Theo trang mạng "economywatch.com," thế giới đang sống trong thời kỳ "thắt lưng buộc bụng": Các nền kinh tế trên toàn cầu đang trải qua một giai đoạn tăng trưởng chậm và hơn một nửa các nền kinh tế trong khu vực đồng euro được dự đoán sẽ tiếp tục giảm tốc độ tăng trưởng trong năm nay.
Trong thực tế, không một quốc gia lớn nào ở châu Âu được dự kiến sẽ đạt mức tăng trưởng trên 1%. Tuy nhiên, thị trường các loại sản phẩm hàng hóa cao cấp vẫn đang phát triển mạnh, không hề có dấu hiệu chậm lại. Lý do nào để có được một thực tế như vậy?
Tại tâm chấn của cuộc khủng hoảng nợ, các chính sách "thắt lưng buộc bụng" đang khá thịnh hành. Từ London tới New York, các chính phủ đã phải cắt giảm ngân sách và tăng thuế. Giá trị vốn hóa của Thị trường chứng khoán New York ước tính chỉ đạt khoảng 13,5 tỷ USD trong năm 2011, giảm mạnh từ mức 27,6 tỷ USD trong năm 2010 và đây là năm thứ hai liên tiếp lợi nhuận giảm sút trên Phố Wall. Tuy nhiên, đằng sau nhu cầu mạnh mẽ ở châu Á và các thị trường mới nổi khác, kinh doanh các sản phẩm hàng cao cấp đang phát triển mạnh mẽ.
LVMH - Tập đoàn chuyên sản xuất các sản phẩm cao cấp lớn nhất thế giới cho biết đã bội thu từ doanh số bán hàng túi xách Louis Vuitton và rượu sâm banh Krug. Và trong các dấu hiệu mới nhất cho thấy niềm tin tiêu dùng trong số những người siêu giàu đang rất mạnh mẽ. Theo LVMH, doanh số bán hàng của tập đoàn này đã tăng 25% trong quý đầu tiên của năm 2012 lên đến 6,58 tỷ euro từ 5,25 tỷ euro cùng kỳ năm 2011.
Nhà thiết kế thời trang cao cấp của Pháp Christian Dior cũng có sự tăng trưởng mạnh mẽ ở cả Mỹ và châu Á, đồng thời tiếp tục duy trì được tốc độ mở rộng quy mô tại châu Âu trong khi môi trường kinh tế gặp nhiều khó khăn. Công ty này cho biết doanh thu đã tăng 25,5% trong quý I lên đến 6,9 tỷ euro.
Đối thủ của Christian Dior là công ty đa quốc gia của Pháp (PPR), hiện đang sở hữu các nhãn hiệu quen thuộc như Prada, Gucci, cũng cho biết nhu cầu đối với sản phẩm của hãng không hề có sự suy giảm. Giám đốc điều hành của PPR, Francois-Henri Pinault, cho biết doanh thu của công ty này đang hướng tới một năm tăng trưởng vượt xa so với dự đoán.
Khi Triển lãm ô tô ở Bắc Kinh mở cửa ngày 23/4, các nhà sản xuất xe hơi sang trọng trên toàn cầu rõ ràng đã hiểu thấu nhu cầu xe hạng sang của Trung Quốc, khi giới thiệu nhiều loại xe cao cấp, với thương hiệu lớn như Flashier cho người tiêu dùng Trung Quốc. Trong khi nhu cầu châu Âu ngày một suy giảm và tăng trưởng của Mỹ đang có sự phục hồi chậm, Trung Quốc đã trở thành thị trường xe hơi lớn nhất thế giới. Doanh số bán các loại xe hạng sang tại Trung Quốc trong quý I năm nay đã tăng 36,7%.
Theo Công ty quản lý tư vấn toàn cầu McKinsey, Trung Quốc là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới sau Mỹ. Nhưng trong tiêu dùng Trung Quốc đang trên đường trở thành một thị trường của các sản phẩm hàng cao cấp lớn nhất thế giới trong năm 2012. McKinsey cho biết chi tiêu tiêu dùng ở Trung Quốc ước tính sẽ chiếm khoảng 43% tăng trưởng GDP vào năm 2020, tăng khoảng 3 lần so với hiện nay. Và điều đó là phù hợp với kế hoạch 5 năm của quốc gia này, nhằm mục đích giúp đất nước ít phụ thuộc hơn vào xuất khẩu và đầu tư.
Theo các chuyên gia phân tích trong ngành công nghiệp này, với tốc độ tăng trưởng như hiện nay ở châu Á và Mỹ Latinh đã tạo ra một sự lạc quan cho các nhà sản xuất châu Âu trong việc mở rộng mạng lưới sản xuất kinh doanh các loại sản phẩm hàng hóa sang trọng. Ngành công nghiệp cao cấp hiện nay có lẽ sẽ dễ phục hồi hơn so với giai đoạn sau năm 2008. Nhưng một số chuyên gia vẫn lo ngại rằng sự phục hồi và phát triển của ngành công nghiệp này sẽ không bền vững. Anthony Belge, chuyên gia phân tích tại HSBC, cho rằng mức tăng trưởng hiện nay phụ thuộc nhiều vào nhu cầu tiêu dùng ở châu Á và nguy cơ sẽ xảy đến khi cuộc khủng hoảng toàn cầu xảy ra và chắc chắn người tiêu dùng châu Á sẽ bị ảnh hưởng.
