Ngày 10/11, Bộ Khoa học và Công nghệ đã tổ chức Hội nghị Tổng kết thực hiện chiến lược khoa học công nghệ 2001-2010 và định hướng trong 5 năm tới.
Tại đây, những thành tựu đáng kể của ngành này trong 10 năm qua đã được ghi nhận và nhiều điểm yếu kém cần khắc phục cũng được các đại biểu thẳng thắn chỉ ra.
Nhiều thành tựu...
Hiện nay, Việt Nam đã hình thành được 39 nhóm nghiên cứu cơ bản mạnh, có nhiều bài báo và công trình khoa học được công bố quốc tế, tập trung ở các lĩnh vực như toán học, vật lý, khoa học vật liệu…
Trong Toán học, thế mạnh của Việt Nam là hướng nghiên cứu về tối ưu. Với nhiều nhà khoa học đầu ngành, chúng ta đã đứng thứ 19 trong bảng xếp hạng của thế giới và đứng đầu trong khối ASEAN.
Theo Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Quân, ngành khoa học của chúng ta đã từng bước tiếp cận được trình độ tiên tiến trong khu vực, giải quyết nhiều nhiệm vụ quan trọng, góp phần nâng cao chất lượng tăng trưởng của ngành kinh tế, đảm bảo quốc phòng an ninh…
Ở lĩnh vực công nghiệp, việc ứng dụng và đổi mới công nghệ góp phần thúc đẩy sản xuất công nghiệp tăng trưởng cao. Việt Nam đã hoàn toàn làm chủ được thiết kế và công nghệ chế tạo các thiết bị siêu trường, siêu trọng phục vụ thi công xây dựng các nhà máy thủy điện công suất lớn, trong đó có thủy điện Sơn La (công nghệ gia công đầm lăn cường độ thi công 86.000m3/tháng, hệ thống thiết bị cơ khí thủy công tổng lượng 43.000 tấn…)
Với nông nghiệp và thủy sản, khoa học công nghệ đã đóng góp tới 30% giá trị gia tăng trong tăng trưởng. Trong 5 năm qua, các nhà khoa học Việt Nam đã tạo được hơn 142 giống cây trồng có năng suất, chất lượng cao. Trong đó, phải kể đến gần 100 giống lúa mới, đưa năng suất lúa đạt 52,3 tạ/ha năm 2010, đứng đầu ASEAN.
Đặc biệt, Việt Nam đã hình thành được thị trường khoa học và công nghệ. Đây là môi trường thuận lợi gắn kết hoạt động nghiên cứu với sản xuất, đào tạo và kinh doanh. Bước đầu đã hình thành mạng lưới các trung tâm chuyển giao tiến bộ KHCN phục vụ phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, nâng cao sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp…
Trao đổi bên lề Hội nghị, Giáo sư, Viện sĩ Nguyễn Văn Hiệu, Chủ tịch Hội đồng ngành Khoa học vật liệu (Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam) nhận định, bước rõ rệt trong 10 năm qua chính là đổi mới mạnh mẽ cơ chế quản lý khoa học và công nghệ.
Theo ông Hiệu, chính sự đổi mới này sẽ tạo đà , giúp doanh nghiệp đến với nhà khoa học để liên kết đặt hàng, hoặc đầu tư nghiên cứu tìm ra sản phẩm theo nhu cầu của thị trường.
...nhưng vẫn thiếu “chim đầu đàn”
Tuy đã đạt được rất nhiều thành công, song nhìn một cách thẳng thắn, ngành khoa học công nghệ còn bộc lộ nhiều yếu kém.
Theo giáo sư Hiệu, Bộ Khoa học và Công nghệ đã đề ra hàng loạt cơ chế phù hợp để phát triển, như cơ chế khoán trong khoa học và ví von nó cũng như khoán trong nông nghiệp khi xưa đã giúp nước ta trở thành cường quốc xuất khẩu gạo. Song, ông cũng lấy làm tiếc khi việc này “triển khai còn chậm quá.”
Báo cáo của Bộ Khoa học và Công nghệ cho hay, đội ngũ cán bộ đã phát triển về số lượng song vẫn thiếu cán bộ đầu đàn giỏi, xứng đáng là "tổng công trình sư". Ngoài ra, cơ cấu nhân lực theo ngành nghề và lãnh thổ còn bất hợp lý, thiếu sự liên kết hữu cơ giữa nghiên cứu - giáo dục đào tạo - sản xuất kinh doanh.
