Trong báo cáo công bố ngày 13/3, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cho biết trong 2 năm qua, hơn 42 triệu người ở châu Á đã phải rời bỏ nhà cửa do thiên tai và kêu gọi các nước nhanh chóng hành động để ngăn chặn các thảm họa trong tương lai.
Báo cáo có nhan đề "Ứng phó với tình trạng biến đổi khí hậu và di cư tại châu Á-Thái Bình Dương," được ADB công bố tại Diễn đàn thích nghi với biến đổi khí hậu châu Á-Thái Bình Dương diễn ra tại Thái Lan.
Trong báo cáo, ADB cho biết châu Á-Thái Bình Dương là khu vực xảy ra nhiều thảm họa thiên tai nhất và cũng là nơi chịu ảnh hưởng nặng nhất từ thiên tai. Năm 2010 được coi là năm đặc biệt tồi tệ đối với châu Á khi có tới 31,8 triệu người, trong đó có hơn 10 triệu người ở Pakistan, mất nhà cửa do các thảm họa liên quan đến khí hậu.
Trong khi đó, năm 2011, hơn 10,7 triệu người đã phải rơi vào cảnh màn trời chiếu đất do thiên tai hoành hành. ADB cũng cảnh báo những thảm họa tương tự sẽ xảy ra thường xuyên hơn do tình trạng biến đổi khí hậu ngày càng nghiêm trọng.
Theo báo cáo, trong số 10 nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ sự biến đổi khí hậu, khu vực châu Á có 6 quốc gia với Bangladesh và Ấn Độ là hai nước đứng hàng đầu, cùng Nepal, Philippines, Afghanistan và Myanmar.
ADB cho rằng môi trường đã trở thành vấn đề trọng yếu trong chính sách của các quốc gia trong khu vực, chính phủ các nước thường xuyên có thiên tai cần có những hành động thiết thực nhằm tăng cường khả năng thích nghi và giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra.
Ngoài ra, ADB kêu gọi chính phủ các nước tăng đầu tư vào cơ sở hạ tầng và dịch vụ thiết yếu ở thành thị nhằm thích ứng với xu hướng ngày càng tăng những dòng người di cư từ nông thôn ra các đô thị lớn.
Theo ước tính của ADB, tới năm 2050, khu vực châu Á-Thái Bình Dương cần chi tới 40 tỷ USD/năm để đối phó với tác động của hiện tượng Trái Đất ấm dần lên./.
Báo cáo có nhan đề "Ứng phó với tình trạng biến đổi khí hậu và di cư tại châu Á-Thái Bình Dương," được ADB công bố tại Diễn đàn thích nghi với biến đổi khí hậu châu Á-Thái Bình Dương diễn ra tại Thái Lan.
Trong báo cáo, ADB cho biết châu Á-Thái Bình Dương là khu vực xảy ra nhiều thảm họa thiên tai nhất và cũng là nơi chịu ảnh hưởng nặng nhất từ thiên tai. Năm 2010 được coi là năm đặc biệt tồi tệ đối với châu Á khi có tới 31,8 triệu người, trong đó có hơn 10 triệu người ở Pakistan, mất nhà cửa do các thảm họa liên quan đến khí hậu.
Trong khi đó, năm 2011, hơn 10,7 triệu người đã phải rơi vào cảnh màn trời chiếu đất do thiên tai hoành hành. ADB cũng cảnh báo những thảm họa tương tự sẽ xảy ra thường xuyên hơn do tình trạng biến đổi khí hậu ngày càng nghiêm trọng.
Theo báo cáo, trong số 10 nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ sự biến đổi khí hậu, khu vực châu Á có 6 quốc gia với Bangladesh và Ấn Độ là hai nước đứng hàng đầu, cùng Nepal, Philippines, Afghanistan và Myanmar.
ADB cho rằng môi trường đã trở thành vấn đề trọng yếu trong chính sách của các quốc gia trong khu vực, chính phủ các nước thường xuyên có thiên tai cần có những hành động thiết thực nhằm tăng cường khả năng thích nghi và giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra.
Ngoài ra, ADB kêu gọi chính phủ các nước tăng đầu tư vào cơ sở hạ tầng và dịch vụ thiết yếu ở thành thị nhằm thích ứng với xu hướng ngày càng tăng những dòng người di cư từ nông thôn ra các đô thị lớn.
Theo ước tính của ADB, tới năm 2050, khu vực châu Á-Thái Bình Dương cần chi tới 40 tỷ USD/năm để đối phó với tác động của hiện tượng Trái Đất ấm dần lên./.
(TTXVN)