Thị trường sau cú sốc xuất hiện các nhịp sóng nhỏ?

Thị trường chứng khoán trong những phiên gần đây đã chứng kiến một đợt lao dốc mạnh khi hai chỉ số chính mất tới 3,5% đến 5% chỉ trong hai phiên. Giới đầu tư ngoại ồ ạt rút vốn khiến thị trường chìm trong sắc đỏ.

Theo giới chuyên gia, chứng khoán lao dốc do các quỹ ETF (quỹ hoán đổi danh mục) bán ròng cộng thêm sức ép giải chấp ồ ạt từ hoạt động ký quỹ của các nhà đầu tư trong nước.
Thị trường chứng khoán trong những phiên gần đây đã chứng kiến một đợt lao dốc mạnh khi hai chỉ số chính mất tới 3,5% đến 5% chỉ trong hai phiên. Giới đầu tư ngoại ồ ạt rút vốn khiến thị trường chìm trong sắc đỏ.

Theo giới chuyên gia, chứng khoán lao dốc do các quỹ ETF (quỹ hoán đổi danh mục) bán ròng cộng thêm sức ép giải chấp ồ ạt từ hoạt động ký quỹ của các nhà đầu tư trong nước.

“Ngoại” rút,
“nội” chao đảo

Liên tục từ đầu tuần đến nay, thị trường chứng khoán diễn biến vượt ra ngoài dự đoán của các chuyên gia. Còn nhớ bản tin phân tích thị trường của hầu hết các công ty chứng khoán lớn như BSC, BVSC, ACBS... đều nhận định khá lạc quan khi cho rằng các quỹ ETF hoàn tất cơ cấu xong danh mục vào ngày thứ Sáu (21/6) sẽ giúp thị trường chứng khoán trở về trạng thái cân bằng hơn trong tuần giao dịch cuối tháng này.

Tuy nhiên, sự việc không diễn tiến theo chiều hướng thuận lợi. Liên tục trong hai ngày 24/625/6, chỉ số VN-Index đánh mất tới 25,15 điểm, giảm tương ứng 5% đồng thời HNX-Index cũng mất 2,16 điểm, giảm tương ứng 3,5%. Đến ngày 26/6, thị trường tiếp tục giảm mạnh trong phiên giao dịch sáng và chỉ có dấu hiệu chững lại vào gần cuối phiên chiều.

Thực tế đã cho thấy tác động bán ròng chứng chỉ quỹ của khối ngoại và áp lực giải chấp từ hoạt động ký quỹ của các nhà đầu tư trong nước đã đẩy thị trường vào "biển lửa."

Ông Nguyễn Thế Minh, Chuyên viên phân tích kỹ thuật, Công ty Chứng khoán Bản Việt cho biết, trong phiên (24,25/6) các nhà đầu tư ngoại bán ròng tổng cộng tới 331 tỷ đồng, tương đương gần 15 triệu USD trên cả hai sàn, điều rất có thể ảnh hưởng bởi  các quỹ ETF bị giảm chứng chỉ quỹ. Trên thị trường quốc tế, quỹ ETF Van Eck (VNM US) đã bị giảm 300.000 chứng chỉ quỹ, giá trị gần 5,7 triệu USD vào thứ Sáu (giờ Mỹ).

Theo số liệu của Bloomberg, tính từ đầu tháng 06/2013 đến nay, khối ngoại đã rút ra 1.500 tỷ đồng trên sàn giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh, đặc biệt lượng rút tiền gia tăng mạnh sau cuộc họp của Fed gần đây. Ngoài ra, số lượng chứng chỉ quỹ lưu hành của quỹ Van Eck tiếp tục bị sụt giảm 850.000 chứng chỉ quỹ trong ba phiên gần đây, điều này cũng đã gây ra áp lực bán của khối ngoại lên thị trường chứng khoán Việt Nam.

Theo dõi thị trường trong lúc "đỏ lửa," ông Nguyễn Tuấn Anh, nhà đầu tư trên sàn SSI cho biết, các nhà đầu tư nước ngoài bán ra quá mạnh khiến giá cổ phiếu giảm thê thảm và danh mục của các nhà đầu tư hầu hết chạm tới ngưỡng giải chấp (Margin call) và theo quy định của các công ty chứng khoán thì tại các ngưỡng đó chứng khoán sẽ được tự động bán ra.

Thêm vào đó, phiên ngày 21/6 thị trường có một lực bắt đáy rất mạnh với mức thanh khoản trên cả hai sàn đạt hơn 2.000 tỷ đồng và đến hạn ngày 26/6 số chứng khoán này sẽ về đến tài khoản. Do vậy, một số nhà đầu tư đã quyết định thoát hàng trước ngay phiên ngày 25/6 và khiến thị trường vốn “đỏ lửa” lại được tiếp thêm “dầu”.

“Đầu tư trên thị trường chứng khoán quá lâu, nên kinh nghiệm cho thấy thị trường có dấu hiệu xấu là phải cắt lỗ ngay và không vội vã bắt đáy bởi như vậy quá rủi ro. Tôi chỉ đưa ra các quyết định đầu tư khi thị trường có xu hướng tăng trở lại,” ông Tuấn Anh cho biết.

Sẽ chỉ có sóng nhỏ

Theo các chuyên gia thị trường trong tháng tới tiếp tục bị tác động bởi các yếu tố quốc tế. Ông Nguyễn Tuấn, Chuyên gia phân tích độc lập cho biết, hoạt động bán tháo chứng khoán trên thị trường thế giới và thông tin Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) có thể thu nhỏ quy mô gói cứu trợ thứ ba (QE3), tín hiệu tiêu cực từ nền kinh tế Trung Quốc sẽ tiếp tục  tác động không nhỏ đến khối nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

Ông Tuấn phân tích, các ngân hàng thương mại Trung Quốc bắt đầu hạn chế dòng tín dụng, khi lãi suất cho vay trên thị trường liên ngân hàng tăng trong hai tuần qua và trong ngày 20/6 lên đến 13%, cho thấy những lo ngại về nguy cơ khan hiếm tiền mặt tại quốc gia này.

“Các nhà đầu tư quốc tế đang thực sự lo lắng khi đầu tàu kinh tế thứ hai thế giới đang có dấu hiệu suy giảm và điều này đang tác động trực tiếp đến đà sụt giảm của thị trường chứng khoán toàn cầu, nên việc các nhà đầu tư ngoại bán ròng trên thị trường chứng khoán Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ,” ông Tuấn nói.

Về xu hướng ngắn hạn, ông Nguyễn Thế Minh chỉ ra, quan sát qua các lần bơm tiền và rút tiền của khối ngoại vào thị trường chứng khoán Việt Nam trong các năm qua, khối ngoại sau khi bơm tiền liên tục vào các thời điểm đầu năm và bắt đầu rút tiền từ tháng Bảy đến tháng Mười hai, khiến thị trường sụt giảm kéo dài, bất chấp các ngưỡng hỗ trợ mạnh và chỉ xuất hiện các nhịp sóng nhỏ.

“Trong các phiên gần đây, nhà đầu tư nước ngoài đã rút tiền mạnh nhất trong lịch sử của các quỹ ETF. Do đó, chúng tôi lo ngại về xu hướng trung hạn và cho rằng thị trường chỉ có thể xuất hiện các nhịp sóng nhỏ trong tháng Bảy vì xu hướng rút tiền của khối ngoại có thể vẫn kéo dài trong thời gian tới,” ông Minh nhận định./.

Linh Chi (Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục