc bỏ phiếu trưng cầu ý dân phải được tôn trọng, nhưng các "lằn ranh đỏ" của bà Theresa May sẽ phải mờ dần. Giờ là lúc để chìa tay ra với Công đảng.
Bài viết trên trang mạng theguardian.com mới đây nhận định "hố ngăn cách" Brexit dường như không thể vượt qua. Không có hướng đi nào để giải quyết bế tắc.
Tối 14/3, một tia sáng đã xuất hiện ở cuối con đường khi Quốc hội Anh quyết định yêu cầu Liên minh châu Âu (EU) hoãn thời hạn chót Anh phải rời khỏi EU (Brexit) và kéo dài giai đoạn đàm phán, có thể là 3 tháng.
Họ đã làm vậy, mà không biết xấu hổ, vì không thể nhất trí về việc phải làm gì tiếp theo.
EU, một cách hợp lý, sẽ đặt câu hỏi tại sao. Nếu Anh đã không thể quyết định về vấn đề Brexit trong hai năm rưỡi qua thì 3 tháng có khác gì?
Câu trả lời là Theresa May đang từ chối vứt bỏ những "lằn ranh đỏ" và những nỗ lực điên cuồng của bà để xoa dịu phe cánh hữu trong đảng Bảo thủ.
Tuy nhiên, thỏa thuận Brexit của bà cho đến nay vẫn chưa làm họ hài lòng, và giờ thỏa thuận đó đã thất bại hai lần, với đa số lớn trong Quốc hội phản đối. Ngạc nhiên là, bà muốn thử một lần nữa vào đầu tuần này.
Bà May hy vọng rằng bà có thể dọa nạt, mua chuộc hoặc thậm chí thuyết phục một vài nghị sĩ trong đảng Bảo thủ thay đổi suy nghĩ.
Ngay cả khi bà lôi kéo được đảng DUP trong liên minh cầm quyền, điều này gần như không tưởng. Nhóm Bruges chống Brexit sẽ không bao giờ ủng hộ thỏa thuận của bà.
Ngay cả khi bà May giành chiến thắng, bà sẽ trở lại Brussels với tư cách một nhà lãnh đạo hay dao động. Bà có một đa số không an toàn tại Quốc hội, một nội các vô kỷ luật và một phe đối lập xa lánh. Bà khó có thể bước vào giai đoạn đàm phán cuối cùng trên cơ sở đó.
Việc bà mở rộng quyền hạn của mình cách đây hai năm đã gây ra thảm họa cho chính bà cũng như đối với đất nước, khi mà tất cả những nỗ lực như vậy chỉ để cai trị một nền dân chủ bằng cách biện pháp mạnh.
[Chính trường nước Anh bước vào giai đoạn cực kỳ nguy hiểm]
Đêm 14/3, Hạ viện đã tiến hành 2 cuộc bỏ phiếu để giành quyền kiểm soát tiến trình Brexit từ Phố Downing (tức Chính phủ Anh).
Cái giá mà bà May đã phải trả để đảm bảo chiến thắng sít sao của bà là chấp nhận rằng, nếu bà thất bại một lần nữa trong cuộc bỏ phiếu tuần này, đó sẽ là lúc vứt bỏ thỏa thuận của bà để thảo luận về mong muốn của Hạ viện tôn trọng cam kết của Anh rời khỏi EU, có nghĩa là phủ quyết cả thỏa thuận Brexit của bà May lẫn việc rời EU mà không có thỏa thuận.
Nói cách khác, Quốc hội sẽ có một cơ hội thống nhất một giải pháp thay thế để rời khỏi EU mà không có bất kỳ thỏa thuận nào. Điều ngạc nhiên là phải mất rất lâu để Hạ viện "thảm hại" này tiến gần tới một sáng kiến như vậy.
Vấn đề đối với bà May sẽ là: Bà có thể vẫn duy trì tiến trình Brexit không? Bà thực sự phải chấp nhận rằng những "lằn ranh đỏ" của bà và sự nhượng bộ của phe cánh hữu trong đảng Bảo thủ đã không mang lại kết quả.
Bà phải sẵn sàng cho phép Bộ trưởng Tài chính Philip Hammond thực hiện những tuyên bố của ông hôm 13/9 ủng hộ một thỏa hiệp giữa các đảng phái chính trị.
