Thị trường vàng với những cơn nóng, lạnh bất thường thời gian qua đã dẫn đến một loạt những câu hỏi, như tại sao có sự chênh lệch lớn giữa giá vàng trong nước và thế giới, người dân có được cất trữ và mua bán vàng miếng hay không và định hướng trong điều hành thị trường vàng của Ngân hàng Nhà nước thời gian tới ra sao?
Việc có quá nhiều luồng thông tin trên các phương tiện truyền thông thời gian qua đã khiến người dân không có được một cái nhìn thật chuẩn về diễn biến của thị trường vàng để có thể đưa ra những ứng xử hợp lý đối với thứ kim loại quý này.
Cuộc trao đổi với ông Nguyễn Quang Huy, Vụ trưởng Vụ Quản lý ngoại hối, sẽ đưa ra những thông tin chính thống từ phía Ngân hàng Nhà nước về những vấn đề trên.
- Trong thời gian qua đã có nhiều luống ý kiến khác nhau về sự chênh lệch rất lớn giữa giá vàng trong nước và giá vàng thế giới. Quan điểm từ phía cơ quan quản lý nhà nước về vấn đề này ra sao, thưa ông ?
Ông Nguyễn Quang Huy: Trước đây, khi giá vàng chênh trên 400.000 đồng/lượng so với giá vàng thế giới đã xảy ra hiện tượng nhập lậu vàng. Và để nhập lậu vàng, người ta mua gom USD trên thị trường tự do, điều đó ảnh hưởng đến tỷ giá giữa đồng Việt Nam và đô la Mỹ, ảnh hưởng đến sự ổn định của kinh tế vĩ mô. Do vậy, trước đây mỗi khi giá vàng chênh ở mức khoảng trên 400.000 dồng/lượng, Ngân hàng Nhà nước buộc phải cấp phép nhập khẩu vàng.
Tuy nhiên, trong những tháng sau khi ban hành Nghị định 24 về quản lý hoạt động kinh doanh vàng, giá vàng có chênh cao hơn 400.000 đồng/lượng, có lúc chênh đến 3 triệu đồng/lượng nhưng không ảnh hưởng tới sự ổn định kinh tế vĩ mô, lý do là Ngân hàng Nhà nước đã quản lý rất chặt chẽ việc sản xuất vàng miếng.
Một trong những nguyên nhân chênh lệch lớn giữa giá vàng trong nước và thế giới là những tháng vừa qua các Ngân hàng Thương mại buộc phải mua vàng vào để trả cho người dân khi đến hạn, bởi theo quy định của Ngân hàng Nhà nước các Ngân hàng Thương mại đã huy động cho vay vàng phải chấm dứt hoạt động này trước ngày 25/11/2012.
Tuy nhiên, trước diễn biến của thị trường, Ngân hàng Nhà nước đánh giá, vào cuối quý Tư tình hình thanh khoản tiền đồng sẽ có thể căng thẳng hơn bình thường nên Ngân hàng Nhà nước đã quyết định giãn thời hạn đáo hạn vàng của các Ngân hàng Thương mại.
Theo đó, các Ngân hàng Thương mại vẫn được phép huy động chứng chỉ vàng nhưng với thời hạn tối đa là đến ngày 30/6/2013. Cùng với đó, thời gian qua Ngân hàng Nhà nước không cho nhập khẩu vàng, điều này cũng dẫn tới sự chệnh lệch lớn giữa giá vàng trong nước và thế giới.
Tuy nhiên, việc giãn tiến độ mua vàng trong những ngày qua chưa có ảnh hưởng đến cung cầu trên thị trường. Dự đoán trong thời gian tới việc các Ngân hàng Thương mại giãn tiến độ mua vàng để trả cho dân sẽ có ảnh hưởng tích cực, giảm mức chênh lệch giữa giá vàng trong nước và thế giới.
- Nghị định về quản lý hoạt động kinh doanh vàng (Nghị định 24) đã được Thủ tướng Chính phủ ban hành. Theo đánh giá của các chuyên gia, đây là một bước đi khá quan trọng hướng tới nhiều mục tiêu, là “liệu pháp” cần thiết để chữa trị những căn bệnh kinh niên trên thị trường vàng trong nước thời gian qua. Ông có thể nói rõ hơn những tác động của Nghị định này đến hoạt động kinh doanh vàng của các doanh nghiệp và quyền lợi mua bán vàng của người dân?
Ông Nguyễn Quang Huy: Nghị định 24 là liệu pháp quan trọng để thiết lập khuôn khổ pháp lý mới cho việc kinh doanh vàng trên thị trường. Nghị định 24 có nhiều quy định khác nhau đối với những phân khúc thị trường khác nhau, nhưng riêng đối với vàng miếng Nghị định này yêu cầu Ngân hàng Nhà nước thực hiện độc quyền sản xuất vàng miếng.
