Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ ngày 17/6 cảnh báo có thể nhờ đến sự hỗ trợ của quân đội để giải tán các cuộc biểu tình chống chính phủ kéo dài gần ba tuần trên toàn quốc, giữa lúc hai tổ chức công đoàn lớn KESK và DISK đồng loạt tiến hành bãi công để phản đối cảnh sát dùng vũ lực giải tán các cuộc biểu tình.
Phát biểu trong một cuộc phỏng vấn trên truyền hình, Phó Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Bulent Arinc tuyên bố cảnh sát "sẽ sử dụng tất cả sức mạnh" để chấm dứt tình trạng lộn xộn và nếu điều đó chưa đủ, chính phủ "có thể sử dụng các lực lượng vũ trang tại các thành phố."
[Biểu tình tại Thổ Nhĩ Kỳ: Hệ lụy từ "đốm lửa nhỏ"]
Việc triển khai quân đội, nếu xảy ra, sẽ đánh dấu một bước leo thang mới của cuộc khủng hoảng chính trị đang đặt chính phủ của Thủ tướng Tayyip Erdogan đứng trước thách thức to lớn. Từ trước đến nay, quân đội nước này thường tự coi là lực lượng bảo vệ nhà nước thế tục, trong khi chính phủ của Thủ tướng Erdogan có khuynh hướng Hồi giáo.
Sau khi cảnh sát phong tỏa công viên Gezi và quảng trường Taksim ở trung tâm thành phố Istanbul, người biểu tình mất địa điểm tập trung và số người tham gia có xu hướng giảm. Tuy nhiên, hàng trăm công nhân, thành viên của KESK và DISK, đã tuần hành trên đường phố Istanbul, Ancara và Izmir kêu gọi cảnh sát chấm dứt bạo lực chống người biểu tình, đòi Thủ tướng Erdogan từ chức.
[Tổ chức công đoàn Thổ Nhĩ Kỳ bắt đầu đình công]
Theo giới quan sát tại chỗ, việc Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ cảnh báo có thể sử dụng quân đội, lực lượng đã bị gạt ra bên lề đời sống chính trị đất nước trong suốt thời gian cầm quyền của ông Erdogan, cho thấy chính phủ muốn chấm dứt tình hình phức tạp hiện nay "bằng mọi giá." Điều đó cũng chứng tỏ Ancara nhận thức được rằng những gì đang xảy ra hiện nay "rất bất thường."
Tuy nhiên, bất chấp tình hình căng thẳng, đảng Công lý và Phát triển (AKP) cầm quyền, từng giành chiến thắng liên tiếp trong ba cuộc tổng tuyển cử gần đây, vẫn giành được sự ủng hộ của đông đảo cử tri.
Một cuộc thăm dò dư luận do nhật báo Zaman thực hiện và công bố ngày 17/6 cho biết nếu bầu cử diễn ra ngay thời điểm này, AKP có thể về nhất và giành tới 35,3% số phiếu ủng hộ./.
Phát biểu trong một cuộc phỏng vấn trên truyền hình, Phó Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Bulent Arinc tuyên bố cảnh sát "sẽ sử dụng tất cả sức mạnh" để chấm dứt tình trạng lộn xộn và nếu điều đó chưa đủ, chính phủ "có thể sử dụng các lực lượng vũ trang tại các thành phố."
[Biểu tình tại Thổ Nhĩ Kỳ: Hệ lụy từ "đốm lửa nhỏ"]
Việc triển khai quân đội, nếu xảy ra, sẽ đánh dấu một bước leo thang mới của cuộc khủng hoảng chính trị đang đặt chính phủ của Thủ tướng Tayyip Erdogan đứng trước thách thức to lớn. Từ trước đến nay, quân đội nước này thường tự coi là lực lượng bảo vệ nhà nước thế tục, trong khi chính phủ của Thủ tướng Erdogan có khuynh hướng Hồi giáo.
Sau khi cảnh sát phong tỏa công viên Gezi và quảng trường Taksim ở trung tâm thành phố Istanbul, người biểu tình mất địa điểm tập trung và số người tham gia có xu hướng giảm. Tuy nhiên, hàng trăm công nhân, thành viên của KESK và DISK, đã tuần hành trên đường phố Istanbul, Ancara và Izmir kêu gọi cảnh sát chấm dứt bạo lực chống người biểu tình, đòi Thủ tướng Erdogan từ chức.
[Tổ chức công đoàn Thổ Nhĩ Kỳ bắt đầu đình công]
Theo giới quan sát tại chỗ, việc Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ cảnh báo có thể sử dụng quân đội, lực lượng đã bị gạt ra bên lề đời sống chính trị đất nước trong suốt thời gian cầm quyền của ông Erdogan, cho thấy chính phủ muốn chấm dứt tình hình phức tạp hiện nay "bằng mọi giá." Điều đó cũng chứng tỏ Ancara nhận thức được rằng những gì đang xảy ra hiện nay "rất bất thường."
Tuy nhiên, bất chấp tình hình căng thẳng, đảng Công lý và Phát triển (AKP) cầm quyền, từng giành chiến thắng liên tiếp trong ba cuộc tổng tuyển cử gần đây, vẫn giành được sự ủng hộ của đông đảo cử tri.
Một cuộc thăm dò dư luận do nhật báo Zaman thực hiện và công bố ngày 17/6 cho biết nếu bầu cử diễn ra ngay thời điểm này, AKP có thể về nhất và giành tới 35,3% số phiếu ủng hộ./.