Trong nhiều trường hợp, ung thư có thể phòng ngừa, điều trị và chữa khỏi nếu phát hiện kịp thời. Nhưng số phận của hàng triệu phụ nữ trên thế giới bị mắc căn bệnh này hoàn toàn khác nhau, tùy thuộc vào nơi họ sinh sống.
Ở các nước như Mỹ, Canada, Israel hay Liên minh châu Âu, ung thư cổ tử cung gần như đã ngăn chặn được hoàn toàn. Nhưng ở Mỹ Latinh và vùng Caribean, đây là là loại bệnh ung thư phổ biến thứ hai, sau ung thư vú.
Tại Mỹ Latinh, bệnh ung thư cổ tử cung, vốn có thể ngăn chặn được bằng phương pháp phết tế bào cổ tử cung định kỳ, là loại bệnh ung thư thường gặp nhất ở những nước nghèo như Bolivia, Guatemala, Honduras, Nicaragua và Peru.
Theo Cơ quan Nghiên cứu ung thư quốc tế (IARC), đây cũng là căn bệnh ung thư phổ biến thứ hai ở Argentina, Brazil, Colombia, Costa Rica, Ecuador, Mexico, Paraguay và Venezuela.
Tiến sĩ Marcia Moreira, một chuyên gia dịch tễ người Brazil thuộc Tổ chức Y tế Liên Mỹ (PAHO), cho biết ung thư vú là loại bệnh phổ biến ở các nước giàu, trong khi ung thư cổ tử cung lại xuất hiện nhiều ở những nước nghèo nhất.
Theo PAHO, 40 phần trăm các trường hợp ung thư được chẩn đoán ở khu vực Mỹ Latinh là có thể ngăn chặn được nếu bệnh nhân đi khám thường xuyên, chăm tập thể dục, có chế độ ăn uống lành mạnh, tránh hút thuốc lá và uống rượu quá mức. Nhưng trong số các phụ nữ nghèo, với trình độ học vấn thấp và ít truy cập thông tin, vấn đề chính là do họ thiếu phòng chống và kiểm soát. Có nghĩa là phụ nữ thường được đưa vào viện trong tình trạng chảy máu âm đạo bất thường và đã mắc bệnh ung thư cổ tử cung ở mức nặng.
Bà chỉ ra rằng virus gây u nhú ở người (HPV), lây qua đường tình dục, là nguyên nhân của hầu hết các trường hợp ung thư cổ tử cung. Loại virus này, xuất hiện cả ở nước giàu và nước nghèo, sẽ phát triển thành ung thư nếu phụ nữ không được tiếp cận đầy đủ với các dịch vụ y tế.
Một nghiên cứu của Silvina Arrossi, Giám đốc Chương trình quốc gia về ngăn ngừa ung thư cổ tử cung tại Argentina, cho rằng bệnh ung thư phản ánh sự thiếu cân bằng về chăm sóc sức khỏe. Hiện nó được coi là một căn bệnh của sự nghèo đói, chủ yếu ảnh hưởng đến những phụ nữ có kinh tế và trình độ xã hội thấp.
Mỹ Latinh là một trong những khu vực trên thế giới có tỷ lệ mắc bệnh này cao nhất. Nhưng tỷ lệ mắc bệnh này thường khác nhau giữa nước giàu và nước nghèo, thậm chí là giữa các vùng, miền trong phạm vi của một quốc gia. Tại các tỉnh kém phát triển nhất của Argentina, ở phía Tây Bắc, tỷ lệ mắc bệnh ung thư cổ tử cung cao gần bốn lần so với Buenos Aires.
Trong vài năm qua, một loại vaccine đã được phát triển để phòng chống HPV. Tại Argentina, vắcxin phòng chống HPV được bao gồm trong chương trình tiêm phòng miễn phí cho các bé gái từ 10 đến 11 tuổi ở những khu vực có nguy cơ cao.
Tại Panama, việc tiêm phòng loại vắcxin này đã được thực hiện một cách phổ biến, trong khi Costa Rica đang xem xét thực hiện nó, và ở Mêxicô thì vaccine phòng chống HPV vẫn đang được giới thiệu thử nghiệm.
Theo bà Moeira, đây là một tiến trình mà sẽ chỉ có tác dụng về lâu dài. Các bé gái trên 12 tuổi không được tiêm phòng vaccine vẫn có thể bị nhiễm virus HPV, và sau đó có thể sẽ phát triển thành các tổn thương tiền ung thư". Đối với ung thư vú, hiện cũng có nhiều việc phải làm.
Cho đến mãi gần đây, người ta vẫn còn cho rằng ung thư vú không thể chữa được, nhưng nay với những công nghệ mới để phát hiện sớm, căn bệnh này có thể được chữa khỏi nếu được chẩn đoán kịp thời. Thời điểm phát hiện là rất quan trọng để tiên lượng bệnh.
Nếu một thương tổn chưa đầy 2cm được phát hiện, việc tiên lượng bệnh là rất thuận lợi, và khả năng sống sót là rất cao. Tuy nhiên, phụ nữ nghèo thường chỉ đến bệnh viện với những bộ ngực đã bị ung nhọt và ung thư đã lan đến phổi, xương hoặc não.
Các chuyên gia cũng chỉ ra một loại bệnh ung thư với tỷ lệ giảm ở nam giới nhưng lại gia tăng ở phụ nữ, tại cả các nước phát triển và đang phát triển: đó là ung thư phổi.
Bà Moreira cho biết "thuốc lá là kẻ giết người nguy hiểm và có liên quan đến tất cả các loại ung thư, đặc biệt là ung thư phổi. Trong quá khứ, ung thư phổi gần như không xuất hiện ở phụ nữ, nhưng nay, khoảng ba thập kỷ sau khi việc hút thuốc lá ở phụ nữ đã trở nên phổ biến như ở nam giới, tình hình đã khác trước./.
