Làn sóng biểu tình chống chính phủ ở Thổ Nhĩ Kỳ có nguy cơ lan rộng khi năm công đoàn lớn ngày 16/6 kêu gọi tiến hành một cuộc biểu tình quy mô trên cả nước để phản đối cảnh sát giải tán những người biểu tình gần Quảng trường Taksim ở trung tâm thành phố Istanbul.
Những công đoàn này bao gồm Tổng liên đoàn Lao động Tiến bộ, Tổng liên đoàn công chức, Liên minh các bác sỹ, Liên minh các nha sỹ, Liên minh các kỹ sư và kiến trúc sư Thổ Nhĩ Kỳ.
Cuối tuần qua, cảnh sát chống bạo động của Thổ Nhĩ Kỳ đã sử dụng hơi cay và vòi rồng để giải tán những người biểu tình, giữa lúc Thủ tướng Tayyip Erdogan đang phát biểu tại một cuộc tuần hành khác quy tụ hàng trăm nghìn người ủng hộ ông cách đó không xa.
Ông Erdogan tuyên bố các cuộc biểu tình kéo dài hai tuần qua đã bị thao túng bởi "những kẻ khủng bố."
Trong ngày 16/6, xe ủi đã phá hủy toàn bộ các chướng ngại vật và nhân viên thành phố bắt tay vào thu dọn đường phố xung quanh Quảng trường Taksim, khu vực bị cảnh sát phong tỏa sau khi giải tán đám đông biểu tình.
Nhóm "Taksim Solidarity" - tổ chức nòng cốt đứng sau làn sóng biểu tình phản đối kế hoạch của chính phủ phá bỏ Công viên Gezi, đã kêu gọi người biểu tình tiếp tục tập trung một cách hòa bình về Quảng trường Taksim.
Tuy nhiên, Thị trưởng thành phố Ixtanbun tuyên bố sẽ không cho phép điều này xảy ra.
Phát biểu trước một nhóm phóng viên, ông Huseyin Avni Mutlu cho rằng tình hình hiện đã "ổn định" và chính quyền thành phố sẽ "không cho phép bất cứ cuộc tụ tập" nào.
Giới phân tích nhận định làn sóng biểu tình kéo dài đã làm xói mòn uy tín của Thủ tướng Tayyip Erdogan, người từng được đánh giá là chính trị gia có uy tín nhất Thổ Nhĩ Kỳ nhờ hơn một thập kỷ lãnh đạo đất nước phát triển thịnh vượng và đảng Công lý và Phát triển (AKP) cầm quyền liên tục giành kết quả ngày càng cao sau trong ba cuộc tổng tuyển cử gần đây.
Các cuộc biểu tình cho dù không đặt ra một mối đe dọa trực tiếp đến chính phủ, nhưng có thể làm ảnh hưởng uy tín của Thổ Nhĩ Kỳ, quốc gia gần đây được ví là "thiên đường ổn định" giữa một khu vực Trung Đông chao đảo.
Mỹ và một số đồng minh phương Tây của Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có Đức, đã bày tỏ quan ngại về cách thức xử lý khủng hoảng. Trong những ngày qua, đụng độ giữa cảnh sát và người biểu tình đã làm ít nhất bốn người thiệt mạng và nhiều người bị thương./.
Những công đoàn này bao gồm Tổng liên đoàn Lao động Tiến bộ, Tổng liên đoàn công chức, Liên minh các bác sỹ, Liên minh các nha sỹ, Liên minh các kỹ sư và kiến trúc sư Thổ Nhĩ Kỳ.
Cuối tuần qua, cảnh sát chống bạo động của Thổ Nhĩ Kỳ đã sử dụng hơi cay và vòi rồng để giải tán những người biểu tình, giữa lúc Thủ tướng Tayyip Erdogan đang phát biểu tại một cuộc tuần hành khác quy tụ hàng trăm nghìn người ủng hộ ông cách đó không xa.
Ông Erdogan tuyên bố các cuộc biểu tình kéo dài hai tuần qua đã bị thao túng bởi "những kẻ khủng bố."
Trong ngày 16/6, xe ủi đã phá hủy toàn bộ các chướng ngại vật và nhân viên thành phố bắt tay vào thu dọn đường phố xung quanh Quảng trường Taksim, khu vực bị cảnh sát phong tỏa sau khi giải tán đám đông biểu tình.
Nhóm "Taksim Solidarity" - tổ chức nòng cốt đứng sau làn sóng biểu tình phản đối kế hoạch của chính phủ phá bỏ Công viên Gezi, đã kêu gọi người biểu tình tiếp tục tập trung một cách hòa bình về Quảng trường Taksim.
Tuy nhiên, Thị trưởng thành phố Ixtanbun tuyên bố sẽ không cho phép điều này xảy ra.
Phát biểu trước một nhóm phóng viên, ông Huseyin Avni Mutlu cho rằng tình hình hiện đã "ổn định" và chính quyền thành phố sẽ "không cho phép bất cứ cuộc tụ tập" nào.
Giới phân tích nhận định làn sóng biểu tình kéo dài đã làm xói mòn uy tín của Thủ tướng Tayyip Erdogan, người từng được đánh giá là chính trị gia có uy tín nhất Thổ Nhĩ Kỳ nhờ hơn một thập kỷ lãnh đạo đất nước phát triển thịnh vượng và đảng Công lý và Phát triển (AKP) cầm quyền liên tục giành kết quả ngày càng cao sau trong ba cuộc tổng tuyển cử gần đây.
Các cuộc biểu tình cho dù không đặt ra một mối đe dọa trực tiếp đến chính phủ, nhưng có thể làm ảnh hưởng uy tín của Thổ Nhĩ Kỳ, quốc gia gần đây được ví là "thiên đường ổn định" giữa một khu vực Trung Đông chao đảo.
Mỹ và một số đồng minh phương Tây của Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có Đức, đã bày tỏ quan ngại về cách thức xử lý khủng hoảng. Trong những ngày qua, đụng độ giữa cảnh sát và người biểu tình đã làm ít nhất bốn người thiệt mạng và nhiều người bị thương./.
(TTXVN)