Quá bực mình vì gia đình chú rể cứ nằng nặc đòi của hồi môn khi lễ cưới sắp bắt đầu, cô dâu xinh đẹp Sunita bèn dứt khoát hủy bỏ hôn lễ, và ngay lập tức nói với cha mẹ cô chấp nhận làm đám cưới với một chàng trai khác không tham của như “chàng rể hụt."
Cậu chuyện trên vừa xảy ra tại làng Alwar, huỵện Bharatpur, bang Rajasthan, miền Tây Ấn Độ.
Trước khi lễ cưới dự định được tổ chức vào buổi tối cùng ngày, gia đình chú rể Pushendra khăng khăng yêu cầu gia đình cô dâu phải trả cho bên họ một lakh (100.000 rupee, tương đương hơn 2.000 USD) thì “ mọị chuyện mới êm đẹp."
Sau khi nhận được tin này, ngay lập tức Sunita yêu cầu người thân trong gia đình sang thông báo với gia đình Pushendra rằng gia đình cô không thể đáp ứng đòi hỏi về của hồi môn, và hủy bỏ hôn lễ.
Mặc dù Ấn Độ đã ban hành luật cấm đòi của hồi môn, song tệ nạn này vẫn hoành hành và được dư luận rộng rãi chấp nhận như luật bất thành văn. Tại Ấn Độ chú rể càng có địa vị, tiền của và học thức thì càng cao giá và của hồi môn gia đình nhà gái phải “nộp” cũng càng cao. Xung quanh vấn đề đòi của hồi môn đã xảy ra không biết bao chuyện “cười ra nước mắt."
Mới đây, tại khu vực ngoại thành Delhi, cô dâu tên Nisha, 21 tuổi, đã gọi điện cho cảnh sát tới bắt giữ chú rể ngay tại đám cưới khi anh trai cô thông báo gia đình chủ rể đòi 25.000 USD tiền mặt làm của hồi môn. Sau sự kiện trên, một số “ứng rể viên” vì ngưỡng mộ hành động dũng cảm của Nisha đã tới cầu hôn cô. Tuy nhiên, Nisha đã tế nhị từ chối với lý lo cô muốn dành thời gian để học xong đại học.
Tại huyện Saharanpur, bang Uttar Pradesh, miền Bắc Ấn Độ hồi đầu năm nay cũng xảy ra chuyện do đòi tiền hồi môn tại đám cưới, nên thay vì được nhận những dây hoa quàng vào cổ hay những cánh hoa tươi rắc lên đầu từ phía nhà gái, chú rể hụt đã bị anh trai cô dâu và một số người khác ép đeo một vòng dây buộc cổ chó treo lủng lẳng hai chiếc giày cũ.
Kết cục của những câu chuyện trên còn chưa đau xót bằng việc rất nhiều vụ án mạng và bạo hành đã xảy ra xung quanh việc đòi của hồi môn không những trước mà cả sau đám cưới, thậm chí sau nhiều năm chung sống của các đội vơi chồng và họ đã có con cái.
Đại đa số nạn nhân của tệ đòi của hồi môn là phụ nữ. Đây cũng là một lý do giải thích tại sao người Ấn Độ ở vùng nông thôn và những gia đình nghèo ở thành phố không thích sinh con gái, thậm chí bỏ thai nhi gái, điều đe dọa dẫn tới nguy cơ mất cân bằng giới tính ở nước này./.
Cậu chuyện trên vừa xảy ra tại làng Alwar, huỵện Bharatpur, bang Rajasthan, miền Tây Ấn Độ.
Trước khi lễ cưới dự định được tổ chức vào buổi tối cùng ngày, gia đình chú rể Pushendra khăng khăng yêu cầu gia đình cô dâu phải trả cho bên họ một lakh (100.000 rupee, tương đương hơn 2.000 USD) thì “ mọị chuyện mới êm đẹp."
Sau khi nhận được tin này, ngay lập tức Sunita yêu cầu người thân trong gia đình sang thông báo với gia đình Pushendra rằng gia đình cô không thể đáp ứng đòi hỏi về của hồi môn, và hủy bỏ hôn lễ.
Mặc dù Ấn Độ đã ban hành luật cấm đòi của hồi môn, song tệ nạn này vẫn hoành hành và được dư luận rộng rãi chấp nhận như luật bất thành văn. Tại Ấn Độ chú rể càng có địa vị, tiền của và học thức thì càng cao giá và của hồi môn gia đình nhà gái phải “nộp” cũng càng cao. Xung quanh vấn đề đòi của hồi môn đã xảy ra không biết bao chuyện “cười ra nước mắt."
Mới đây, tại khu vực ngoại thành Delhi, cô dâu tên Nisha, 21 tuổi, đã gọi điện cho cảnh sát tới bắt giữ chú rể ngay tại đám cưới khi anh trai cô thông báo gia đình chủ rể đòi 25.000 USD tiền mặt làm của hồi môn. Sau sự kiện trên, một số “ứng rể viên” vì ngưỡng mộ hành động dũng cảm của Nisha đã tới cầu hôn cô. Tuy nhiên, Nisha đã tế nhị từ chối với lý lo cô muốn dành thời gian để học xong đại học.
Tại huyện Saharanpur, bang Uttar Pradesh, miền Bắc Ấn Độ hồi đầu năm nay cũng xảy ra chuyện do đòi tiền hồi môn tại đám cưới, nên thay vì được nhận những dây hoa quàng vào cổ hay những cánh hoa tươi rắc lên đầu từ phía nhà gái, chú rể hụt đã bị anh trai cô dâu và một số người khác ép đeo một vòng dây buộc cổ chó treo lủng lẳng hai chiếc giày cũ.
Kết cục của những câu chuyện trên còn chưa đau xót bằng việc rất nhiều vụ án mạng và bạo hành đã xảy ra xung quanh việc đòi của hồi môn không những trước mà cả sau đám cưới, thậm chí sau nhiều năm chung sống của các đội vơi chồng và họ đã có con cái.
Đại đa số nạn nhân của tệ đòi của hồi môn là phụ nữ. Đây cũng là một lý do giải thích tại sao người Ấn Độ ở vùng nông thôn và những gia đình nghèo ở thành phố không thích sinh con gái, thậm chí bỏ thai nhi gái, điều đe dọa dẫn tới nguy cơ mất cân bằng giới tính ở nước này./.
Phạm Thảo/New Delhi (Vietnam+)