Ở các nước như Mỹ, Canada, Israel hay Liên minh châu Âu, ung thư cổ tử cung gần như đã ngăn chặn được hoàn toàn. Nhưng ở Mỹ Latinh và vùng Caribean, đây là là loại bệnh ung thư phổ biến thứ hai, sau ung thư vú.
Tại Mỹ Latinh, bệnh ung thư cổ tử cung, vốn có thể ngăn chặn được bằng phương pháp phết tế bào cổ tử cung định kỳ, là loại bệnh ung thư thường gặp nhất ở những nước nghèo như Bolivia, Guatemala, Honduras, Nicaragua và Peru.
Theo Cơ quan Nghiên cứu ung thư quốc tế (IARC), đây cũng là căn bệnh ung thư phổ biến thứ hai ở Argentina, Brazil, Colombia, Costa Rica, Ecuador, Mexico, Paraguay và Venezuela.
Tiến sĩ Marcia Moreira, một chuyên gia dịch tễ người Brazil thuộc Tổ chức Y tế Liên Mỹ (PAHO), cho biết ung thư vú là loại bệnh phổ biến ở các nước giàu, trong khi ung thư cổ tử cung lại xuất hiện nhiều ở những nước nghèo nhất.
Theo PAHO, 40 phần trăm các trường hợp ung thư được chẩn đoán ở khu vực Mỹ Latinh là có thể ngăn chặn được nếu bệnh nhân đi khám thường xuyên, chăm tập thể dục, có chế độ ăn uống lành mạnh, tránh hút thuốc lá và uống rượu quá mức. Nhưng trong số các phụ nữ nghèo, với trình độ học vấn thấp và ít truy cập thông tin, vấn đề chính là do họ thiếu phòng chống và kiểm soát. Có nghĩa là phụ nữ thường được đưa vào viện trong tình trạng chảy máu âm đạo bất thường và đã mắc bệnh ung thư cổ tử cung ở mức nặng.
Bà chỉ ra rằng virus gây u nhú ở người (HPV), lây qua đường tình dục, là nguyên nhân của hầu hết các trường hợp ung thư cổ tử cung. Loại virus này, xuất hiện cả ở nước giàu và nước nghèo, sẽ phát triển thành ung thư nếu phụ nữ không được tiếp cận đầy đủ với các dịch vụ y tế.
Một nghiên cứu của Silvina Arrossi, Giám đốc Chương trình quốc gia về ngăn ngừa ung thư cổ tử cung tại Argentina, cho rằng bệnh ung thư phản ánh sự thiếu cân bằng về chăm sóc sức khỏe. Hiện nó được coi là một căn bệnh của sự nghèo đói, chủ yếu ảnh hưởng đến những phụ nữ có kinh tế và trình độ xã hội thấp.
Mỹ Latinh là một trong những khu vực trên thế giới có tỷ lệ mắc bệnh này cao nhất. Nhưng tỷ lệ mắc bệnh này thường khác nhau giữa nước giàu và nước nghèo, thậm chí là giữa các vùng, miền trong phạm vi của một quốc gia. Tại các tỉnh kém phát triển nhất của Argentina, ở phía Tây Bắc, tỷ lệ mắc bệnh ung thư cổ tử cung cao gần bốn lần so với Buenos Aires.
Trong vài năm qua, một loại vaccine đã được phát triển để phòng chống HPV. Tại Argentina, vắcxin phòng chống HPV được bao gồm trong chương trình tiêm phòng miễn phí cho các bé gái từ 10 đến 11 tuổi ở những khu vực có nguy cơ cao.
Tại Panama, việc tiêm phòng loại vắcxin này đã được thực hiện một cách phổ biến, trong khi Costa Rica đang xem xét thực hiện nó, và ở Mêxicô thì vaccine phòng chống HPV vẫn đang được giới thiệu thử nghiệm.
Theo bà Moeira, đây là một tiến trình mà sẽ chỉ có tác dụng về lâu dài. Các bé gái trên 12 tuổi không được tiêm phòng vaccine vẫn có thể bị nhiễm virus HPV, và sau đó có thể sẽ phát triển thành các tổn thương tiền ung thư". Đối với ung thư vú, hiện cũng có nhiều việc phải làm.
Cho đến mãi gần đây, người ta vẫn còn cho rằng ung thư vú không thể chữa được, nhưng nay với những công nghệ mới để phát hiện sớm, căn bệnh này có thể được chữa khỏi nếu được chẩn đoán kịp thời. Thời điểm phát hiện là rất quan trọng để tiên lượng bệnh.
Nếu một thương tổn chưa đầy 2cm được phát hiện, việc tiên lượng bệnh là rất thuận lợi, và khả năng sống sót là rất cao. Tuy nhiên, phụ nữ nghèo thường chỉ đến bệnh viện với những bộ ngực đã bị ung nhọt và ung thư đã lan đến phổi, xương hoặc não.
Các chuyên gia cũng chỉ ra một loại bệnh ung thư với tỷ lệ giảm ở nam giới nhưng lại gia tăng ở phụ nữ, tại cả các nước phát triển và đang phát triển: đó là ung thư phổi.
Bà Moreira cho biết "thuốc lá là kẻ giết người nguy hiểm và có liên quan đến tất cả các loại ung thư, đặc biệt là ung thư phổi. Trong quá khứ, ung thư phổi gần như không xuất hiện ở phụ nữ, nhưng nay, khoảng ba thập kỷ sau khi việc hút thuốc lá ở phụ nữ đã trở nên phổ biến như ở nam giới, tình hình đã khác trước./.
Ngự Bình/Rome (Vietnam+)