Cho đến hết quý 1/2012, thị trường điện máy vẫn chưa vượt qua cơn khốn đốn kéo dài. Nhiều siêu thị điện máy đang phải trải qua những cơn “nhiễu sóng”, “tiến thoái lưỡng nan”, gánh chịu tình trạng sức mua giảm, hàng tiêu thụ chậm và thu hẹp sản xuất.
Thị trường điện máy tiếp tục có sự đào thải theo hướng “mạnh sống, yếu chết”.
Dù “ông lớn” cũng phải khốn đốn
Cách đây khoảng hai đến ba năm, thị trường điện máy chứng kiến sự sôi động hơn bao giờ hết. Ngoài các “lão làng” như HC, Việt Long, Pico, Nguyễn Kim và một số thương hiệu mới như MediaMart, Topcare giống như thứ “gia vị” lạ miệng và hấp dẫn đối với người tiêu dùng.
Các thương hiệu này thi nhau mở rộng mạng lưới, thêm điểm bán hàng và cạnh tranh quyết liệt để “hút” khách về phía mình.
Tính đến hết năm 2011, MediaMart có đến 5 showroom tại Long Biên, Hai Bà Trưng, Trường Chinh, Nguyễn Chí Thanh, Nguyễn Trãi; Pico có 4 showroom tại Nguyễn Trãi, Tây Sơn, Xuân Thủy; Việt Long có 3 showroom tại Hà Đông, Giảng Võ, Long Biên. Còn lại thương hiệu khác như HC, Ebest, Topcare… mỗi thương hiệu cũng có ít nhất 2 showroom quy mô lớn.
Tuy nhiên, khủng hoảng kinh tế năm 2011 đã lân lan hơn sức tưởng tượng, thời hoàng kim của ngành điện máy vì thế cũng không còn. Nhiều siêu thị điện máy đang phải gánh chịu tình trạng sức mua giảm, hàng tiêu thụ chậm.
Thống kê 2 tháng đầu năm 2012 của Bộ Công Thương cho thấy, ngành cơ khí, điện, điện tử gặp nhiều khó khăn, do chịu ảnh hưởng rất lớn của kinh tế thế giới. Mặt khác, lãi suất ngân hàng cao cùng với nhiều loại thuế, phí được điều chỉnh khiến sức mua của người tiêu dùng, giới kinh doanh giảm.
So với cùng kỳ năm 2011, hiện nay chỉ có mặt hàng tủ lạnh, tủ đá bán chạy hơn 10,5%. Còn các mặt hàng khác đều giảm khả năng tiêu thụ, ít nhất với sản phẩm ti vi, giảm gần 2%, nhiều nhất là điều hòa nhiệt độ giảm tới 30%...
Chưa kể, một số “ông lớn” sau khi mở rộng mạng lưới vào đúng lúc kinh tế khó khăn đã phải vấp phải vô vàn trở ngại.
MediaMart đóng cửa điểm bán hàng ở Nguyễn Chí Thanh, Việt Long có khả năng sẽ dừng bán ở Hà Đông.
Ông Nguyễn Thanh Hải, Giám đốc Marketing của MediaMart cũng phải thừa nhận “Ra Tết, sức mua tại siêu thị này đã giảm, các sản phẩm điện máy, nhất là điện gia dụng đang tồn kho rất nhiều, một số sản phẩm khác mới nhập về nhập về vẫn đang trưng bày và chưa bán được nhiều”.
Riêng Pico sau khi đổ không ít tiền vào trung tâm thương mại Picomall, cho ra đời Picodecor đã buộc phải cắt giảm nhiều chi phí, giảm bớt nhân viên…
Tiến hay lùi… kiểu nào cũng khó
Theo ông Vũ Vinh Phú, Chủ tịch Hiệp hội Siêu thị Hà Nội, thói quen mua sắm của người tiêu dùng hiện nay đã thay đổi, 80% thu nhập của người lao động đang được dành cho các khoản chi tiêu liên quan đến sinh hoạt hàng ngày như lương thực, thực phẩm, khoản tiền mua sắm đồ điện tử gần như không còn.
Đặc biệt, điện máy thuộc nhóm hàng có tuổi thọ cao và sức quay vòng lâu, nhiều người sắm từ vài năm trước, nay cũng chưa có nhu cầu thay sẽ khiến thị trường này càng trở nên khốn đốn.
Ông Phú cũng cho rằng, năm 2012 tiếp tục là năm thị trường điện máy có sự đào thải theo hướng “Mạnh sống, yếu chết”. Doanh nghiệp nào không có chiến lược dài hơi, quay vòng đồng vốn thì nguy cơ phá sản sẽ càng lộ rõ.
