Trong quý 3 tới đây, thị trường phân đạm ure sẽ được hạ nhiệt với giá bán phân bón có thể giảm từ 300-500 đồng/kg nhờ nguồn cung dồi dào thực sự khi Nhà máy đạm Ninh Bình công suất 560.000 tấn/năm và Nhà máy Đạm Cà Mau công suất 800.000 tấn/năm chính thức đi vào sản xuất thương mại.
Một doanh nghiệp thương mại thuộc Hiệp hội Phân bón cho biết tình trạng thiếu hàng sốt giá còn là do các nhà nhập khẩu phân bón tiểu ngạch không mặn mà với việc tiếp tục nhập khẩu do vừa hứng chịu cú sốc tồn kho cao và phải bán phá giá thu hồi vốn vào cuối năm 2011 khi không dự báo được chuẩn lịch mùa vụ ở Tây Nam Bộ.
Trong khi đó, hai nhà máy sản xuất phân bón trong nước là Cà Mau và Ninh Bình mới cho ra sản phẩm chạy thử và chưa vận hành thương mại 100% công suất để đáp ứng nhu cầu phân bón trong cao điểm vụ Đông Xuân.
Với nguồn cung trong nước không đáp ứng đủ, nguồn nhập khẩu cũng không có nên thị trường thiếu hụt lượng phân bón đáng kể, dẫn đến sốt giá phân bón.
Tổng Giám đốc Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (DPM) Cao Hoài Dương - đơn vị đang chiếm tới 60% thị phần phân đạm trên thị trường cho biết tình trạng sốt giá phân đạm thời gian qua chủ yếu là do thiếu hàng cục bộ khi mùa mưa tại miền Nam đến sớm hơn mọi năm.
Tại Nhà máy đạm Phú Mỹ, suốt từ tháng 4 tới nay, việc giao nhận vận chuyển phân bón theo cách thông thường là đóng phân bón vào bao tại kho Nhà máy đạm Phú Mỹ và vận chuyển bằng xà lan từ cảng Phú Mỹ đi các vùng miền bị ngưng trệ nghiêm trọng khi thời tiết mưa từ 6-7 tiếng/ngày.
Theo đó, sản lượng phân bón xuất kho trong mùa mưa sớm năm nay chỉ đạt 1.000 tấn/ngày, so với mức 3.000 tấn/ngày vào thời tiết khô ráo.
Để khắc phục tình trạng thiếu hàng sốt giá, DPM đã phải thay đổi phương thức đóng bao phân bón, vận chuyển bằng sà lan bằng hình thức sử dụng container đóng tại kho nhà máy và vận chuyển đi các vùng miền để đảm bảo đạt sản lượng xuất kho khoảng 2.500 tấn/ngày.
Tuy nhiên, việc vận chuyển bằng container đã khiến chi phí vận chuyển phân bón từ Thành phố Hồ Chí Minh ra cảng Hải Phòng bị đội lên đến 500 đồng/kg so với việc vận chuyển đóng bao, chờ bằng xà lan trong khi doanh nghiệp lại không thể tăng giá bán phân bón.
Tại các tỉnh miền Trung từ Quảng Bình trở ra Thanh Hóa, DPM đã phải phối hợp với đại lý cấp I tổ chức các đợt bán hàng trực tiếp trong đợt cao điểm mùa vụ nhưng có tình hình mưa lũ để đảm bảo bà con nông dân không bị bắt chẹt về giá.
Ông Dương cũng cho biết việc hai nhà máy đạm mới là Cà Mau và Ninh Bình đi vào vận hành thương mại, cùng với nhà máy đạm Phú Mỹ vận hành ổn định sẽ giúp chấm dứt những cơn sốt giá phân đạm trong nước, thậm chí còn buộc doanh nghiêp sản xuất phân bón phải đẩy mạnh xuất khẩu khi hoạt động hết công suất./.
Một doanh nghiệp thương mại thuộc Hiệp hội Phân bón cho biết tình trạng thiếu hàng sốt giá còn là do các nhà nhập khẩu phân bón tiểu ngạch không mặn mà với việc tiếp tục nhập khẩu do vừa hứng chịu cú sốc tồn kho cao và phải bán phá giá thu hồi vốn vào cuối năm 2011 khi không dự báo được chuẩn lịch mùa vụ ở Tây Nam Bộ.
Trong khi đó, hai nhà máy sản xuất phân bón trong nước là Cà Mau và Ninh Bình mới cho ra sản phẩm chạy thử và chưa vận hành thương mại 100% công suất để đáp ứng nhu cầu phân bón trong cao điểm vụ Đông Xuân.
Với nguồn cung trong nước không đáp ứng đủ, nguồn nhập khẩu cũng không có nên thị trường thiếu hụt lượng phân bón đáng kể, dẫn đến sốt giá phân bón.
Tổng Giám đốc Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (DPM) Cao Hoài Dương - đơn vị đang chiếm tới 60% thị phần phân đạm trên thị trường cho biết tình trạng sốt giá phân đạm thời gian qua chủ yếu là do thiếu hàng cục bộ khi mùa mưa tại miền Nam đến sớm hơn mọi năm.
Tại Nhà máy đạm Phú Mỹ, suốt từ tháng 4 tới nay, việc giao nhận vận chuyển phân bón theo cách thông thường là đóng phân bón vào bao tại kho Nhà máy đạm Phú Mỹ và vận chuyển bằng xà lan từ cảng Phú Mỹ đi các vùng miền bị ngưng trệ nghiêm trọng khi thời tiết mưa từ 6-7 tiếng/ngày.
Theo đó, sản lượng phân bón xuất kho trong mùa mưa sớm năm nay chỉ đạt 1.000 tấn/ngày, so với mức 3.000 tấn/ngày vào thời tiết khô ráo.
Để khắc phục tình trạng thiếu hàng sốt giá, DPM đã phải thay đổi phương thức đóng bao phân bón, vận chuyển bằng sà lan bằng hình thức sử dụng container đóng tại kho nhà máy và vận chuyển đi các vùng miền để đảm bảo đạt sản lượng xuất kho khoảng 2.500 tấn/ngày.
Tuy nhiên, việc vận chuyển bằng container đã khiến chi phí vận chuyển phân bón từ Thành phố Hồ Chí Minh ra cảng Hải Phòng bị đội lên đến 500 đồng/kg so với việc vận chuyển đóng bao, chờ bằng xà lan trong khi doanh nghiệp lại không thể tăng giá bán phân bón.
Tại các tỉnh miền Trung từ Quảng Bình trở ra Thanh Hóa, DPM đã phải phối hợp với đại lý cấp I tổ chức các đợt bán hàng trực tiếp trong đợt cao điểm mùa vụ nhưng có tình hình mưa lũ để đảm bảo bà con nông dân không bị bắt chẹt về giá.
Ông Dương cũng cho biết việc hai nhà máy đạm mới là Cà Mau và Ninh Bình đi vào vận hành thương mại, cùng với nhà máy đạm Phú Mỹ vận hành ổn định sẽ giúp chấm dứt những cơn sốt giá phân đạm trong nước, thậm chí còn buộc doanh nghiêp sản xuất phân bón phải đẩy mạnh xuất khẩu khi hoạt động hết công suất./.
Nguyễn Kim Anh (TTXVN)