So với các nước trong khu vực và trên thế giới, Việt Nam còn có khoảng cách nhất định về tiềm lực và kết quả hoạt động khoa học công nghệ như tỷ lệ cán bộ nghiên cứu trong dân số, kết quả nghiên cứu được công bố theo chuẩn mực quốc tế còn rất ít.
Hiện, nhiều ngành sản xuất còn áp dụng công nghệ sản xuất lạc hậu, cơ chế quản lý khoa học công nghệ mặc dù được đổi mới song vẫn nặng tính hành chính. Các tổ chức chưa mạnh dạn và còn lúng túng khi chuyển sang cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm. Thị trường khoa học công nghệ tuy phát triển nhưng chưa tương xứng với tăng trưởng kinh tế…
Bởi vậy, trong giai đoạn 2011-2015, Bộ Khoa học và Công nghệ đặt ra nhiều mục tiêu quan trọng để đưa ngành này thực sự trở thành đòn bẩy, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Ông Nguyễn Quân, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ cho hay, trong thời gian tới sẽ tập trung vào phát triển công nghệ cao, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của các sản phẩm công nghiệp.
Bộ Khoa học và Công nghệ cũng sẽ tập trung đẩy mạnh tốc độ phát triển thị trường công nghệ, phấn đấu mức tăng trưởng giá trị giao dịch mua bán công nghệ đạt bình quân 30-35% mỗi năm. Phát triển mạnh các hoạt động dịch vụ khoa học công nghệ, đặc biệt là dịch vụ thông tin, tư vấn, môi giới, đánh giá, thẩm định, giám sát công nghệ, sở hữu trí tuệ.
Bên cạnh việc tăng cường nhập khẩu công nghệ, Việt Nam cần kết hợp nâng cao năng lực nghiên cứu, giải mã, làm chủ và tiến tới bản địa hóa công nghệ. Xây dựng chính sách thu hút, trọng dụng, đãi ngộ xứng đáng với các nhà khoa học tài năng, coi trọng nguồn nhân lực trí thức Việt kiều…../.
Tại đây, những thành tựu đáng kể của ngành này trong 10 năm qua đã được ghi nhận và nhiều điểm yếu kém cần khắc phục cũng được các đại biểu thẳng thắn chỉ ra.
Nhiều thành tựu...
Hiện nay, Việt Nam đã hình thành được 39 nhóm nghiên cứu cơ bản mạnh, có nhiều bài báo và công trình khoa học được công bố quốc tế, tập trung ở các lĩnh vực như toán học, vật lý, khoa học vật liệu…
Trong Toán học, thế mạnh của Việt Nam là hướng nghiên cứu về tối ưu. Với nhiều nhà khoa học đầu ngành, chúng ta đã đứng thứ 19 trong bảng xếp hạng của thế giới và đứng đầu trong khối ASEAN.
Theo Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Quân, ngành khoa học của chúng ta đã từng bước tiếp cận được trình độ tiên tiến trong khu vực, giải quyết nhiều nhiệm vụ quan trọng, góp phần nâng cao chất lượng tăng trưởng của ngành kinh tế, đảm bảo quốc phòng an ninh…
Ở lĩnh vực công nghiệp, việc ứng dụng và đổi mới công nghệ góp phần thúc đẩy sản xuất công nghiệp tăng trưởng cao. Việt Nam đã hoàn toàn làm chủ được thiết kế và công nghệ chế tạo các thiết bị siêu trường, siêu trọng phục vụ thi công xây dựng các nhà máy thủy điện công suất lớn, trong đó có thủy điện Sơn La (công nghệ gia công đầm lăn cường độ thi công 86.000m3/tháng, hệ thống thiết bị cơ khí thủy công tổng lượng 43.000 tấn…)
Với nông nghiệp và thủy sản, khoa học công nghệ đã đóng góp tới 30% giá trị gia tăng trong tăng trưởng. Trong 5 năm qua, các nhà khoa học Việt Nam đã tạo được hơn 142 giống cây trồng có năng suất, chất lượng cao. Trong đó, phải kể đến gần 100 giống lúa mới, đưa năng suất lúa đạt 52,3 tạ/ha năm 2010, đứng đầu ASEAN.
