Khoảng 3 năm gần đây, thị trường máy tính xách tay (Laptop) ở Việt Nam có tốc độ phát triển vượt bậc. Hiện nay, sở hữu một chiếc máy tính xách tay không còn là chuyện quá khó với những người yêu công nghệ. Với số tiền từ 5 tới 10 triệu đồng, họ đã có một chiếc máy tính cho riêng mình.
Giới kinh doanh, cung cấp Laptop nhận định rằng, thị trường này tại Việt Nam tiếp tục phát triển mạnh, song dần hướng về các tỉnh lẻ.
Laptop “lấn sân” máy tính để bàn
Ông Nguyễn Đức Trung, Giám đốc bán hàng của hãng máy tính danh tiếng Dell tại Việt Nam cho rằng, “Việt Nam là một thị trường đầy tiềm năng cho Laptop tại khu vực Đông Nam Á. Mức độ tăng trưởng theo dự đoán năm 2010 sẽ đạt khoảng 30%, trong khi tỷ lệ người dân sử dụng Laptop còn thấp, chiếm 6%.”
Đồng tình, ông Thiều Phương Nam, Giám đốc kinh doanh khu vực Đông Dương của Intel nhận định, thị trường máy tính xách tay năm 2010 ở Việt Nam sẽ bùng nổ.
Thống kê từ việc bán linh kiện cho các hãng máy tính, ông Nam cho rằng thị trường vẫn tăng trưởng rất tốt. Ngoài ra, việc các nhà mạng đang thúc đẩy phát triển mạnh công nghệ 3G cũng sẽ là động lực để thúc đẩy thị trường máy tính xách tay và các thiết bị di động phát triển hơn nữa.
Phía doanh nghiệp trực tiếp cung ứng Laptop ra thị trường, ông Quang Dũng, Công ty cổ phần Dương Sơn Lan (tại 56c Hoàng Cầu, Đống Đa, Hà Nội) lại nhận định, các hãng Laptop đang kinh doanh tại Việt Nam kỳ vọng sẽ tăng trưởng doanh số từ 25% đến 30% so với năm 2009, song năm 2009 thị trường Laptop tăng trưởng quá nóng nên con số này khó đạt được.
Lý giải, ông Dũng cho rằng, chương trình kích cầu đầu năm của Chính phủ đã có những tác động trực tiếp tới chi tiêu của người dân Việt Nam (chương trình giảm thuế từ 10% xuống 5% cho các sản phẩm máy tính đến hết ngày 31-12-2009). Ngoài ra, nhu cầu mua máy tính của học sinh, sinh viên là rất lớn nên thúc đẩy thị trường phát triển mạnh.
“Năm 2009 thị trường cũng chứng kiến việc phân khúc Laptop ‘lấn sân’ máy tính để bàn. Nếu như năm 2007, tỷ lệ máy tính để bàn bán ra là 70% và Laptop là 30% thì năm 2010, dự đoán số Laptop bán ra sẽ chiếm 52% trong khi với máy tính để bàn sẽ chỉ là 48%...,” ông Dũng nói.
Theo tổng kết của ông Dũng, thị trường Laptop quý I năm 2010 chưa thực sự ấn tượng so với quý I năm 2009, mặc dù các hãng và nhiều nhà bán lẻ luôn tung ra các chương trình khuyến mãi hấp dẫn.
Điều này xảy ra bởi chương trình kích cầu của Chính phủ đã hết, thuế VAT trở lại 10% đồng nghĩa việc người tiêu dùng sẽ phải chấp nhận giá cao hơn để sở hữu Laptop.
Ngoài ra, đầu năm nay, các tập đoàn sản xuất máy tính đã tung ra quá nhiều sản phẩm mới và công nghệ mới với mức giá cao khiến cho việc người tiêu dùng băn khoăn không có sự lựa chọn rõ ràng…
Tuy khó đạt được mục tiêu tăng trưởng 30% như dự đoán, nhưng ông Dũng tin tưởng thị trường Laptop năm nay vẫn phát triển nóng.
Chuyển hướng về tỉnh lẻ?
Giới kinh doanh cho rằng, hiện thị trường Laptop phần lớn vẫn tập trung tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, với khoảng 75-80% thị phần. Số còn lại là ở các tỉnh lẻ.
Nhận định về việc thị trường Laptop chuyển hướng về các tỉnh, đại diện của Công ty Dương Sơn Lan cho rằng, thị trường ở các tỉnh lẻ luôn đi sau 2 thành phố lớn trên khoảng 4 năm. Hiện, đơn vị này chỉ mở thêm một chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh và chưa có ý định mở rộng kinh doanh về các tỉnh.
Ông Nguyễn Chí Thanh, Giám đốc Hệ thống bán lẻ Viettel – đơn vị vừa chính thức “nhúng tay” vào thị trường Laptop thì cho hay, hiện thị trường Laptop ở các tỉnh cũng như thị trường điện thoại của ngày sơ khai. Trước kia, muốn mua chiếc điện thoại, người ta phải về các thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh để mua. Nhưng bây giờ, các nhà cung cấp điện thoại đã về các tỉnh khiến người dân thoải mái lựa chọn sản phẩm mà chẳng phải đi xa như trước nữa.
Theo ông Thanh, số liệu nghiên cứu thị trường Laptop cho thấy, Hà Nội và Hồ Chí Minh chiếm 75% thị phần. Thị trường điện thoại ngày trước cũng chênh lệch lớn, nhưng bây giờ cũng đã cân bằng hơn: Hà Nội và Hồ Chí Minh chiếm 40%; các tỉnh, thành phố còn lại là 60%.
Và, “thị trường Laptop cũng như vậy,” ông Thanh nhận định.
Bởi thế, khi “gia nhập” đội ngũ cung cấp Laptop, Viettel đã hướng thị trường của mình là các tỉnh. Với 110 siêu thị và hơn 600 cửa hàng trên toàn quốc, ông Thanh kỳ vọng sẽ chiếm lĩnh 15% thị phần cung cấp Laptop sau 2-3 năm.
“Chúng tôi sẽ tận dụng cơ sở hạ tầng hiện có để kinh doanh Laptop, tiết kiệm chi phí khác để đem nhiều quyền lợi hơn cho khách hàng. Năm 2010, Viettel đặt mục tiêu 500 tỷ đồng từ việc kinh doanh Laptop,” ông Thanh nói./.
Giới kinh doanh, cung cấp Laptop nhận định rằng, thị trường này tại Việt Nam tiếp tục phát triển mạnh, song dần hướng về các tỉnh lẻ.
Laptop “lấn sân” máy tính để bàn
Ông Nguyễn Đức Trung, Giám đốc bán hàng của hãng máy tính danh tiếng Dell tại Việt Nam cho rằng, “Việt Nam là một thị trường đầy tiềm năng cho Laptop tại khu vực Đông Nam Á. Mức độ tăng trưởng theo dự đoán năm 2010 sẽ đạt khoảng 30%, trong khi tỷ lệ người dân sử dụng Laptop còn thấp, chiếm 6%.”
Đồng tình, ông Thiều Phương Nam, Giám đốc kinh doanh khu vực Đông Dương của Intel nhận định, thị trường máy tính xách tay năm 2010 ở Việt Nam sẽ bùng nổ.
Thống kê từ việc bán linh kiện cho các hãng máy tính, ông Nam cho rằng thị trường vẫn tăng trưởng rất tốt. Ngoài ra, việc các nhà mạng đang thúc đẩy phát triển mạnh công nghệ 3G cũng sẽ là động lực để thúc đẩy thị trường máy tính xách tay và các thiết bị di động phát triển hơn nữa.
Phía doanh nghiệp trực tiếp cung ứng Laptop ra thị trường, ông Quang Dũng, Công ty cổ phần Dương Sơn Lan (tại 56c Hoàng Cầu, Đống Đa, Hà Nội) lại nhận định, các hãng Laptop đang kinh doanh tại Việt Nam kỳ vọng sẽ tăng trưởng doanh số từ 25% đến 30% so với năm 2009, song năm 2009 thị trường Laptop tăng trưởng quá nóng nên con số này khó đạt được.
Lý giải, ông Dũng cho rằng, chương trình kích cầu đầu năm của Chính phủ đã có những tác động trực tiếp tới chi tiêu của người dân Việt Nam (chương trình giảm thuế từ 10% xuống 5% cho các sản phẩm máy tính đến hết ngày 31-12-2009). Ngoài ra, nhu cầu mua máy tính của học sinh, sinh viên là rất lớn nên thúc đẩy thị trường phát triển mạnh.
“Năm 2009 thị trường cũng chứng kiến việc phân khúc Laptop ‘lấn sân’ máy tính để bàn. Nếu như năm 2007, tỷ lệ máy tính để bàn bán ra là 70% và Laptop là 30% thì năm 2010, dự đoán số Laptop bán ra sẽ chiếm 52% trong khi với máy tính để bàn sẽ chỉ là 48%...,” ông Dũng nói.
Theo tổng kết của ông Dũng, thị trường Laptop quý I năm 2010 chưa thực sự ấn tượng so với quý I năm 2009, mặc dù các hãng và nhiều nhà bán lẻ luôn tung ra các chương trình khuyến mãi hấp dẫn.
Điều này xảy ra bởi chương trình kích cầu của Chính phủ đã hết, thuế VAT trở lại 10% đồng nghĩa việc người tiêu dùng sẽ phải chấp nhận giá cao hơn để sở hữu Laptop.
Ngoài ra, đầu năm nay, các tập đoàn sản xuất máy tính đã tung ra quá nhiều sản phẩm mới và công nghệ mới với mức giá cao khiến cho việc người tiêu dùng băn khoăn không có sự lựa chọn rõ ràng…
Tuy khó đạt được mục tiêu tăng trưởng 30% như dự đoán, nhưng ông Dũng tin tưởng thị trường Laptop năm nay vẫn phát triển nóng.
Chuyển hướng về tỉnh lẻ?
Giới kinh doanh cho rằng, hiện thị trường Laptop phần lớn vẫn tập trung tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, với khoảng 75-80% thị phần. Số còn lại là ở các tỉnh lẻ.
Nhận định về việc thị trường Laptop chuyển hướng về các tỉnh, đại diện của Công ty Dương Sơn Lan cho rằng, thị trường ở các tỉnh lẻ luôn đi sau 2 thành phố lớn trên khoảng 4 năm. Hiện, đơn vị này chỉ mở thêm một chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh và chưa có ý định mở rộng kinh doanh về các tỉnh.
Ông Nguyễn Chí Thanh, Giám đốc Hệ thống bán lẻ Viettel – đơn vị vừa chính thức “nhúng tay” vào thị trường Laptop thì cho hay, hiện thị trường Laptop ở các tỉnh cũng như thị trường điện thoại của ngày sơ khai. Trước kia, muốn mua chiếc điện thoại, người ta phải về các thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh để mua. Nhưng bây giờ, các nhà cung cấp điện thoại đã về các tỉnh khiến người dân thoải mái lựa chọn sản phẩm mà chẳng phải đi xa như trước nữa.
Theo ông Thanh, số liệu nghiên cứu thị trường Laptop cho thấy, Hà Nội và Hồ Chí Minh chiếm 75% thị phần. Thị trường điện thoại ngày trước cũng chênh lệch lớn, nhưng bây giờ cũng đã cân bằng hơn: Hà Nội và Hồ Chí Minh chiếm 40%; các tỉnh, thành phố còn lại là 60%.
Và, “thị trường Laptop cũng như vậy,” ông Thanh nhận định.
Bởi thế, khi “gia nhập” đội ngũ cung cấp Laptop, Viettel đã hướng thị trường của mình là các tỉnh. Với 110 siêu thị và hơn 600 cửa hàng trên toàn quốc, ông Thanh kỳ vọng sẽ chiếm lĩnh 15% thị phần cung cấp Laptop sau 2-3 năm.
“Chúng tôi sẽ tận dụng cơ sở hạ tầng hiện có để kinh doanh Laptop, tiết kiệm chi phí khác để đem nhiều quyền lợi hơn cho khách hàng. Năm 2010, Viettel đặt mục tiêu 500 tỷ đồng từ việc kinh doanh Laptop,” ông Thanh nói./.
Trung Hiền (Vietnam+)