Los Angeles vốn nổi tiếng về các vụ kẹt xe, chủ yếu do hệ thống xa lộ lộn xộn của bang. Nhưng thật đáng ngạc nhiên, đây lại không phải là thành phố Mỹ có nạn kẹt xe tệ nhất. Danh hiệu không lấy gì làm vinh dự này thuộc về… Honolulu (thủ phủ bang Hawaii).
Theo cuộc nghiên cứu, năm ngoái, những người ở thủ phủ bang Hawaii đã có 58 giờ ngồi chết dí trong xe họ vì tắc đường. Đứng thứ 2 là Los Angeles, thứ 3 là San Francisco và thứ tư là New York.
Tuy nhiên nghiên cứu do tổ chức INRIX Traffic Scorecard, chuyên đánh giá về mức độ tắc đường của các bang trong nước, cho thấy tắc nghẽn giao thông ở Mỹ đã giảm tới 30%. Và hiện tượng này không chỉ diễn ra ở Mỹ mà còn xuất hiện tại châu Âu và là dấu hiệu cho thấy sự ảm đạm của nền kinh tế thế giới.
Bryan Mistele, lãnh đạo INRIX cho biết: "Ở Mỹ, sự phục hồi kinh tế ở Phố Wall chưa tới với Phố Chính (Main Street - cách gọi của người Mỹ chỉ những nhà đầu tư và kinh doanh vừa và nhỏ, người lao động nói chung). Người Mỹ lái xe ít hơn, chi tiêu ít hơn cho nhiên liệu do giá xăng tăng lên và vì tình trạng thất nghiệp còn lớn."
Nhưng trong 10 thành phố đứng đầu về tắc nghẽn giao thông, các tài xế vẫn có khoảng 40 giờ chết dí một chỗ hồi năm ngoái. Tại các con đường kẹt xe tệ nhất Mỹ, con số này là 60 giờ mỗi năm.
Điều khiến nhiều người ngạc nhiên là bang Hawaii nằm ở Thái Bình Dương, với những cây dừa, cát trắng, sóng bạc đầu tuyệt đẹp, hóa ra cũng là nơi tắc đường tệ nhất Mỹ.
Los Angeles đứng thứ 2, với các tài xế ở đây phải "ngồi chơi xơi nước" trong xe 56 tiếng/năm. Tiếp theo là San Francisco với 48 giờ. Các bang/khu vực kẹt xe nghiêm trọng còn lại trong nhóm tốp 10 là New York; Bridgeport, Connecticut; Washington, DC; Seattle; Austin, Texas; Boston, Massachusetts; Chicago; Pittsburgh và San Francisco.
Nghiên cứu cũng chỉ ra 10 hành lang kẹt xe tệ nhất Mỹ, những tuyến đường người ta không muốn đi qua. Khủng khiếp nhất là xa lộ San Diego chạy tới Los Angeles kéo dài gần 20km. Theo chân nó là đường cao tốc Long Island chạy tới New York, dài chừng 25km.
Nhìn chung, sự sụt giảm tình trạng kẹt xe đã diễn ra theo sau sự tăng lên nhẹ trong năm 2009 1%) và tăng mạnh hồi năm 2010 (10%) . Sự suy giảm tương tự cũng diễn ra hồi năm 2008, năm xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính, khi tình trạng tắc nghẽn giao thông tụt một mạch mất 34%.
Thông tin chi tiết có thể xem tại địa chỉ http://www.inrix.com/pressrelease.asp?ID=156.
"Nếu các cáo buộc là đúng, vấn đề sẽ nhận được sự quan tâm của FINRA (Cơ quan điều hành ngành công nghiệp tài chính) và SEC ( Ủy ban Chứng khoán và Hối đoái )" - Rick Ketchum, giám đốc điều hành FINRA tuyên bố./.
Theo cuộc nghiên cứu, năm ngoái, những người ở thủ phủ bang Hawaii đã có 58 giờ ngồi chết dí trong xe họ vì tắc đường. Đứng thứ 2 là Los Angeles, thứ 3 là San Francisco và thứ tư là New York.
Tuy nhiên nghiên cứu do tổ chức INRIX Traffic Scorecard, chuyên đánh giá về mức độ tắc đường của các bang trong nước, cho thấy tắc nghẽn giao thông ở Mỹ đã giảm tới 30%. Và hiện tượng này không chỉ diễn ra ở Mỹ mà còn xuất hiện tại châu Âu và là dấu hiệu cho thấy sự ảm đạm của nền kinh tế thế giới.
Bryan Mistele, lãnh đạo INRIX cho biết: "Ở Mỹ, sự phục hồi kinh tế ở Phố Wall chưa tới với Phố Chính (Main Street - cách gọi của người Mỹ chỉ những nhà đầu tư và kinh doanh vừa và nhỏ, người lao động nói chung). Người Mỹ lái xe ít hơn, chi tiêu ít hơn cho nhiên liệu do giá xăng tăng lên và vì tình trạng thất nghiệp còn lớn."
Nhưng trong 10 thành phố đứng đầu về tắc nghẽn giao thông, các tài xế vẫn có khoảng 40 giờ chết dí một chỗ hồi năm ngoái. Tại các con đường kẹt xe tệ nhất Mỹ, con số này là 60 giờ mỗi năm.
Điều khiến nhiều người ngạc nhiên là bang Hawaii nằm ở Thái Bình Dương, với những cây dừa, cát trắng, sóng bạc đầu tuyệt đẹp, hóa ra cũng là nơi tắc đường tệ nhất Mỹ.
Los Angeles đứng thứ 2, với các tài xế ở đây phải "ngồi chơi xơi nước" trong xe 56 tiếng/năm. Tiếp theo là San Francisco với 48 giờ. Các bang/khu vực kẹt xe nghiêm trọng còn lại trong nhóm tốp 10 là New York; Bridgeport, Connecticut; Washington, DC; Seattle; Austin, Texas; Boston, Massachusetts; Chicago; Pittsburgh và San Francisco.
Nghiên cứu cũng chỉ ra 10 hành lang kẹt xe tệ nhất Mỹ, những tuyến đường người ta không muốn đi qua. Khủng khiếp nhất là xa lộ San Diego chạy tới Los Angeles kéo dài gần 20km. Theo chân nó là đường cao tốc Long Island chạy tới New York, dài chừng 25km.
Nhìn chung, sự sụt giảm tình trạng kẹt xe đã diễn ra theo sau sự tăng lên nhẹ trong năm 2009 1%) và tăng mạnh hồi năm 2010 (10%) . Sự suy giảm tương tự cũng diễn ra hồi năm 2008, năm xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính, khi tình trạng tắc nghẽn giao thông tụt một mạch mất 34%.
Thông tin chi tiết có thể xem tại địa chỉ http://www.inrix.com/pressrelease.asp?ID=156.
"Nếu các cáo buộc là đúng, vấn đề sẽ nhận được sự quan tâm của FINRA (Cơ quan điều hành ngành công nghiệp tài chính) và SEC ( Ủy ban Chứng khoán và Hối đoái )" - Rick Ketchum, giám đốc điều hành FINRA tuyên bố./.
Linh Vũ (Vietnam+)