Ông Nguyễn Thanh Hải cũng cho rằng, khi người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu, buộc các siêu thị điện máy phải đưa ra các biện pháp “kích cầu” bằng những cách như tìm kho bãi rộng để thu gom hàng giá rẻ, đưa ra thật nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn người tiêu dùng.
Còn với ông Lê Tùng, Giám đốc Marketting của Topcare thì cho rằng, dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt cũng là một kênh giúp người tiêu dùng “chung thủy” với doanh nghiệp.
Cụ thể, năm vừa qua, việc giữ ổn định quỹ khuyến mãi, gia tăng các chính sách bán hàng với giá cả ưu đãi chính là cách giúp Topcare ổn định được tình hình tài chính trong lúc các doanh nghiệp điện máy khác đang gặp không ít khó khăn.
Điều đáng chú ý là trong lúc kinh tế khó khăn như hiện nay, nhiều doanh nghiệp thu hẹp mô hình hoạt động hoặc chuyển hướng kinh doanh khác, thì Topcare lại quyết định thuê mặt bằng tại Trung tâm thương mại Melinh PLAZA Hà Đông với thời hạn 20 năm để đầu tư xây dựng xây dựng siêu thị điện máy thứ 3 của mình ở Hà Nội với mục tiêu xây dựng được một trung tâm điện máy hiện đại và quy mô bậc nhất khu vực phía Bắc cũng như thiết lập được hệ thống siêu thị bán lẻ điện máy hàng đầu Việt Nam.
Đây có thể được coi là “cú lội ngược dòng” ngoạn mục, khẳng định chiến lược táo bạo của Topcare, bất chấp kinh tế khó khăn và ngành điện máy đang rơi vào tình cảnh ảm đạm hiện nay.
Theo giới kinh doanh, cùng với khó khăn chung của nền kinh tế, thị trường điện máy vẫn chưa thoát khỏi “cơn bĩ cực”, nhưng những hệ thống điện máy nào có chiến lược, bước đi phù hợp cùng với giá cả cạnh tranh, chính sách khuyến mãi hấp dẫn, dịch vụ hoàn hảo mới có thể thu hút được người tiêu dùng về phía mình.
Và khi đó, thị trường điện máy tiếp tục có sự đào thải theo hướng “mạnh sống, yếu chết”./.
Thị trường điện máy tiếp tục có sự đào thải theo hướng “mạnh sống, yếu chết”.
Dù “ông lớn” cũng phải khốn đốn
Cách đây khoảng hai đến ba năm, thị trường điện máy chứng kiến sự sôi động hơn bao giờ hết. Ngoài các “lão làng” như HC, Việt Long, Pico, Nguyễn Kim và một số thương hiệu mới như MediaMart, Topcare giống như thứ “gia vị” lạ miệng và hấp dẫn đối với người tiêu dùng.
Các thương hiệu này thi nhau mở rộng mạng lưới, thêm điểm bán hàng và cạnh tranh quyết liệt để “hút” khách về phía mình.
Tính đến hết năm 2011, MediaMart có đến 5 showroom tại Long Biên, Hai Bà Trưng, Trường Chinh, Nguyễn Chí Thanh, Nguyễn Trãi; Pico có 4 showroom tại Nguyễn Trãi, Tây Sơn, Xuân Thủy; Việt Long có 3 showroom tại Hà Đông, Giảng Võ, Long Biên. Còn lại thương hiệu khác như HC, Ebest, Topcare… mỗi thương hiệu cũng có ít nhất 2 showroom quy mô lớn.
Tuy nhiên, khủng hoảng kinh tế năm 2011 đã lân lan hơn sức tưởng tượng, thời hoàng kim của ngành điện máy vì thế cũng không còn. Nhiều siêu thị điện máy đang phải gánh chịu tình trạng sức mua giảm, hàng tiêu thụ chậm.
Thống kê 2 tháng đầu năm 2012 của Bộ Công Thương cho thấy, ngành cơ khí, điện, điện tử gặp nhiều khó khăn, do chịu ảnh hưởng rất lớn của kinh tế thế giới. Mặt khác, lãi suất ngân hàng cao cùng với nhiều loại thuế, phí được điều chỉnh khiến sức mua của người tiêu dùng, giới kinh doanh giảm.