Tuy nhiên cho đến nay, Trung Quốc và các thị trường mới nổi còn lại đang giữ vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng của nền kinh tế toàn cầu và một sự phục hồi tuy chậm nhưng ổn định tại Mỹ, có thể sẽ là lý do khiến thị trường hàng hóa cao cấp ít phải lo lắng./.
Trong thực tế, không một quốc gia lớn nào ở châu Âu được dự kiến sẽ đạt mức tăng trưởng trên 1%. Tuy nhiên, thị trường các loại sản phẩm hàng hóa cao cấp vẫn đang phát triển mạnh, không hề có dấu hiệu chậm lại. Lý do nào để có được một thực tế như vậy?
Tại tâm chấn của cuộc khủng hoảng nợ, các chính sách "thắt lưng buộc bụng" đang khá thịnh hành. Từ London tới New York, các chính phủ đã phải cắt giảm ngân sách và tăng thuế. Giá trị vốn hóa của Thị trường chứng khoán New York ước tính chỉ đạt khoảng 13,5 tỷ USD trong năm 2011, giảm mạnh từ mức 27,6 tỷ USD trong năm 2010 và đây là năm thứ hai liên tiếp lợi nhuận giảm sút trên Phố Wall. Tuy nhiên, đằng sau nhu cầu mạnh mẽ ở châu Á và các thị trường mới nổi khác, kinh doanh các sản phẩm hàng cao cấp đang phát triển mạnh mẽ.
LVMH - Tập đoàn chuyên sản xuất các sản phẩm cao cấp lớn nhất thế giới cho biết đã bội thu từ doanh số bán hàng túi xách Louis Vuitton và rượu sâm banh Krug. Và trong các dấu hiệu mới nhất cho thấy niềm tin tiêu dùng trong số những người siêu giàu đang rất mạnh mẽ. Theo LVMH, doanh số bán hàng của tập đoàn này đã tăng 25% trong quý đầu tiên của năm 2012 lên đến 6,58 tỷ euro từ 5,25 tỷ euro cùng kỳ năm 2011.
Nhà thiết kế thời trang cao cấp của Pháp Christian Dior cũng có sự tăng trưởng mạnh mẽ ở cả Mỹ và châu Á, đồng thời tiếp tục duy trì được tốc độ mở rộng quy mô tại châu Âu trong khi môi trường kinh tế gặp nhiều khó khăn. Công ty này cho biết doanh thu đã tăng 25,5% trong quý I lên đến 6,9 tỷ euro.
Đối thủ của Christian Dior là công ty đa quốc gia của Pháp (PPR), hiện đang sở hữu các nhãn hiệu quen thuộc như Prada, Gucci, cũng cho biết nhu cầu đối với sản phẩm của hãng không hề có sự suy giảm. Giám đốc điều hành của PPR, Francois-Henri Pinault, cho biết doanh thu của công ty này đang hướng tới một năm tăng trưởng vượt xa so với dự đoán.
Khi Triển lãm ô tô ở Bắc Kinh mở cửa ngày 23/4, các nhà sản xuất xe hơi sang trọng trên toàn cầu rõ ràng đã hiểu thấu nhu cầu xe hạng sang của Trung Quốc, khi giới thiệu nhiều loại xe cao cấp, với thương hiệu lớn như Flashier cho người tiêu dùng Trung Quốc. Trong khi nhu cầu châu Âu ngày một suy giảm và tăng trưởng của Mỹ đang có sự phục hồi chậm, Trung Quốc đã trở thành thị trường xe hơi lớn nhất thế giới. Doanh số bán các loại xe hạng sang tại Trung Quốc trong quý I năm nay đã tăng 36,7%.
Theo Công ty quản lý tư vấn toàn cầu McKinsey, Trung Quốc là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới sau Mỹ. Nhưng trong tiêu dùng Trung Quốc đang trên đường trở thành một thị trường của các sản phẩm hàng cao cấp lớn nhất thế giới trong năm 2012. McKinsey cho biết chi tiêu tiêu dùng ở Trung Quốc ước tính sẽ chiếm khoảng 43% tăng trưởng GDP vào năm 2020, tăng khoảng 3 lần so với hiện nay. Và điều đó là phù hợp với kế hoạch 5 năm của quốc gia này, nhằm mục đích giúp đất nước ít phụ thuộc hơn vào xuất khẩu và đầu tư.
Theo các chuyên gia phân tích trong ngành công nghiệp này, với tốc độ tăng trưởng như hiện nay ở châu Á và Mỹ Latinh đã tạo ra một sự lạc quan cho các nhà sản xuất châu Âu trong việc mở rộng mạng lưới sản xuất kinh doanh các loại sản phẩm hàng hóa sang trọng. Ngành công nghiệp cao cấp hiện nay có lẽ sẽ dễ phục hồi hơn so với giai đoạn sau năm 2008. Nhưng một số chuyên gia vẫn lo ngại rằng sự phục hồi và phát triển của ngành công nghiệp này sẽ không bền vững. Anthony Belge, chuyên gia phân tích tại HSBC, cho rằng mức tăng trưởng hiện nay phụ thuộc nhiều vào nhu cầu tiêu dùng ở châu Á và nguy cơ sẽ xảy đến khi cuộc khủng hoảng toàn cầu xảy ra và chắc chắn người tiêu dùng châu Á sẽ bị ảnh hưởng.
Tuy nhiên cho đến nay, Trung Quốc và các thị trường mới nổi còn lại đang giữ vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng của nền kinh tế toàn cầu và một sự phục hồi tuy chậm nhưng ổn định tại Mỹ, có thể sẽ là lý do khiến thị trường hàng hóa cao cấp ít phải lo lắng./.
Thanh Hải/Ottawa (TTXVN)