Chứng khoán châu Á ghi điểm đáng kể trong phiên giao dịch ngày 30/3, nhờ đồng USD yếu thúc đẩy hoạt động mua vào trên hầu khắp thị trường hàng hóa thế giới đêm trước.
Các cổ phiếu giao dịch tại thị trường khu vực châu Á, đặc biệt là các cổ phiếu hàng hóa, được giao dịch ở mức cao hơn, sau khi được tiếp sức bởi thông tin chi tiêu tiêu dùng tại Mỹ tăng tháng thứ Năm liên tiếp trong tháng 2/2010. Điều này nhấn mạnh đến khả năng tiêu dùng đủ mạnh để nền kinh tế Mỹ duy trì đà hồi phục.
Tại Nhật Bản, chỉ số Nikkei 225 tăng 1,01% lên mức cao nhất trong 18 tháng qua, trong bối cảnh giao dịch ngoại tệ ổn định cùng với hy vọng các công ty Nhật Bản trong tuần tới sẽ công bố đạt lợi nhuận cao.
Theo dự báo của nhà phân tích cao cấp thuộc Công ty chứng khoán Mizuho (Nhật Bản), Yutaka Miura, chỉ số Nikkei 225 có thể dao động trong khoảng 10.000-11.500 điểm trong quý tới.
Kết thúc phiên 30/3, chỉ số Nikkei 225 tăng 110,67 điểm lên 11.097,14 điểm, vượt ngưỡng tâm lý 11.000 điểm lần đầu tiên kể từ tháng 10/2008 và tạo triển vọng sáng sủa cho một tài khóa mới vừa bắt đầu, bất chấp những lo ngại rằng hoạt động mua vào có thể hơi thái quá.
Trên toàn châu Á, lĩnh vực liên quan đến nguyên liệu của chỉ số chứng khoán MSCI của châu Á (trừ Nhật Bản) cũng tăng hơn 1,2%, so với mức tăng 0,57% của toàn bộ chỉ số này. Như vậy, kể từ đầu năm đến nay, chỉ số MSCI châu Á đã tăng 2%, thúc đẩy các nhà đầu đầu tư đổ tiền vào trái phiếu khu vực, đặc biệt là tín dụng có lãi suất và độ rủi ro cao hơn.
Tại Hongkong, chỉ số Hang Seng tăng 137,36 điểm lên 21.374,79 điểm, nối tiếp đà lên điểm phiên trước của chứng khoán Phố Wall.
Ngay khi mở cửa phiên 30/3, chỉ số chứng khoán chủ chốt tại thị trường London là FTSE 100 đã leo lên mức cao mới trong vòng 21 năm, nhờ các cổ phiếu hàng hóa và ngân hàng được giá./.
Các cổ phiếu giao dịch tại thị trường khu vực châu Á, đặc biệt là các cổ phiếu hàng hóa, được giao dịch ở mức cao hơn, sau khi được tiếp sức bởi thông tin chi tiêu tiêu dùng tại Mỹ tăng tháng thứ Năm liên tiếp trong tháng 2/2010. Điều này nhấn mạnh đến khả năng tiêu dùng đủ mạnh để nền kinh tế Mỹ duy trì đà hồi phục.
Tại Nhật Bản, chỉ số Nikkei 225 tăng 1,01% lên mức cao nhất trong 18 tháng qua, trong bối cảnh giao dịch ngoại tệ ổn định cùng với hy vọng các công ty Nhật Bản trong tuần tới sẽ công bố đạt lợi nhuận cao.
Theo dự báo của nhà phân tích cao cấp thuộc Công ty chứng khoán Mizuho (Nhật Bản), Yutaka Miura, chỉ số Nikkei 225 có thể dao động trong khoảng 10.000-11.500 điểm trong quý tới.
Kết thúc phiên 30/3, chỉ số Nikkei 225 tăng 110,67 điểm lên 11.097,14 điểm, vượt ngưỡng tâm lý 11.000 điểm lần đầu tiên kể từ tháng 10/2008 và tạo triển vọng sáng sủa cho một tài khóa mới vừa bắt đầu, bất chấp những lo ngại rằng hoạt động mua vào có thể hơi thái quá.
Trên toàn châu Á, lĩnh vực liên quan đến nguyên liệu của chỉ số chứng khoán MSCI của châu Á (trừ Nhật Bản) cũng tăng hơn 1,2%, so với mức tăng 0,57% của toàn bộ chỉ số này. Như vậy, kể từ đầu năm đến nay, chỉ số MSCI châu Á đã tăng 2%, thúc đẩy các nhà đầu đầu tư đổ tiền vào trái phiếu khu vực, đặc biệt là tín dụng có lãi suất và độ rủi ro cao hơn.
Tại Hongkong, chỉ số Hang Seng tăng 137,36 điểm lên 21.374,79 điểm, nối tiếp đà lên điểm phiên trước của chứng khoán Phố Wall.
Ngay khi mở cửa phiên 30/3, chỉ số chứng khoán chủ chốt tại thị trường London là FTSE 100 đã leo lên mức cao mới trong vòng 21 năm, nhờ các cổ phiếu hàng hóa và ngân hàng được giá./.
Trang Nhung (Vietnam+)