Trao đổi với báo chí bên lề phiên họp Quốc hội ngày 24/10, tiến sĩ Trần Du lịch, Phó trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh, cho rằng việc thực hiện bộ 3 bất khả thi là lạm phát, tỷ giá và lãi suất tới thời điểm này đã có kết quả rất tích cực. Tuy nhiên trong năm 2011, chúng ta chưa đánh giá đầy đủ những tác dụng phụ về chính sách tiền tệ.
Nhiều ý kiến cho rằng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2012 và kế hoạch 2011-2015 đã đánh giá những tồn tại hạn chế trong nền kinh tế hiện nay, tuy nhiên lại thiếu các giải pháp cụ thể, vậy quan điểm của ông như thế nào?
Ông Trần Du Lịch: Trước hết phải nói rằng, kế hoạch 2011 chúng ta tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, an sinh xã hội nằm. Để thực hiện mục tiêu này, chúng ta có 6 nhóm giải pháp, trong đó tôi quan tâm nhất là 2 nhóm giải pháp về chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa.
Qua quá trình thực hiện, bộ 3 bất khả thi từ đầu năm là lạm phát, tỷ giá và lãi suất thì cho tới thời điểm này đã có kết quả rất tích cực và chúng tôi hy vọng năm nay Chính phủ sẽ đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế khoảng 6% và kiềm chế lạm phát ở mức 18%.
Tuy nhiên ở năm 2011, chúng ta cũng có những mặt được nhưng lại chưa đánh giá đầy đủ những tác dụng phụ về chính sách tiền tệ. Tôi lấy ví dụ, chúng ta dự kiến tổng dư nợ tín dụng dưới 20% nghĩa là khoảng 18-19%, hay tổng cung tiền tăng 15-16% nhưng trên thực tế thì mục tiêu thứ nhất đạt khoảng 12%, mục tiêu thứ hai khoảng 12,5%. Ở đây có những nguyên nhân khách quan nhưng chúng ta cũng thấy rằng sự giảm mạnh của tổng cầu và tác động đối với doanh nghiệp. Tuy nhiên tác động cỡ nào thì chúng ta chưa rõ, kể cả các bộ ngành trung ương, thành ra những giải pháp ấy vẫn tiếp tục thực hiện ở năm 2012.
Hai thị trường gắn liền với chính sách tín dụng là thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản thì cả hai đều ảm đạm, vậy những thị trường này trông chờ tín hiệu mới như thế nào thì cũng lại chưa rõ.
Tôi rất tán đồng với kế hoạch năm 2012 tiếp tục thực hiện các giải pháp của năm 2011, trong đó tăng trưởng độ 6% thôi và phải kiềm chế lạm phát ở một con số. Tôi cho rằng mục tiêu kiềm chế lạm phát ở một con số là quan trọng nhất vì lạm phát là loại thuế đánh vào toàn dân, nếu chúng ta kéo dài lạm phát thì chúng ta sẽ làm mất đi những thành quả về mặt xã hội trong nhiều năm chúng ta đã làm được. Đây là mục tiêu rất lớn.
Tuy nhiên, muốn làm được chuyện đó, bên cạnh nhiệm vụ rất quan trọng của kế hoạch 5 năm, đó là tái cấu trúc kinh tế tập trung vào 3 lĩnh vực (tái cấu trúc đầu tư với trọng tâm là đầu tư công, cơ cấu lại thị trường tài chính và tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước), nhưng vấn đề để xử lý những tác dụng phụ của những chính sách này thì không rõ. Rồi liên quan đến phân bố đầu tư vẫn theo kiểu cũ, không có một điểm gì mới để thấy tính kiên trì của Nghị quyết 11 và cũng như không thấy gì giúp cho tái cấu trúc cả. Như vậy là giữa mục tiêu và chính sách cụ thể không đồng bộ.
Ông có thể nói rõ hơn về vấn đề đầu tư công hiện nay thiếu hiệu quả cùng với sự bội chi ngân sách ngày càng lớn?
Ông Trần Du Lịch: Về đầu tư công là một chuyện đại sự, tôi cho rằng đây là cuộc đổi mới toàn diện và căn bản, bắt đầu từ sửa Luật Ngân sách, phương thức phân bổ đầu tư và quan điểm xuyên suốt của tôi thường nói là bây giờ ta sửa cái gì. Cách phân bổ hiện nay thường đưa tới tình trạng là người ta chạy dự án, chạy ngân sách. Cứ đến tháng 7, 8, 9 các địa phương phải chạy, ai cũng thấy chuyện này. Khi đưa ra Quốc hội thì người ta đã dàn xếp hết cả rồi, không biết cắt chỗ nào, tăng chỗ nào cả.
Chúng ta phải thay đổi cơ bản làm sao minh bạch, rõ ràng, cái gì là nguồn thu, lợi tức của Ngân sách quốc gia, cái gì là của địa phương, quan trọng nhất nhiệm vụ chi địa phương là gì. Ví dụ những tỉnh nghèo có thể ngân sách Trung ương tài trợ toàn bộ những dịch vụ công như y tế, giáo dục, phúc lợi, phần còn lại địa phương phải làm trên nguồn thu của mình. Những tỉnh khá hơn thì không được nhận sự trợ cấp đó nữa mà chính quyền địa phương phải lấy nguồn thu của mình ra làm.
Như vậy sẽ có một sự tranh đua và tính toán để làm sao mỗi địa phương phải năng động lên, tăng nguồn thu để đầu tư vào những lĩnh vực mà tỉnh đó muốn. Ngay trong năm 2011 chưa cắt giảm được nhiều và cũng chưa đánh giá tác động của cắt giảm. Cắt tràn lan và đại trà không có mục đích. Có những việc thật sự phải đáng làm nhưng chúng ta lại không làm và cũng chưa đánh giá bao nhiêu công trình dang dở, bao nhiêu công ty xây dựng đang phải cơ cấu lại... Tôi cho rằng đấy là vấn đề lớn về ngân sách.
Để đánh giá cái thực trạng nền kinh tế, để xác định nước ta đi theo được con đường đúng đắn thì đại biểu có những kiến nghị gì?
Ông Trần Du Lịch: Tôi cho rằng cuối khóa 2 kỳ họp thứ 12 Quốc hội, khi Ban kinh tế có đưa ra 10 nhóm kiến nghị rất căn cơ cho vấn đề tái cấu trúc, giải quyết cả những vấn đề vừa trước mắt vừa lâu dài và gần đây nhất là Hội nghị Trung ương 3 cũng đưa ra những đánh giá. Tôi cho rằng, bên cạnh những thành tựu đã đạt được trong 5 năm qua, những vấn đề kinh tế đặt ra gay gắt cho vấn đề dài hạn và chúng ta tập trung cho 3 vấn đề tái cấu trúc ưu tiên. Tuy nhiên, tôi cũng thấy rằng đi vào từng lĩnh vực không hề đơn giản tí nào.
Ví dụ thứ nhất là vấn đề tái cấu trúc đầu tư công, thật sự đầu tư công là vấn đề nhưng chúng ta phải tái cấu trúc đầu tư cả nền kinh tế. Không phải đầu tư thị trường là đúng đâu, không phải thị trường lúc nào cũng đúng. Riêng những năm vừa qua tất cả đều đổ xô vào bất động sản, kể cả khu vực tư nhân làm hiểu sai tính chất của thị trường. Như vậy, về chính sách, Nhà nước phải đưa ra tín hiệu và phải giải quyết những khuyết tật của thị trường.
Thứ hai và tái cấu trúc doanh nghiệp, không chỉ riêng doanh nghiệp nhà nước mà khu vực tư nhân phải có tái cấu trúc lại. Chúng ta cũng nên biết rằng khu vực nhà nước và tư nhân hiện nay có quan hệ kinh tế chằng chịt với nhau nhất là những doanh nghiệp cổ phần, chúng ta không chỉ đơn thuần tái cấu trúc doanh nghiệp Nhà nước.
Thứ 3 là thị trường tài chính, thị trường tài chính hiện nay là một thị trường “khập khiễng”, tất cả các nguồn vốn tín dụng đều dựa vào các ngân hàng thương mại từ ngắn hạn, trung hạn, dài hạn. Những định chế tài chính tín dụng phi ngân hàng không đóng góp được, thị trường chứng khoán không tạo được nguồn vốn. 97% nguồn vốn tín dụng kể cả nhà nước, tư nhân đều dựa vào các ngân hàng thương mại thì rõ ràng chúng ta bất ổn, đấy là những vấn đề đặt ra. Tuy nhiên chúng ta mới đề cập.
Tôi mong rằng, 3 vấn đề lớn như vậy chúng ta phải có một chương trình cụ thể, giải pháp cụ thể từng loại thị trường với tái cấu trúc, cái đó phải thể hiện trong Nghị quyết và chính sách, chứ không phải như hiện nay chúng ta mới chỉ nêu đầu bài thôi, chưa giải được bài./.
Xin cảm ơn ông!
Nhiều ý kiến cho rằng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2012 và kế hoạch 2011-2015 đã đánh giá những tồn tại hạn chế trong nền kinh tế hiện nay, tuy nhiên lại thiếu các giải pháp cụ thể, vậy quan điểm của ông như thế nào?
Ông Trần Du Lịch: Trước hết phải nói rằng, kế hoạch 2011 chúng ta tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, an sinh xã hội nằm. Để thực hiện mục tiêu này, chúng ta có 6 nhóm giải pháp, trong đó tôi quan tâm nhất là 2 nhóm giải pháp về chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa.
Qua quá trình thực hiện, bộ 3 bất khả thi từ đầu năm là lạm phát, tỷ giá và lãi suất thì cho tới thời điểm này đã có kết quả rất tích cực và chúng tôi hy vọng năm nay Chính phủ sẽ đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế khoảng 6% và kiềm chế lạm phát ở mức 18%.
Tuy nhiên ở năm 2011, chúng ta cũng có những mặt được nhưng lại chưa đánh giá đầy đủ những tác dụng phụ về chính sách tiền tệ. Tôi lấy ví dụ, chúng ta dự kiến tổng dư nợ tín dụng dưới 20% nghĩa là khoảng 18-19%, hay tổng cung tiền tăng 15-16% nhưng trên thực tế thì mục tiêu thứ nhất đạt khoảng 12%, mục tiêu thứ hai khoảng 12,5%. Ở đây có những nguyên nhân khách quan nhưng chúng ta cũng thấy rằng sự giảm mạnh của tổng cầu và tác động đối với doanh nghiệp. Tuy nhiên tác động cỡ nào thì chúng ta chưa rõ, kể cả các bộ ngành trung ương, thành ra những giải pháp ấy vẫn tiếp tục thực hiện ở năm 2012.
Hai thị trường gắn liền với chính sách tín dụng là thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản thì cả hai đều ảm đạm, vậy những thị trường này trông chờ tín hiệu mới như thế nào thì cũng lại chưa rõ.
Tôi rất tán đồng với kế hoạch năm 2012 tiếp tục thực hiện các giải pháp của năm 2011, trong đó tăng trưởng độ 6% thôi và phải kiềm chế lạm phát ở một con số. Tôi cho rằng mục tiêu kiềm chế lạm phát ở một con số là quan trọng nhất vì lạm phát là loại thuế đánh vào toàn dân, nếu chúng ta kéo dài lạm phát thì chúng ta sẽ làm mất đi những thành quả về mặt xã hội trong nhiều năm chúng ta đã làm được. Đây là mục tiêu rất lớn.
Tuy nhiên, muốn làm được chuyện đó, bên cạnh nhiệm vụ rất quan trọng của kế hoạch 5 năm, đó là tái cấu trúc kinh tế tập trung vào 3 lĩnh vực (tái cấu trúc đầu tư với trọng tâm là đầu tư công, cơ cấu lại thị trường tài chính và tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước), nhưng vấn đề để xử lý những tác dụng phụ của những chính sách này thì không rõ. Rồi liên quan đến phân bố đầu tư vẫn theo kiểu cũ, không có một điểm gì mới để thấy tính kiên trì của Nghị quyết 11 và cũng như không thấy gì giúp cho tái cấu trúc cả. Như vậy là giữa mục tiêu và chính sách cụ thể không đồng bộ.
Ông có thể nói rõ hơn về vấn đề đầu tư công hiện nay thiếu hiệu quả cùng với sự bội chi ngân sách ngày càng lớn?
Ông Trần Du Lịch: Về đầu tư công là một chuyện đại sự, tôi cho rằng đây là cuộc đổi mới toàn diện và căn bản, bắt đầu từ sửa Luật Ngân sách, phương thức phân bổ đầu tư và quan điểm xuyên suốt của tôi thường nói là bây giờ ta sửa cái gì. Cách phân bổ hiện nay thường đưa tới tình trạng là người ta chạy dự án, chạy ngân sách. Cứ đến tháng 7, 8, 9 các địa phương phải chạy, ai cũng thấy chuyện này. Khi đưa ra Quốc hội thì người ta đã dàn xếp hết cả rồi, không biết cắt chỗ nào, tăng chỗ nào cả.
