Phát biểu tại Jakarta ngày 22/11 trong khuôn khổ lễ công bố Báo cáo giám sát trái phiếu châu Á và cuộc hội thảo về thị trường trái phiếu và thị trường nợ châu Á, ông Iwan Aziz, Chủ nhiệm Văn phòng Hợp tác Kinh tế khu vực thuộc Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), cảnh báo cho dù các thị trường trái phiếu địa phương đang phát triển tại châu Á sẽ tiếp tục được mở rộng và hiện đang hoạt động tốt, nhưng có thể sẽ phải đối mặt với nhiều nguy cơ phía trước.
Ông Aziz cho rằng, có nhiều rủi ro đối với các thị trường trái phiếu khu vực. Kinh tế Mỹ có thể “đổ” bởi "vách đá tài chính" và ban lãnh đạo mới của Trung Quốc - nền kinh tế lớn thứ hai thế giới - phải giải quyết tình trạng tăng trưởng kinh tế chậm lại. Các dòng vốn ngoại dễ bay hơi và lạm phát đang tăng cũng là những mối đe doạ tiềm tàng.
Trong báo cáo mới trên ADB còn cảnh báo tình trạng biến động lan truyền từ những thị trường đã phát triển sang thị trường trái phiếu khu vực cũng là một thách thức lớn. Các cú sốc và biến động bên ngoài đang ngày càng lan truyền giữa các thị trường nội địa và giữa các thị trường tại châu Á.
Báo cáo chỉ rõ, với quy mô 6.200 tỷ USD tính đến tháng 9/2012, thị trường trái phiếu châu Á đã tăng 3,5% so với hồi cuối tháng 6/2012 và 11% so với cuối tháng 9/2011, trong đó trái phiếu chính phủ tiếp tục chiếm lĩnh thị trường với tổng giá trị 4.100 tỷ USD.
Trong quý 3/2012, tính thanh khoản của trái phiếu chính phủ và trái phiếu công ty đã gia tăng trên phạm vi toàn khu vực. Số lượng trái phiếu sụt giảm tại hầu hết các quốc gia do lạm phát đang được kiềm chế, kinh tế phát triển mạnh mẽ và nhu cầu đầu tư cao, trừ Trung Quốc - nơi mà những quan ngại về lạm phát và tăng trưởng kinh tế chậm hơn đang gia tăng.
Thị trường trái phiếu tại các nước trong khu vực cũng khác nhau về mức độ tăng trưởng, tình hình phát hành và số lượng. Một số thị trường như Malaysia, Philippines, Singapore và Trung Quốc đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ xét về số lượng trái phiếu chính phủ.
Thị trường trái phiếu tại Hàn Quốc, Hong Kong (Trung Quốc) chỉ tăng nhẹ, trong khi tại Indonesia và Việt Nam lại co lại, do các cơ quan quản lý tiền tệ giảm phát hành. Chẳng hạn, số lượng phát hành trái phiếu tại Malaysia, Philippines và Trung Quốc tăng lần lượt 38,1%, 13% và 10,5%, nhưng lại rớt lần lượt 81,3%, 25,9% và 8,1% ở Việt Nam, Hong Kong (Trung Quốc) và Thái Lan.
ADB khuyến cáo, tình hình trên đòi hỏi giới quản lý ở châu Á cần giám sát và phối hợp chính sách thị trường ở cả cấp độ quốc gia, khu vực và toàn cầu. Sự đa dạng về nhu cầu đầu tư, các công cụ bảo hiểm rủi ro nhiều hơn và minh bạch hơn chính là những chìa khoá thúc đẩy hoạt động tại các thị trường trái phiếu địa phương mới nổi ở Đông Á./.
Ông Aziz cho rằng, có nhiều rủi ro đối với các thị trường trái phiếu khu vực. Kinh tế Mỹ có thể “đổ” bởi "vách đá tài chính" và ban lãnh đạo mới của Trung Quốc - nền kinh tế lớn thứ hai thế giới - phải giải quyết tình trạng tăng trưởng kinh tế chậm lại. Các dòng vốn ngoại dễ bay hơi và lạm phát đang tăng cũng là những mối đe doạ tiềm tàng.
Trong báo cáo mới trên ADB còn cảnh báo tình trạng biến động lan truyền từ những thị trường đã phát triển sang thị trường trái phiếu khu vực cũng là một thách thức lớn. Các cú sốc và biến động bên ngoài đang ngày càng lan truyền giữa các thị trường nội địa và giữa các thị trường tại châu Á.
Báo cáo chỉ rõ, với quy mô 6.200 tỷ USD tính đến tháng 9/2012, thị trường trái phiếu châu Á đã tăng 3,5% so với hồi cuối tháng 6/2012 và 11% so với cuối tháng 9/2011, trong đó trái phiếu chính phủ tiếp tục chiếm lĩnh thị trường với tổng giá trị 4.100 tỷ USD.
Trong quý 3/2012, tính thanh khoản của trái phiếu chính phủ và trái phiếu công ty đã gia tăng trên phạm vi toàn khu vực. Số lượng trái phiếu sụt giảm tại hầu hết các quốc gia do lạm phát đang được kiềm chế, kinh tế phát triển mạnh mẽ và nhu cầu đầu tư cao, trừ Trung Quốc - nơi mà những quan ngại về lạm phát và tăng trưởng kinh tế chậm hơn đang gia tăng.
Thị trường trái phiếu tại các nước trong khu vực cũng khác nhau về mức độ tăng trưởng, tình hình phát hành và số lượng. Một số thị trường như Malaysia, Philippines, Singapore và Trung Quốc đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ xét về số lượng trái phiếu chính phủ.
Thị trường trái phiếu tại Hàn Quốc, Hong Kong (Trung Quốc) chỉ tăng nhẹ, trong khi tại Indonesia và Việt Nam lại co lại, do các cơ quan quản lý tiền tệ giảm phát hành. Chẳng hạn, số lượng phát hành trái phiếu tại Malaysia, Philippines và Trung Quốc tăng lần lượt 38,1%, 13% và 10,5%, nhưng lại rớt lần lượt 81,3%, 25,9% và 8,1% ở Việt Nam, Hong Kong (Trung Quốc) và Thái Lan.
ADB khuyến cáo, tình hình trên đòi hỏi giới quản lý ở châu Á cần giám sát và phối hợp chính sách thị trường ở cả cấp độ quốc gia, khu vực và toàn cầu. Sự đa dạng về nhu cầu đầu tư, các công cụ bảo hiểm rủi ro nhiều hơn và minh bạch hơn chính là những chìa khoá thúc đẩy hoạt động tại các thị trường trái phiếu địa phương mới nổi ở Đông Á./.
Ngọc Anh (TTXVN)