Ngày 24/12, trong một phiên giao dịch ảm đạm trước lễ Giáng sinh, giá vàng nhích nhẹ giữa lúc các sàn chứng khoán cũng "lại sức." Giá vàng giao ngay tăng 72 xu lên 1.656,81 USD/ounce, sau khi trượt xuống 1.635,09 USD/ounce trong tuần trước.
Tuy nhiên, giá kim loại quý này vẫn áp sát mức thấp nhất của 4 tháng qua, khi thế bế tắc của cuộc đàm phán về "vực đá tài chính" tại Mỹ khiến nhiều nhà đầu tư không dám vào cuộc chơi.
Cho dù vừa phải nếm trải đợt mất giá gần đây, vàng vẫn có 12 năm lên giá nhờ sự hậu thuẫn của một loạt nhân tố: lãi suất siêu thấp, tâm lý lo ngại về "sức khoẻ" tài chính Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) và xu hướng đa dạng hóa kho dự trữ ngoại tệ của các ngân hàng trung ương.
Vàng, vốn được coi là một công cụ để đối phó với lạm phát, đã vọt lên mức cao kỷ lục xấp xỉ 1.920 USD/ounce hồi tháng 9/2011, thời điểm cuộc khủng hoảng nợ tại châu Âu khiến giới đầu tư đổ xô vào vàng. Brian Lan, Giám đốc điều hành GoldSilver Central Pte Ltd (có trụ sở tại Singapore), dự báo giá vàng sẽ vững ở mức trên 1.625 USD/ounce.
Hôm 23/12, một số nghị sỹ Mỹ đã lên tiếng bày tỏ quan ngại về nguy cơ nền kinh tế lớn nhất thế giới sẽ rơi xuống "vực đá tài chính" trong 9 ngày nữa. Một số nhà phân tích cho rằng cuộc đàm phán về ngân sách Mỹ bế tắc đang làm gia tăng sức hấp dẫn của vàng như một "nơi trú ẩn an toàn."
Nhưng cũng có ý kiến cho rằng vàng ngày càng giống một tài sản rủi ro, và vì thế nhà đầu tư mới dựa vào thỏa thuận ngân sách để tìm định hướng giao dịch.
Trong một báo cáo mới đây, BNP Paribas nhận định: triển vọng giá các kim loại quý trong nửa đầu năm 2013 khá tích cực, khi các chính phủ vẫn tiếp tục theo đuổi chính sách kích thích tiền tệ và nền kinh tế phục hồi.
Norilsk Nickel, nhà sản xuất palađi và niken lớn nhất thế giới, dự báo, thị trường paladi trong vài năm tới vẫn trong tình trạng thiếu hụt, chủ yếu do nguồn cung từ Nga gần như cạn kiệt./.
Tuy nhiên, giá kim loại quý này vẫn áp sát mức thấp nhất của 4 tháng qua, khi thế bế tắc của cuộc đàm phán về "vực đá tài chính" tại Mỹ khiến nhiều nhà đầu tư không dám vào cuộc chơi.
Cho dù vừa phải nếm trải đợt mất giá gần đây, vàng vẫn có 12 năm lên giá nhờ sự hậu thuẫn của một loạt nhân tố: lãi suất siêu thấp, tâm lý lo ngại về "sức khoẻ" tài chính Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) và xu hướng đa dạng hóa kho dự trữ ngoại tệ của các ngân hàng trung ương.
Vàng, vốn được coi là một công cụ để đối phó với lạm phát, đã vọt lên mức cao kỷ lục xấp xỉ 1.920 USD/ounce hồi tháng 9/2011, thời điểm cuộc khủng hoảng nợ tại châu Âu khiến giới đầu tư đổ xô vào vàng. Brian Lan, Giám đốc điều hành GoldSilver Central Pte Ltd (có trụ sở tại Singapore), dự báo giá vàng sẽ vững ở mức trên 1.625 USD/ounce.
Hôm 23/12, một số nghị sỹ Mỹ đã lên tiếng bày tỏ quan ngại về nguy cơ nền kinh tế lớn nhất thế giới sẽ rơi xuống "vực đá tài chính" trong 9 ngày nữa. Một số nhà phân tích cho rằng cuộc đàm phán về ngân sách Mỹ bế tắc đang làm gia tăng sức hấp dẫn của vàng như một "nơi trú ẩn an toàn."
Nhưng cũng có ý kiến cho rằng vàng ngày càng giống một tài sản rủi ro, và vì thế nhà đầu tư mới dựa vào thỏa thuận ngân sách để tìm định hướng giao dịch.
Trong một báo cáo mới đây, BNP Paribas nhận định: triển vọng giá các kim loại quý trong nửa đầu năm 2013 khá tích cực, khi các chính phủ vẫn tiếp tục theo đuổi chính sách kích thích tiền tệ và nền kinh tế phục hồi.
Norilsk Nickel, nhà sản xuất palađi và niken lớn nhất thế giới, dự báo, thị trường paladi trong vài năm tới vẫn trong tình trạng thiếu hụt, chủ yếu do nguồn cung từ Nga gần như cạn kiệt./.
Hương Giang (TTXVN)