Bộ trưởng Thổ Nhĩ Kỳ phụ trách các vấn đề Liên minh châu Âu (EU), ông Egemen Bagis ngày 13/7 tuyên bố cần phải chấm dứt việc gây áp lực, cản trở cũng như khai thác chủ đề liên quan tới vấn đề đảo Síp trong các cuộc đàm phán gia nhập EU của Thổ Nhĩ Kỳ.
Ông Bagis thậm chí còn tuyên bố Thổ Nhĩ Kỳ có thể "đóng băng" quan hệ với EU nếu Cộng hòa Síp được tiếp nhận chức chủ tịch khối trong tháng 7/2012 mà không có một giải pháp nào cho đảo quốc bị chia cắt này.
Cộng hòa Síp đã bị chia cắt năm 1974, khi quân đội Thổ Nhĩ Kỳ chiếm đóng miền Bắc hòn đảo này với lý do để ngăn chặn ý đồ của Athens muốn sáp nhập đảo Síp với Hy Lạp.
Tiến trình đàm phán hòa bình do Liên hợp quốc bảo trợ giữa người Síp gốc Thổ Nhĩ Kỳ và người Síp gốc Hy Lạp dậm chân tại chỗ kể từ khi được tái khởi động năm 2008. Hiện người Síp gốc Hy Lạp đại diện cho đảo quốc này trên phương diện quốc tế và ở EU, trong khi Thổ Nhĩ Kỳ là quốc gia duy nhất công nhận nhà nước của người Síp gốc Thổ Nhĩ Kỳ.
Trong khi đó, phát biểu tại Ankara (Thổ Nhĩ Kỳ) sau cuộc gặp với Bộ trưởng Bagis, Ủy viên châu Âu phụ trách vấn đề mở rộng và chính sách láng giềng Stefan Fule không loại trừ khả năng Síp sẽ tiến hành cuộc trưng cầu về việc thống nhất quốc đảo này.
Ông bày tỏ hy vọng quốc đảo bị chia cắt này có thể thống nhất trước thời điểm Síp tiếp nhận chức chủ tịch luân phiên EU./.
Ông Bagis thậm chí còn tuyên bố Thổ Nhĩ Kỳ có thể "đóng băng" quan hệ với EU nếu Cộng hòa Síp được tiếp nhận chức chủ tịch khối trong tháng 7/2012 mà không có một giải pháp nào cho đảo quốc bị chia cắt này.
Cộng hòa Síp đã bị chia cắt năm 1974, khi quân đội Thổ Nhĩ Kỳ chiếm đóng miền Bắc hòn đảo này với lý do để ngăn chặn ý đồ của Athens muốn sáp nhập đảo Síp với Hy Lạp.
Tiến trình đàm phán hòa bình do Liên hợp quốc bảo trợ giữa người Síp gốc Thổ Nhĩ Kỳ và người Síp gốc Hy Lạp dậm chân tại chỗ kể từ khi được tái khởi động năm 2008. Hiện người Síp gốc Hy Lạp đại diện cho đảo quốc này trên phương diện quốc tế và ở EU, trong khi Thổ Nhĩ Kỳ là quốc gia duy nhất công nhận nhà nước của người Síp gốc Thổ Nhĩ Kỳ.
Trong khi đó, phát biểu tại Ankara (Thổ Nhĩ Kỳ) sau cuộc gặp với Bộ trưởng Bagis, Ủy viên châu Âu phụ trách vấn đề mở rộng và chính sách láng giềng Stefan Fule không loại trừ khả năng Síp sẽ tiến hành cuộc trưng cầu về việc thống nhất quốc đảo này.
Ông bày tỏ hy vọng quốc đảo bị chia cắt này có thể thống nhất trước thời điểm Síp tiếp nhận chức chủ tịch luân phiên EU./.
(TTXVN/Vietnam+)