Tại thị trường Singapore chiều 7/2, vào lúc 14 giờ 21 phút giờ Việt Nam, giá vàng giao ngay đứng ở mức 1.677,41 USD/ounce.
Ở thời điểm giữa phiên, đã có lúc giá vàng bật lên 1.680,95 USD/ounce, khi nhu cầu mua vào tăng ở thời điểm Tết Nguyên đán đã cận kề ở một số nước châu Á.
Nhà đầu tư cũng đang chờ đợi phiên họp của Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) để đoán định đường đi của đồng euro - nhân tố thường tác động tới giá vàng.
Đồng tiền chung châu Âu có thể sẽ đi xuống, nếu Chủ tịch ECB Mario Draghi bày tỏ lo ngại về xu tăng giá mạnh và nhanh của đồng tiền này.
Joyce Liu, chuyen gia phân tích đầu tư tại Phillip Futures (có trụ sở ở Singapore), nhận định vàng phụ thuộc nhiều vào kết quả phiên họp của ECB. Nếu châu Âu cố làm yếu đồng euro thì giá vàng có thể tăng.
Từ đầu năm tới nay, giá vàng được giao dịch trong biên độ hẹp, sau khi xuất hiện những dấu hiệu cho thấy "sức khoẻ" kinh tế toàn cầu được cải thiện, khiến một số nhà đầu tư chuyển hướng sang các tài sản rủi ro hơn như chứng khoán và các kim loại dùng trong công nghiệp.
Phiên 7/2, đồng yen yếu đi so với đồng USD đã đẩy giá vàng tại Sở giao dịch hàng hoá Tokyo (TOCOM) lên mức cao kỷ lục 5.081 yen/gram. Trong khi đó, cũng tại phiên 7/2 ở Singapore, giá bạch kim và paladi xấp xỉ mức cao nhất trong 17 tháng qua, khi thị trường đang nuôi hy vọng về triển vọng sáng sủa của kinh tế thế giới. Giá bạch kim tăng 3,76 USD lên 1.736,5 USD/ounce, trong khi giá paladi gần như không đổi, đứng ở mức 761 USD/ounce.
Theo tờ Shanghai Securities News, sản lượng vàng của Trung Quốc năm 2012 tăng lên mức cao kỷ lục 403 tấn - năm tăng thứ 6 liên tiếp, giúp cường quốc này giữ vững vị trí là nhà sản xuất vàng lớn nhất thế giới.
Trong một thông tin có liên quan, Ngân hàng trung ương Ấn Độ có thể yêu cầu các ngân hàng hạn chế nhập khẩu vàng nhằm "ghìm cương" hoạt động mua vàng tại nước này. Đây cũng là giải pháp mà New Dehli hy vọng sẽ giúp Ấn Độ đối phó với tình trạng thâm hụt cán cân tài khoản vãng lai đang ở mức cao kỷ lục./.
Ở thời điểm giữa phiên, đã có lúc giá vàng bật lên 1.680,95 USD/ounce, khi nhu cầu mua vào tăng ở thời điểm Tết Nguyên đán đã cận kề ở một số nước châu Á.
Nhà đầu tư cũng đang chờ đợi phiên họp của Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) để đoán định đường đi của đồng euro - nhân tố thường tác động tới giá vàng.
Đồng tiền chung châu Âu có thể sẽ đi xuống, nếu Chủ tịch ECB Mario Draghi bày tỏ lo ngại về xu tăng giá mạnh và nhanh của đồng tiền này.
Joyce Liu, chuyen gia phân tích đầu tư tại Phillip Futures (có trụ sở ở Singapore), nhận định vàng phụ thuộc nhiều vào kết quả phiên họp của ECB. Nếu châu Âu cố làm yếu đồng euro thì giá vàng có thể tăng.
Từ đầu năm tới nay, giá vàng được giao dịch trong biên độ hẹp, sau khi xuất hiện những dấu hiệu cho thấy "sức khoẻ" kinh tế toàn cầu được cải thiện, khiến một số nhà đầu tư chuyển hướng sang các tài sản rủi ro hơn như chứng khoán và các kim loại dùng trong công nghiệp.
Phiên 7/2, đồng yen yếu đi so với đồng USD đã đẩy giá vàng tại Sở giao dịch hàng hoá Tokyo (TOCOM) lên mức cao kỷ lục 5.081 yen/gram. Trong khi đó, cũng tại phiên 7/2 ở Singapore, giá bạch kim và paladi xấp xỉ mức cao nhất trong 17 tháng qua, khi thị trường đang nuôi hy vọng về triển vọng sáng sủa của kinh tế thế giới. Giá bạch kim tăng 3,76 USD lên 1.736,5 USD/ounce, trong khi giá paladi gần như không đổi, đứng ở mức 761 USD/ounce.
Theo tờ Shanghai Securities News, sản lượng vàng của Trung Quốc năm 2012 tăng lên mức cao kỷ lục 403 tấn - năm tăng thứ 6 liên tiếp, giúp cường quốc này giữ vững vị trí là nhà sản xuất vàng lớn nhất thế giới.
Trong một thông tin có liên quan, Ngân hàng trung ương Ấn Độ có thể yêu cầu các ngân hàng hạn chế nhập khẩu vàng nhằm "ghìm cương" hoạt động mua vàng tại nước này. Đây cũng là giải pháp mà New Dehli hy vọng sẽ giúp Ấn Độ đối phó với tình trạng thâm hụt cán cân tài khoản vãng lai đang ở mức cao kỷ lục./.
Hương Giang (TTXVN)