Đặc biệt, Việt Nam đã hình thành được thị trường khoa học và công nghệ. Đây là môi trường thuận lợi gắn kết hoạt động nghiên cứu với sản xuất, đào tạo và kinh doanh. Bước đầu đã hình thành mạng lưới các trung tâm chuyển giao tiến bộ KHCN phục vụ phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, nâng cao sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp…
Trao đổi bên lề Hội nghị, Giáo sư, Viện sĩ Nguyễn Văn Hiệu, Chủ tịch Hội đồng ngành Khoa học vật liệu (Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam) nhận định, bước rõ rệt trong 10 năm qua chính là đổi mới mạnh mẽ cơ chế quản lý khoa học và công nghệ.
Theo ông Hiệu, chính sự đổi mới này sẽ tạo đà , giúp doanh nghiệp đến với nhà khoa học để liên kết đặt hàng, hoặc đầu tư nghiên cứu tìm ra sản phẩm theo nhu cầu của thị trường.
...nhưng vẫn thiếu “chim đầu đàn”
Tuy đã đạt được rất nhiều thành công, song nhìn một cách thẳng thắn, ngành khoa học công nghệ còn bộc lộ nhiều yếu kém.
Theo giáo sư Hiệu, Bộ Khoa học và Công nghệ đã đề ra hàng loạt cơ chế phù hợp để phát triển, như cơ chế khoán trong khoa học và ví von nó cũng như khoán trong nông nghiệp khi xưa đã giúp nước ta trở thành cường quốc xuất khẩu gạo. Song, ông cũng lấy làm tiếc khi việc này “triển khai còn chậm quá.”
Báo cáo của Bộ Khoa học và Công nghệ cho hay, đội ngũ cán bộ đã phát triển về số lượng song vẫn thiếu cán bộ đầu đàn giỏi, xứng đáng là "tổng công trình sư". Ngoài ra, cơ cấu nhân lực theo ngành nghề và lãnh thổ còn bất hợp lý, thiếu sự liên kết hữu cơ giữa nghiên cứu - giáo dục đào tạo - sản xuất kinh doanh.
So với các nước trong khu vực và trên thế giới, Việt Nam còn có khoảng cách nhất định về tiềm lực và kết quả hoạt động khoa học công nghệ như tỷ lệ cán bộ nghiên cứu trong dân số, kết quả nghiên cứu được công bố theo chuẩn mực quốc tế còn rất ít.
Hiện, nhiều ngành sản xuất còn áp dụng công nghệ sản xuất lạc hậu, cơ chế quản lý khoa học công nghệ mặc dù được đổi mới song vẫn nặng tính hành chính. Các tổ chức chưa mạnh dạn và còn lúng túng khi chuyển sang cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm. Thị trường khoa học công nghệ tuy phát triển nhưng chưa tương xứng với tăng trưởng kinh tế…
Bởi vậy, trong giai đoạn 2011-2015, Bộ Khoa học và Công nghệ đặt ra nhiều mục tiêu quan trọng để đưa ngành này thực sự trở thành đòn bẩy, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Ông Nguyễn Quân, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ cho hay, trong thời gian tới sẽ tập trung vào phát triển công nghệ cao, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của các sản phẩm công nghiệp.
Bộ Khoa học và Công nghệ cũng sẽ tập trung đẩy mạnh tốc độ phát triển thị trường công nghệ, phấn đấu mức tăng trưởng giá trị giao dịch mua bán công nghệ đạt bình quân 30-35% mỗi năm. Phát triển mạnh các hoạt động dịch vụ khoa học công nghệ, đặc biệt là dịch vụ thông tin, tư vấn, môi giới, đánh giá, thẩm định, giám sát công nghệ, sở hữu trí tuệ.
Bên cạnh việc tăng cường nhập khẩu công nghệ, Việt Nam cần kết hợp nâng cao năng lực nghiên cứu, giải mã, làm chủ và tiến tới bản địa hóa công nghệ. Xây dựng chính sách thu hút, trọng dụng, đãi ngộ xứng đáng với các nhà khoa học tài năng, coi trọng nguồn nhân lực trí thức Việt kiều…../.
Trung Hiền (Vietnam+)