Điều này có nghĩa là ông Hammond phải tham gia các cuộc đàm phán nghiêm túc với nghị sỹ John McDonnell thuộc Công đảng của ông, và với nghị sỹ Jeremy Corbyn, cả hai đều cho thấy rõ sự sẵn sàng tìm kiếm một thỏa thuận Brexit thay thế.
Thỏa thuận thay thế đó hiện đã rõ ràng, nhất là sau khi Hạ viện bác bỏ việc tiến hành một cuộc trưng cầu ý dân lần hai. Lựa chọn đó sẽ phá vỡ niềm tin đối với cuộc trưng cầu ý dân năm 2016.
Nó sẽ lại khiến cuộc tranh luận chia thành hai phe đối lập nhau và sẽ là một món quà cho những người ủng hộ Brexit một cách cuồng tín. Cơ hội cho một cuộc trưng cầu ý dân lần hai không còn, có thể để xác nhận một thỏa thuận lâu dài cuối cùng.
Sự thỏa hiệp hợp lý đã rõ: Đó là Brexit mềm. Nó có nhiều bí danh theo từng trường hợp: Thị trường chung 2.0, hoặc mô hình Na Uy, hoặc liên minh hải quan, hay Khu vực kinh tế châu Âu (EEA).
Theo đó, Anh rời khỏi EU nhưng vẫn ở trong khu vực kinh tế rộng lớn hơn của châu Âu. Một gói thỏa thuận có sẵn như vậy được biết là có thể chấp nhận được đối với Brussels.
Nó tôn trọng những yêu cầu của ngành công nghiệp và thương mại không phá vỡ giao dịch của Anh với châu Âu đại lục để đổi lấy "những thỏa thuận hão huyền, khó có thể xảy ra" với phần còn lại của thế giới.
Một liên minh hải quan sẽ giải quyết vấn đề biên giới Ireland không giải quyết được. Nó sẽ tránh được hàng rào thuế quan tại Dover và cứu các trang trại của Anh khỏi sự sợ hãi hiện nay.
Thị trường duy nhất cũng sẽ ngăn chặn sự vô lý của việc thay thế những người lao động Ba Lan bằng những người đến từ cách đó nửa vòng Trái Đất.
Brexit mềm có thể không làm hài lòng tất cả mọi người, nhưng lúc này nó gần nhất với một mẫu số chung của Brexit.
Điều cốt lõi của sự thỏa hiệp là tìm ra một con đường phá vỡ sự không khoan nhượng. Đây là đời sống chính trị, không phải là một cuộc chiến tôn giáo.
Nếu bà May từ chối cho phép các cuộc đàm phán giữa các đảng phái chính trị - từ đó tạo cho Brussels một lý do để đồng ý trì hoãn - bà không có lựa chọn nào khác. Anh sẽ rời khỏi EU hoàn toàn trong vòng hai tuần.
Những câu chuyện đáng sợ về Brexit không có thỏa thuận có thể đã được cường điệu hóa, nhưng việc nước Anh hoàn toàn không có mối ràng buộc nào với EU sẽ hủy hoại tình trạng việc làm và tương lai của hàng chục nghìn người, và làm gián đoạn nền kinh tế.
Tin tốt nhất hôm 14/3 xem ra có vẻ là tệ nhất, đó là sự sụp đổ bên trong nội các của bà May. Rõ ràng là Hammond và các đồng nghiệp bất đồng ý kiến trong Công đảng như Amber Rudd và Greg Clark cần tìm được mối quan tâm chung với các thành viên mới trong Quốc hội như Ngài Oliver Letwin, Nick Boles và Dominic Grieve.
Có lẽ là hợp lý nếu họ "thông đồng" với Lam Corbyn và McDonnell của Công đảng cũng như các nghị sỹ mới trong Quốc hội như Yvette Cooper và Stephen Kinnock. Lúc này, họ là một khối ôn hòa. Cho đến nay, Hạ viên rõ ràng đã thiếu năng lực hoặc sự thấu hiểu để thỏa hiệp tạm thời.
Không chỉ bà May và thỏa thuận của bà không còn bị đem ra xét xử nữa. Cả Hạ viện cũng vậy, và liệu cơ quan lập pháp này có còn là một người hỗ trợ hữu ích cho chính phủ không chuyên quyền hay không. Khi Anh ra khỏi mớ hỗn độn này, Quốc hội cần phải cải tổ./.