Chúng ta phải thay đổi cơ bản làm sao minh bạch, rõ ràng, cái gì là nguồn thu, lợi tức của Ngân sách quốc gia, cái gì là của địa phương, quan trọng nhất nhiệm vụ chi địa phương là gì. Ví dụ những tỉnh nghèo có thể ngân sách Trung ương tài trợ toàn bộ những dịch vụ công như y tế, giáo dục, phúc lợi, phần còn lại địa phương phải làm trên nguồn thu của mình. Những tỉnh khá hơn thì không được nhận sự trợ cấp đó nữa mà chính quyền địa phương phải lấy nguồn thu của mình ra làm.
Như vậy sẽ có một sự tranh đua và tính toán để làm sao mỗi địa phương phải năng động lên, tăng nguồn thu để đầu tư vào những lĩnh vực mà tỉnh đó muốn. Ngay trong năm 2011 chưa cắt giảm được nhiều và cũng chưa đánh giá tác động của cắt giảm. Cắt tràn lan và đại trà không có mục đích. Có những việc thật sự phải đáng làm nhưng chúng ta lại không làm và cũng chưa đánh giá bao nhiêu công trình dang dở, bao nhiêu công ty xây dựng đang phải cơ cấu lại... Tôi cho rằng đấy là vấn đề lớn về ngân sách.
Để đánh giá cái thực trạng nền kinh tế, để xác định nước ta đi theo được con đường đúng đắn thì đại biểu có những kiến nghị gì?
Ông Trần Du Lịch: Tôi cho rằng cuối khóa 2 kỳ họp thứ 12 Quốc hội, khi Ban kinh tế có đưa ra 10 nhóm kiến nghị rất căn cơ cho vấn đề tái cấu trúc, giải quyết cả những vấn đề vừa trước mắt vừa lâu dài và gần đây nhất là Hội nghị Trung ương 3 cũng đưa ra những đánh giá. Tôi cho rằng, bên cạnh những thành tựu đã đạt được trong 5 năm qua, những vấn đề kinh tế đặt ra gay gắt cho vấn đề dài hạn và chúng ta tập trung cho 3 vấn đề tái cấu trúc ưu tiên. Tuy nhiên, tôi cũng thấy rằng đi vào từng lĩnh vực không hề đơn giản tí nào.
Ví dụ thứ nhất là vấn đề tái cấu trúc đầu tư công, thật sự đầu tư công là vấn đề nhưng chúng ta phải tái cấu trúc đầu tư cả nền kinh tế. Không phải đầu tư thị trường là đúng đâu, không phải thị trường lúc nào cũng đúng. Riêng những năm vừa qua tất cả đều đổ xô vào bất động sản, kể cả khu vực tư nhân làm hiểu sai tính chất của thị trường. Như vậy, về chính sách, Nhà nước phải đưa ra tín hiệu và phải giải quyết những khuyết tật của thị trường.
Thứ hai và tái cấu trúc doanh nghiệp, không chỉ riêng doanh nghiệp nhà nước mà khu vực tư nhân phải có tái cấu trúc lại. Chúng ta cũng nên biết rằng khu vực nhà nước và tư nhân hiện nay có quan hệ kinh tế chằng chịt với nhau nhất là những doanh nghiệp cổ phần, chúng ta không chỉ đơn thuần tái cấu trúc doanh nghiệp Nhà nước.
Thứ 3 là thị trường tài chính, thị trường tài chính hiện nay là một thị trường “khập khiễng”, tất cả các nguồn vốn tín dụng đều dựa vào các ngân hàng thương mại từ ngắn hạn, trung hạn, dài hạn. Những định chế tài chính tín dụng phi ngân hàng không đóng góp được, thị trường chứng khoán không tạo được nguồn vốn. 97% nguồn vốn tín dụng kể cả nhà nước, tư nhân đều dựa vào các ngân hàng thương mại thì rõ ràng chúng ta bất ổn, đấy là những vấn đề đặt ra. Tuy nhiên chúng ta mới đề cập.
Tôi mong rằng, 3 vấn đề lớn như vậy chúng ta phải có một chương trình cụ thể, giải pháp cụ thể từng loại thị trường với tái cấu trúc, cái đó phải thể hiện trong Nghị quyết và chính sách, chứ không phải như hiện nay chúng ta mới chỉ nêu đầu bài thôi, chưa giải được bài./.
Xin cảm ơn ông!
Minh Thúy (Vietnam+)