So với cùng kỳ năm 2011, hiện nay chỉ có mặt hàng tủ lạnh, tủ đá bán chạy hơn 10,5%. Còn các mặt hàng khác đều giảm khả năng tiêu thụ, ít nhất với sản phẩm ti vi, giảm gần 2%, nhiều nhất là điều hòa nhiệt độ giảm tới 30%...
Chưa kể, một số “ông lớn” sau khi mở rộng mạng lưới vào đúng lúc kinh tế khó khăn đã phải vấp phải vô vàn trở ngại.
MediaMart đóng cửa điểm bán hàng ở Nguyễn Chí Thanh, Việt Long có khả năng sẽ dừng bán ở Hà Đông.
Ông Nguyễn Thanh Hải, Giám đốc Marketing của MediaMart cũng phải thừa nhận “Ra Tết, sức mua tại siêu thị này đã giảm, các sản phẩm điện máy, nhất là điện gia dụng đang tồn kho rất nhiều, một số sản phẩm khác mới nhập về nhập về vẫn đang trưng bày và chưa bán được nhiều”.
Riêng Pico sau khi đổ không ít tiền vào trung tâm thương mại Picomall, cho ra đời Picodecor đã buộc phải cắt giảm nhiều chi phí, giảm bớt nhân viên…
Tiến hay lùi… kiểu nào cũng khó
Theo ông Vũ Vinh Phú, Chủ tịch Hiệp hội Siêu thị Hà Nội, thói quen mua sắm của người tiêu dùng hiện nay đã thay đổi, 80% thu nhập của người lao động đang được dành cho các khoản chi tiêu liên quan đến sinh hoạt hàng ngày như lương thực, thực phẩm, khoản tiền mua sắm đồ điện tử gần như không còn.
Đặc biệt, điện máy thuộc nhóm hàng có tuổi thọ cao và sức quay vòng lâu, nhiều người sắm từ vài năm trước, nay cũng chưa có nhu cầu thay sẽ khiến thị trường này càng trở nên khốn đốn.
Ông Phú cũng cho rằng, năm 2012 tiếp tục là năm thị trường điện máy có sự đào thải theo hướng “Mạnh sống, yếu chết”. Doanh nghiệp nào không có chiến lược dài hơi, quay vòng đồng vốn thì nguy cơ phá sản sẽ càng lộ rõ.
Ông Nguyễn Thanh Hải cũng cho rằng, khi người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu, buộc các siêu thị điện máy phải đưa ra các biện pháp “kích cầu” bằng những cách như tìm kho bãi rộng để thu gom hàng giá rẻ, đưa ra thật nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn người tiêu dùng.
Còn với ông Lê Tùng, Giám đốc Marketting của Topcare thì cho rằng, dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt cũng là một kênh giúp người tiêu dùng “chung thủy” với doanh nghiệp.
Cụ thể, năm vừa qua, việc giữ ổn định quỹ khuyến mãi, gia tăng các chính sách bán hàng với giá cả ưu đãi chính là cách giúp Topcare ổn định được tình hình tài chính trong lúc các doanh nghiệp điện máy khác đang gặp không ít khó khăn.
Điều đáng chú ý là trong lúc kinh tế khó khăn như hiện nay, nhiều doanh nghiệp thu hẹp mô hình hoạt động hoặc chuyển hướng kinh doanh khác, thì Topcare lại quyết định thuê mặt bằng tại Trung tâm thương mại Melinh PLAZA Hà Đông với thời hạn 20 năm để đầu tư xây dựng xây dựng siêu thị điện máy thứ 3 của mình ở Hà Nội với mục tiêu xây dựng được một trung tâm điện máy hiện đại và quy mô bậc nhất khu vực phía Bắc cũng như thiết lập được hệ thống siêu thị bán lẻ điện máy hàng đầu Việt Nam.
Đây có thể được coi là “cú lội ngược dòng” ngoạn mục, khẳng định chiến lược táo bạo của Topcare, bất chấp kinh tế khó khăn và ngành điện máy đang rơi vào tình cảnh ảm đạm hiện nay.
Theo giới kinh doanh, cùng với khó khăn chung của nền kinh tế, thị trường điện máy vẫn chưa thoát khỏi “cơn bĩ cực”, nhưng những hệ thống điện máy nào có chiến lược, bước đi phù hợp cùng với giá cả cạnh tranh, chính sách khuyến mãi hấp dẫn, dịch vụ hoàn hảo mới có thể thu hút được người tiêu dùng về phía mình.
Và khi đó, thị trường điện máy tiếp tục có sự đào thải theo hướng “mạnh sống, yếu chết”./.
Văn Xuyên (Vietnam+)