Bên cạnh đó, việc kinh doanh mua bán vàng miếng theo quy định của Nghị định 24 và các thông tư hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước dự kiến trong thời gian tới sẽ chỉ được phép thực hiện thông qua các cửa hàng, các doanh nghiệp được Ngân hàng Nhà nước cấp phép. Điều này sẽ đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng, bởi vì các doanh nghiệp, các cửa hàng được cấp phép sẽ phải thực hiện các chế độ hóa đơn, chứng từ và kiểm tra chất lượng rất nghiêm ngặt để đảm bảo lợi ích cho người tiêu dùng.
Các quy định của Nghị định 24 cho phép người dân n ắ m giữ, lưu thông tất cả các loại vàng miếng. Trước nhu cầu mong muốn chuyển đổi của người dân thời gian qua, chúng tôi khuyên người dân không nhất thiết phải chuyển đổi các loại vàng miếng khác thành vàng miếng SJC b ởi tất cả các loại vàng miếng đã được cấp phép đều được lưu thông một cách hợp pháp.
- Định hướng điều hành thị trường vàng của Ngân hàng Nhà nước trong thời gian tới sẽ như thế nào, thưa ông?
Ông Nguyễn Quang Huy: Ngân hàng Nhà nước đã trình Chính phủ và cũng đang tiến hành triển khai việc sắp xếp lại một cách căn bản thị trường vàng cũng như là hướng tới việc giảm và chống vàng hóa tương đối bài bản thông qua 3 bước.
Bước đầu tiên, Ngân hàng Nhà nước đã cùng với các bộ ngành hữu quan tham mưu trình Chính phủ để xây dựng cơ sở pháp lý mới nhằm quản lý thị trường vàng, đó là Nghị định 24. Thứ hai, Ngân hàng Nhà nước đã thực hiện chấm dứt huy động và cho vay vàng. Thứ ba, sẽ tổ chức lại và chuyển đổi toàn bộ quan hệ từ huy động cho vay vàng sang quan hệ mua bán.
Dự kiến trong thời gian tới, khi thị trường vàng tương đối ổn định, Ngân hàng Nhà nước sẽ đóng vai trò kiến tạo trên thị trường, là người mua bán cuối cùng với thị trường. Ngân hàng Nhà nước có thể mua vàng vào để tăng dự trữ ngoại hối và bơm vốn cho nền kinh tế./.
Việc có quá nhiều luồng thông tin trên các phương tiện truyền thông thời gian qua đã khiến người dân không có được một cái nhìn thật chuẩn về diễn biến của thị trường vàng để có thể đưa ra những ứng xử hợp lý đối với thứ kim loại quý này.
Cuộc trao đổi với ông Nguyễn Quang Huy, Vụ trưởng Vụ Quản lý ngoại hối, sẽ đưa ra những thông tin chính thống từ phía Ngân hàng Nhà nước về những vấn đề trên.
- Trong thời gian qua đã có nhiều luống ý kiến khác nhau về sự chênh lệch rất lớn giữa giá vàng trong nước và giá vàng thế giới. Quan điểm từ phía cơ quan quản lý nhà nước về vấn đề này ra sao, thưa ông ?
Ông Nguyễn Quang Huy: Trước đây, khi giá vàng chênh trên 400.000 đồng/lượng so với giá vàng thế giới đã xảy ra hiện tượng nhập lậu vàng. Và để nhập lậu vàng, người ta mua gom USD trên thị trường tự do, điều đó ảnh hưởng đến tỷ giá giữa đồng Việt Nam và đô la Mỹ, ảnh hưởng đến sự ổn định của kinh tế vĩ mô. Do vậy, trước đây mỗi khi giá vàng chênh ở mức khoảng trên 400.000 dồng/lượng, Ngân hàng Nhà nước buộc phải cấp phép nhập khẩu vàng.
Tuy nhiên, trong những tháng sau khi ban hành Nghị định 24 về quản lý hoạt động kinh doanh vàng, giá vàng có chênh cao hơn 400.000 đồng/lượng, có lúc chênh đến 3 triệu đồng/lượng nhưng không ảnh hưởng tới sự ổn định kinh tế vĩ mô, lý do là Ngân hàng Nhà nước đã quản lý rất chặt chẽ việc sản xuất vàng miếng.
Một trong những nguyên nhân chênh lệch lớn giữa giá vàng trong nước và thế giới là những tháng vừa qua các Ngân hàng Thương mại buộc phải mua vàng vào để trả cho người dân khi đến hạn, bởi theo quy định của Ngân hàng Nhà nước các Ngân hàng Thương mại đã huy động cho vay vàng phải chấm dứt hoạt động này trước ngày 25/11/2012.
