Cho dù viễn thông Việt Nam được đánh giá là một trong những thị trường cạnh tranh nhất trong khu vực, song thực tế còn tồn tại nhiều bất cập mà nguyên nhân chủ yếu là bởi các doanh nghiệp nhà nước thống lĩnh.
Do vậy, nhiều chuyên gia cho rằng chỉ cần một doanh nghiệp nhà nước, còn lại là cổ phần hóa và huy động sự tham gia của doanh nghiệp tư nhân, nước ngoài... để thị trường phát triển thực sự cạnh tranh.
Cạnh tranh kiểu “gà cùng một mẹ”
Tại Tọa đàm triển vọng viễn thông 2013 do Câu lạc bộ Nhà báo Công nghệ thông tin tổ chức mới đây, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Lê Nam Thắng cho biết, hơn mười năm qua, thị trường viễn thông đã có những bước tiến vượt bậc, đã tạo được sự cạnh tranh cho các doanh nghiệp phát triển.
Hiện, Việt Nam hiện có số thuê bao di động lớn hơn dân số (148,5 triệu), xếp thứ 18/20 nước có lượng người truy cập Internet nhiều nhất trên thế giới (31,2 triệu). Nhiều người dân ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo cũng tiếp cận dễ dàng với dịch vụ viễn thông...
Tuy nhiên, thị trường này đã và đang bộc lộ những yếu tố không bền vững. Nhìn một cách tổng thể, thị trường viễn thông có sự tham gia của nhiều doanh nghiệp, nhưng chủ yếu là doanh nghiệp nhà nước, cổ phần nhà nước chi phối.
“Hơn mười năm qua, đây là thị trường của các doanh nghiệp nhà nước, chưa huy động được nguồn lực xã hội,” ông Thắng thẳng thắn.
Tiến sĩ Mai Liêm Trực, nguyên Thứ trưởng Bộ Bưu chính Viễn thông thì ví von, cạnh tranh trong lĩnh vực viễn thông giống như anh em trong một gia đình đã được cha mẹ cho ra ở riêng nên vẫn chưa có cạnh tranh thực sự.
Ông Trực đưa ra ví dụ về việc nhiều chính sách đã gây khó khăn cho quá trình triển khai như chuyện Bộ Thông tin và Truyền thông chưa cấp phép cho 4G để đợi “hòa vốn” cho đầu tư vào 3G.
“Việc hòa vốn hay không không phải việc của Nhà nước mà là việc của doanh nghiệp. Cơ quan nhà nước thì cái gì có lợi cho dân thì phải làm, trong khi 4G làm giá cước rẻ hơn, tốc độ nhanh hơn...,” ông Trực nói.
Cũng theo người “anh cả” của Internet Việt Nam, đây chính là thế kẹt bởi vì tiền vốn đầu tư chính là của Nhà nước. Chính điều này đã phản ánh thị trường viễn thông Việt Nam chưa hoàn thiện và cần phải có sự thay đổi đột phá trong thời gian tới.
Ông Trương Gia Bình, Tổng Giám đốc FPT thì cho rằng nguy cơ trở lại độc quyền của lĩnh vực viễn thông là hiện hữu và bởi thế một chính sách hợp lý sẽ là rất quan trọng. "Doanh nghiệp nào cũng vì lợi ích của mình mà phải cạnh tranh nhưng chúng ta phải quản lý làm sao để đất nước và người dân có lợi nhất," ông Bình cho biết.
Chỉ nên giữ lại một doanh nghiệp Nhà nước
Thực tế cũng cho thấy, quản lý nhà nước chưa thực sự hiệu quả nên hoạt động của thị trường viễn thông còn nhiều bất cập. Một số doanh nghiệp gặp khó khăn, không tìm được “lối ra”cho mình đã tìm cách rút khỏi thị trường như Tập đoàn Vimpelcom rút thương hiệu Beeline khỏi Việt Nam, EVN Telecom sáp nhập Viettel, S-Fone sa thải hàng loạt nhân viên...
Ông Thắng cho rằng, việc rút khỏi thị trường của một số doanh nghiệp cũng là dấu hiệu tốt để cơ cấu lại thị trường theo hướng lành mạnh. Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ tạo nhiều giải pháp, tùy từng trường hợp cụ thể để quyết định rút giấy phép, sát nhập hoặc phá sản, để cuối cùng đạt được thị trường đúng như Chính phủ quy định, hình thành một số doanh nghiệp lớn làm chủ thị trường trong nước và vươn ra quốc tế.
Đồng tình quan điểm này, Tổng giám đốc FPT Trương Gia Bình cho rằng nếu chỉ còn 1-2 đại gia di động thì chắc chắn việc trả phí để dùng dịch vụ sẽ đắt đỏ hơn bây giờ rất nhiều.
Để giải quyết vấn đề cạnh tranh kiểu “gà cùng một mẹ,” Tiến sĩ Mai Liêm Trực bày tỏ quan điểm chỉ cần một doanh nghiệp nhà nước là Viettel. Nhà nước nên cổ phần hóa VNPT và có thêm doanh nghiệp thứ 3,4 là doanh nghiệp tư nhân, nước ngoài tham gia thì thị trường viễn thông mới thực sự cạnh tranh.
Thứ trưởng Lê Nam Thắng thì nhận định, để có được một doanh nghiệp nước ngoài hoặc tư nhân vươn lên mạnh như Viettel trong những năm qua là rất khó. Bởi thế, cách huy động mọi nguồn lực tham gia thị trường viễn thông là phải cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước. Nhà nước sẽ không nắm những doanh nghiệp không quan trọng với an ninh quốc gia, lợi ích công cộng.../.
Do vậy, nhiều chuyên gia cho rằng chỉ cần một doanh nghiệp nhà nước, còn lại là cổ phần hóa và huy động sự tham gia của doanh nghiệp tư nhân, nước ngoài... để thị trường phát triển thực sự cạnh tranh.
Cạnh tranh kiểu “gà cùng một mẹ”
Tại Tọa đàm triển vọng viễn thông 2013 do Câu lạc bộ Nhà báo Công nghệ thông tin tổ chức mới đây, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Lê Nam Thắng cho biết, hơn mười năm qua, thị trường viễn thông đã có những bước tiến vượt bậc, đã tạo được sự cạnh tranh cho các doanh nghiệp phát triển.
Hiện, Việt Nam hiện có số thuê bao di động lớn hơn dân số (148,5 triệu), xếp thứ 18/20 nước có lượng người truy cập Internet nhiều nhất trên thế giới (31,2 triệu). Nhiều người dân ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo cũng tiếp cận dễ dàng với dịch vụ viễn thông...
Tuy nhiên, thị trường này đã và đang bộc lộ những yếu tố không bền vững. Nhìn một cách tổng thể, thị trường viễn thông có sự tham gia của nhiều doanh nghiệp, nhưng chủ yếu là doanh nghiệp nhà nước, cổ phần nhà nước chi phối.
“Hơn mười năm qua, đây là thị trường của các doanh nghiệp nhà nước, chưa huy động được nguồn lực xã hội,” ông Thắng thẳng thắn.
Tiến sĩ Mai Liêm Trực, nguyên Thứ trưởng Bộ Bưu chính Viễn thông thì ví von, cạnh tranh trong lĩnh vực viễn thông giống như anh em trong một gia đình đã được cha mẹ cho ra ở riêng nên vẫn chưa có cạnh tranh thực sự.
Ông Trực đưa ra ví dụ về việc nhiều chính sách đã gây khó khăn cho quá trình triển khai như chuyện Bộ Thông tin và Truyền thông chưa cấp phép cho 4G để đợi “hòa vốn” cho đầu tư vào 3G.
“Việc hòa vốn hay không không phải việc của Nhà nước mà là việc của doanh nghiệp. Cơ quan nhà nước thì cái gì có lợi cho dân thì phải làm, trong khi 4G làm giá cước rẻ hơn, tốc độ nhanh hơn...,” ông Trực nói.
Cũng theo người “anh cả” của Internet Việt Nam, đây chính là thế kẹt bởi vì tiền vốn đầu tư chính là của Nhà nước. Chính điều này đã phản ánh thị trường viễn thông Việt Nam chưa hoàn thiện và cần phải có sự thay đổi đột phá trong thời gian tới.
Ông Trương Gia Bình, Tổng Giám đốc FPT thì cho rằng nguy cơ trở lại độc quyền của lĩnh vực viễn thông là hiện hữu và bởi thế một chính sách hợp lý sẽ là rất quan trọng. "Doanh nghiệp nào cũng vì lợi ích của mình mà phải cạnh tranh nhưng chúng ta phải quản lý làm sao để đất nước và người dân có lợi nhất," ông Bình cho biết.
Chỉ nên giữ lại một doanh nghiệp Nhà nước
Thực tế cũng cho thấy, quản lý nhà nước chưa thực sự hiệu quả nên hoạt động của thị trường viễn thông còn nhiều bất cập. Một số doanh nghiệp gặp khó khăn, không tìm được “lối ra”cho mình đã tìm cách rút khỏi thị trường như Tập đoàn Vimpelcom rút thương hiệu Beeline khỏi Việt Nam, EVN Telecom sáp nhập Viettel, S-Fone sa thải hàng loạt nhân viên...
Ông Thắng cho rằng, việc rút khỏi thị trường của một số doanh nghiệp cũng là dấu hiệu tốt để cơ cấu lại thị trường theo hướng lành mạnh. Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ tạo nhiều giải pháp, tùy từng trường hợp cụ thể để quyết định rút giấy phép, sát nhập hoặc phá sản, để cuối cùng đạt được thị trường đúng như Chính phủ quy định, hình thành một số doanh nghiệp lớn làm chủ thị trường trong nước và vươn ra quốc tế.
Đồng tình quan điểm này, Tổng giám đốc FPT Trương Gia Bình cho rằng nếu chỉ còn 1-2 đại gia di động thì chắc chắn việc trả phí để dùng dịch vụ sẽ đắt đỏ hơn bây giờ rất nhiều.
Để giải quyết vấn đề cạnh tranh kiểu “gà cùng một mẹ,” Tiến sĩ Mai Liêm Trực bày tỏ quan điểm chỉ cần một doanh nghiệp nhà nước là Viettel. Nhà nước nên cổ phần hóa VNPT và có thêm doanh nghiệp thứ 3,4 là doanh nghiệp tư nhân, nước ngoài tham gia thì thị trường viễn thông mới thực sự cạnh tranh.
Thứ trưởng Lê Nam Thắng thì nhận định, để có được một doanh nghiệp nước ngoài hoặc tư nhân vươn lên mạnh như Viettel trong những năm qua là rất khó. Bởi thế, cách huy động mọi nguồn lực tham gia thị trường viễn thông là phải cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước. Nhà nước sẽ không nắm những doanh nghiệp không quan trọng với an ninh quốc gia, lợi ích công cộng.../.
Trung Hiền (Vietnam+)