Ngày 28/12, Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ đã tiến hành tổng kết đợt thanh tra diện rộng chuyên đề về thiết bị điện, điện tử năm 2011.
Sau ba tháng triển khai, đợt thanh tra diện rộng này đã tiến hành kiểm tra 2.265 cơ sở, xử phạt 654 cơ sở vi phạm với tổng số tiền 551.576.000 đồng.
Số liệu thống kê cho thấy, vi phạm nhiều nhất phải kể đến việc ghi nhãn hàng hóa chiếm 66,8%, kế đó là hành vi vi phạm tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật chiếm 29,8%, đo lường 1,2% và sở hữu công nghiệp chiếm 2,2%.
Theo Chánh thanh tra Trần Minh Dũng, vi phạm về ghi nhãn hàng hóa là loại dễ bị cơ quan chức năng phát hiện và nhà sản xuất cũng như buôn bán cố tình vi phạm. Đó có thể là hàng hóa ghi nội dung không đúng quy định, rách nhãn, mờ…
Với các vi phạm về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, các cơ sở sản xuất thường không công bố hợp quy, hàng hóa có chất lượng không phù hợp quy chuẩn, hàng hóa không gắn dấu hợp quy.
Trong quá trình thanh tra, đoàn cũng phát hiện ra hiện tượng lách luật của các cơ sở. Ví dụ như sản phẩm dây lõi nhôm bọc nhựa ghi trên nhãn hàng hóa là “Dây nhôm dùng để cố định cây cảnh” nhưng lại bán cho người dân sử dụng làm dây điện trong nông nghiệp; một số dây nhựa PVC người dân mua sử dụng làm dây điện nhưng sản phẩm ghi nhãn là… dây loa. Bởi thế, cho dù các sản phẩm không thực hiện hợp quy nhưng cơ quan thanh tra không xử lý được.
Ngoài ra, đối với hành vi buôn bán hàng hóa không gắn dấu hợp quy CR, nếu áp xử phạt sẽ từ khung 10 triệu đến 15 triệu đồng. Tuy nhiên, để xử phạt hành chính như vậy với các hộ buôn bán nhỏ (ví dụ chỉ vài chiếc nồi cơm điện...) là khá cao và không khả thi.
Từ thực tiễn này, Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị với Bộ, kiến nghị Chính phủ bổ sung quy định xử phạt với các hành vi vi phạm "buôn bán hàng hóa phải công bố hợp quy mà không gắn dấu hợp quy trên sản phẩm" và "buôn bán hàng hóa phải công bố hợp quy mà không lưu giữ hồ sơ công bố hợp quy."
Bên cạnh đó, các Sở Khoa học và Công nghệ địa phương cần tiếp tục thanh tra, kiểm tra đối với các cơ sở đầu mối sản xuất, nhập khẩu, cung ứng các thiết bị điện, điện tử không thực hiện đúng quy định pháp luật. Tiếp tục giám sát thực hiện quyết định của đoàn thanh tra sau khi xử lý với các đơn vị vi phạm, đặc biệt là vi phạm về chất lượng sản phẩm.../.
Sau ba tháng triển khai, đợt thanh tra diện rộng này đã tiến hành kiểm tra 2.265 cơ sở, xử phạt 654 cơ sở vi phạm với tổng số tiền 551.576.000 đồng.
Số liệu thống kê cho thấy, vi phạm nhiều nhất phải kể đến việc ghi nhãn hàng hóa chiếm 66,8%, kế đó là hành vi vi phạm tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật chiếm 29,8%, đo lường 1,2% và sở hữu công nghiệp chiếm 2,2%.
Theo Chánh thanh tra Trần Minh Dũng, vi phạm về ghi nhãn hàng hóa là loại dễ bị cơ quan chức năng phát hiện và nhà sản xuất cũng như buôn bán cố tình vi phạm. Đó có thể là hàng hóa ghi nội dung không đúng quy định, rách nhãn, mờ…
Với các vi phạm về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, các cơ sở sản xuất thường không công bố hợp quy, hàng hóa có chất lượng không phù hợp quy chuẩn, hàng hóa không gắn dấu hợp quy.
Trong quá trình thanh tra, đoàn cũng phát hiện ra hiện tượng lách luật của các cơ sở. Ví dụ như sản phẩm dây lõi nhôm bọc nhựa ghi trên nhãn hàng hóa là “Dây nhôm dùng để cố định cây cảnh” nhưng lại bán cho người dân sử dụng làm dây điện trong nông nghiệp; một số dây nhựa PVC người dân mua sử dụng làm dây điện nhưng sản phẩm ghi nhãn là… dây loa. Bởi thế, cho dù các sản phẩm không thực hiện hợp quy nhưng cơ quan thanh tra không xử lý được.
Ngoài ra, đối với hành vi buôn bán hàng hóa không gắn dấu hợp quy CR, nếu áp xử phạt sẽ từ khung 10 triệu đến 15 triệu đồng. Tuy nhiên, để xử phạt hành chính như vậy với các hộ buôn bán nhỏ (ví dụ chỉ vài chiếc nồi cơm điện...) là khá cao và không khả thi.
Từ thực tiễn này, Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị với Bộ, kiến nghị Chính phủ bổ sung quy định xử phạt với các hành vi vi phạm "buôn bán hàng hóa phải công bố hợp quy mà không gắn dấu hợp quy trên sản phẩm" và "buôn bán hàng hóa phải công bố hợp quy mà không lưu giữ hồ sơ công bố hợp quy."
Bên cạnh đó, các Sở Khoa học và Công nghệ địa phương cần tiếp tục thanh tra, kiểm tra đối với các cơ sở đầu mối sản xuất, nhập khẩu, cung ứng các thiết bị điện, điện tử không thực hiện đúng quy định pháp luật. Tiếp tục giám sát thực hiện quyết định của đoàn thanh tra sau khi xử lý với các đơn vị vi phạm, đặc biệt là vi phạm về chất lượng sản phẩm.../.
Trung Hiền (Vietnam+)