Tuy nhiên, trước diễn biến của thị trường, Ngân hàng Nhà nước đánh giá, vào cuối quý Tư tình hình thanh khoản tiền đồng sẽ có thể căng thẳng hơn bình thường nên Ngân hàng Nhà nước đã quyết định giãn thời hạn đáo hạn vàng của các Ngân hàng Thương mại.
Theo đó, các Ngân hàng Thương mại vẫn được phép huy động chứng chỉ vàng nhưng với thời hạn tối đa là đến ngày 30/6/2013. Cùng với đó, thời gian qua Ngân hàng Nhà nước không cho nhập khẩu vàng, điều này cũng dẫn tới sự chệnh lệch lớn giữa giá vàng trong nước và thế giới.
Tuy nhiên, việc giãn tiến độ mua vàng trong những ngày qua chưa có ảnh hưởng đến cung cầu trên thị trường. Dự đoán trong thời gian tới việc các Ngân hàng Thương mại giãn tiến độ mua vàng để trả cho dân sẽ có ảnh hưởng tích cực, giảm mức chênh lệch giữa giá vàng trong nước và thế giới.
- Nghị định về quản lý hoạt động kinh doanh vàng (Nghị định 24) đã được Thủ tướng Chính phủ ban hành. Theo đánh giá của các chuyên gia, đây là một bước đi khá quan trọng hướng tới nhiều mục tiêu, là “liệu pháp” cần thiết để chữa trị những căn bệnh kinh niên trên thị trường vàng trong nước thời gian qua. Ông có thể nói rõ hơn những tác động của Nghị định này đến hoạt động kinh doanh vàng của các doanh nghiệp và quyền lợi mua bán vàng của người dân?
Ông Nguyễn Quang Huy: Nghị định 24 là liệu pháp quan trọng để thiết lập khuôn khổ pháp lý mới cho việc kinh doanh vàng trên thị trường. Nghị định 24 có nhiều quy định khác nhau đối với những phân khúc thị trường khác nhau, nhưng riêng đối với vàng miếng Nghị định này yêu cầu Ngân hàng Nhà nước thực hiện độc quyền sản xuất vàng miếng.
Bên cạnh đó, việc kinh doanh mua bán vàng miếng theo quy định của Nghị định 24 và các thông tư hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước dự kiến trong thời gian tới sẽ chỉ được phép thực hiện thông qua các cửa hàng, các doanh nghiệp được Ngân hàng Nhà nước cấp phép. Điều này sẽ đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng, bởi vì các doanh nghiệp, các cửa hàng được cấp phép sẽ phải thực hiện các chế độ hóa đơn, chứng từ và kiểm tra chất lượng rất nghiêm ngặt để đảm bảo lợi ích cho người tiêu dùng.
Các quy định của Nghị định 24 cho phép người dân n ắ m giữ, lưu thông tất cả các loại vàng miếng. Trước nhu cầu mong muốn chuyển đổi của người dân thời gian qua, chúng tôi khuyên người dân không nhất thiết phải chuyển đổi các loại vàng miếng khác thành vàng miếng SJC b ởi tất cả các loại vàng miếng đã được cấp phép đều được lưu thông một cách hợp pháp.
- Định hướng điều hành thị trường vàng của Ngân hàng Nhà nước trong thời gian tới sẽ như thế nào, thưa ông?
Ông Nguyễn Quang Huy: Ngân hàng Nhà nước đã trình Chính phủ và cũng đang tiến hành triển khai việc sắp xếp lại một cách căn bản thị trường vàng cũng như là hướng tới việc giảm và chống vàng hóa tương đối bài bản thông qua 3 bước.
Bước đầu tiên, Ngân hàng Nhà nước đã cùng với các bộ ngành hữu quan tham mưu trình Chính phủ để xây dựng cơ sở pháp lý mới nhằm quản lý thị trường vàng, đó là Nghị định 24. Thứ hai, Ngân hàng Nhà nước đã thực hiện chấm dứt huy động và cho vay vàng. Thứ ba, sẽ tổ chức lại và chuyển đổi toàn bộ quan hệ từ huy động cho vay vàng sang quan hệ mua bán.
Dự kiến trong thời gian tới, khi thị trường vàng tương đối ổn định, Ngân hàng Nhà nước sẽ đóng vai trò kiến tạo trên thị trường, là người mua bán cuối cùng với thị trường. Ngân hàng Nhà nước có thể mua vàng vào để tăng dự trữ ngoại hối và bơm vốn cho nền kinh tế./.
Đỗ Huyền (TTXVN)