Giá vàng ít thay đổi trong phiên 3/4 tại châu Á, khi số liệu chế tạo tốt hơn dự kiến của Mỹ giúp tăng sự lạc quan của giới đầu tư về đà hồi phục của nền kinh tế lớn nhất thế giới và thực tế này làm giảm nhu cầu mua vào vàng như là "nơi trú ẩn an toàn."
Kinh tế Mỹ mạnh lên đang làm giảm khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) thực hiện các biện pháp nới lỏng tiền tệ thêm nữa.
Trước đó, hy vọng FED tiếp tục mua lại tài sản đã đẩy giá vàng lên tới 1.790 USD/ounce trong tháng 2/2012 - mức cao nhất kể từ tháng 11/2011.
Tuy nhiên, kể từ đó, vàng liên tiếp rớt giá khi triển vọng của gói nới lỏng định lượng mới tại Mỹ ngày càng nhạt dần.
Vào lúc 3 giờ 10 phút chiều 3/4 tại sàn Singapore, giá vàng ổn định ở mức 1.676,16 USD/ounce, trong khi giá vàng Mỹ kỳ hạn giao dịch điện tử tại đây cũng "dậm chân" ở 1.678,10 USD/ounce.
Đêm trước tại Mỹ, giá vàng kỳ hạn đã tăng gần 8 USD, khi đồng USD yếu đi hỗ trợ hoạt động mua vàng trên khắp các thị trường.
Chốt phiên 2/4 tại Sàn giao dịch kim loại New York, giá vàng giao tháng 6/2012 tăng 7,8 USD (0,5%) lên 1.679,7 USD/ounce.
Các chuyên gia thị trường đánh giá rằng, vàng kỳ hạn tiếp tục xu hướng lên giá khi đồng USD để mất đà tăng từ đầu phiên 2/4, sau khi Viện quản lý nguồn cung của Mỹ công bố số liệu cho thấy chỉ số chế tạo của nước này đã tăng từ 52,4% hồi tháng 2/2012 lên 53,4% vào tháng 3/2012 và mốc trên 50% chứng tỏ sự tăng trưởng của lĩnh vực chế tạo.
Tuy nhiên, theo nhà kinh doanh Ronald Leung thuộc Công ty Lee Cheong Gold Dealers tại Hong Kong, giới đầu tư đang quan sát những dấu hiệu về sự thay đổi của chính sách tiền tệ Mỹ cũng như những động thái trên thị trường tiền tệ để đưa ra quyết định mua bán vàng.
Một khi triển vọng kinh tế toàn cầu được cải thiện, các nhà đầu tư có lý do để đổ tiền vào các tài sản có độ rủi ro cao hơn.
Trong khi đó, các phân tích kỹ thuật cho thấy, giá vàng còn vấp phải ngưỡng kháng cự 1.800 USD/ounce trong ngắn hạn.
Về nhu cầu thực tế, thị trường vàng Ấn Độ trầm lắng khi các nhà kinh doanh vàng trang sức tại đây tiếp tục đóng cửa tuần thứ ba để phản đối thuế nhập khẩu vàng.
Tại Trung Quốc - nước tiêu thụ vàng lớn thứ hai thế giới, sau Ấn Độ, thị trường đóng cửa nghỉ lễ và chỉ mở cửa trở lại vào ngày 5/4./.
Kinh tế Mỹ mạnh lên đang làm giảm khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) thực hiện các biện pháp nới lỏng tiền tệ thêm nữa.
Trước đó, hy vọng FED tiếp tục mua lại tài sản đã đẩy giá vàng lên tới 1.790 USD/ounce trong tháng 2/2012 - mức cao nhất kể từ tháng 11/2011.
Tuy nhiên, kể từ đó, vàng liên tiếp rớt giá khi triển vọng của gói nới lỏng định lượng mới tại Mỹ ngày càng nhạt dần.
Vào lúc 3 giờ 10 phút chiều 3/4 tại sàn Singapore, giá vàng ổn định ở mức 1.676,16 USD/ounce, trong khi giá vàng Mỹ kỳ hạn giao dịch điện tử tại đây cũng "dậm chân" ở 1.678,10 USD/ounce.
Đêm trước tại Mỹ, giá vàng kỳ hạn đã tăng gần 8 USD, khi đồng USD yếu đi hỗ trợ hoạt động mua vàng trên khắp các thị trường.
Chốt phiên 2/4 tại Sàn giao dịch kim loại New York, giá vàng giao tháng 6/2012 tăng 7,8 USD (0,5%) lên 1.679,7 USD/ounce.
Các chuyên gia thị trường đánh giá rằng, vàng kỳ hạn tiếp tục xu hướng lên giá khi đồng USD để mất đà tăng từ đầu phiên 2/4, sau khi Viện quản lý nguồn cung của Mỹ công bố số liệu cho thấy chỉ số chế tạo của nước này đã tăng từ 52,4% hồi tháng 2/2012 lên 53,4% vào tháng 3/2012 và mốc trên 50% chứng tỏ sự tăng trưởng của lĩnh vực chế tạo.
Tuy nhiên, theo nhà kinh doanh Ronald Leung thuộc Công ty Lee Cheong Gold Dealers tại Hong Kong, giới đầu tư đang quan sát những dấu hiệu về sự thay đổi của chính sách tiền tệ Mỹ cũng như những động thái trên thị trường tiền tệ để đưa ra quyết định mua bán vàng.
Một khi triển vọng kinh tế toàn cầu được cải thiện, các nhà đầu tư có lý do để đổ tiền vào các tài sản có độ rủi ro cao hơn.
Trong khi đó, các phân tích kỹ thuật cho thấy, giá vàng còn vấp phải ngưỡng kháng cự 1.800 USD/ounce trong ngắn hạn.
Về nhu cầu thực tế, thị trường vàng Ấn Độ trầm lắng khi các nhà kinh doanh vàng trang sức tại đây tiếp tục đóng cửa tuần thứ ba để phản đối thuế nhập khẩu vàng.
Tại Trung Quốc - nước tiêu thụ vàng lớn thứ hai thế giới, sau Ấn Độ, thị trường đóng cửa nghỉ lễ và chỉ mở cửa trở lại vào ngày 5/4./.
Trang Nhung (TTXVN)