Hiện 3 mạng di động lớn là VinaPhone, MobiFone và Viettel đang chiếm tới 95% thị phần di động và đang chi phối gần như tuyệt đối thị trường này.
Theo sách trắng của Bộ Thông tin và Truyền thông, năm 2011 thị phần di động chủ yếu tập trung vào 3 mạng di động lớn với mức áp đảo khi chiếm tới 95%. Viettel đang là mạng di động có thị phần thuê bao ở mức 36,72%, VinaPhone và 28,71% và MobiFone là 29,11%.
Trong khi đó, 3 mạng di động còn lại là EVN Telecom, Vietnamobile, S-Fone chỉ còn chiếm khoảng 5% thị phần. Trên thực tế, thế “chân kiềng” đã được định hình từ nhiều năm nay thông qua sự giằng co về thị phần giữa 3 mạng dẫn đầu là Viettel, VinaPhone và MobiFone.
Nhiều chuyên gia nhận định vị trí thứ 2 sẽ được VinaPhone và MobiFone tranh giành quyết liệt trong năm 2012 vì thực tế sự khác biệt về vùng phủ sóng và số lượng thuê bao giữa hai mạng này là không lớn.
Trong các năm gần đây MobiFone có ưu thế hơn nhờ cơ chế hạch toán độc lập trong Tập đoàn VNPT, trong khi VinaPhone lại "vướng víu" vì phải hoạt động theo cơ chế phụ thuộc và cùng hợp tác kinh doanh với các Viễn thông Tỉnh thuộc VNPT. Tuy nhiên, nếu VinaPhone giải được khó khăn này thì đây sẽ là cuộc đua nóng bỏng giữa VinaPhone và MobiFone trong việc giành ngôi vị thứ 2 trên thị trường di động.
Năm 2011 VinaPhone đã có nhiều chuyển biến và có những bước phát triển quan trọng cả về chất và lượng. Nhà mạng này đã phát triển được hơn 20 triệu thuê bao mới với nhiều chương trình khuyến mại đặc sắc như gói cước thỏa sức ALO trả sau, gói cước Uzone, gói cước VinaXtra cho công nhân, gói cước Myzone cho nông nhân, gói cước Học sinh sinh viên, gói cước cán bộ đoàn... VinaPhone đang khẳng định là lựa chọn tối ưu của nhiều khách hàng, đặc biệt là các khách hàng doanh nghiệp tại Việt Nam.
Ngoài việc tăng cường vùng phủ sóng và chất lượng 3G, Vinaphone còn hợp tác với các thương hiệu lớn như Apple để phân phối iPhone và RIM để cung cấp các gói cước Blackberry...
Hiện Vinaphone là mạng duy nhất được gia nhập Conexus (Liên minh mạng di động 3G)... Việc gia nhập liên minh này đã đẩy lưu lượng quốc tế chiều đến của VinaPhone tăng ở mức đột biến 200% so với năm 2011.
Theo đánh giá của các mạng di động, khả năng bùng nổ phát triển thuê bao đã ở giai đoạn xế chiều và chuẩn bị bước sang ngưỡng bão hòa. Theo báo cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông, hết năm 2011 tổng số thuê bao điện thoại được đăng ký và đang hoạt động trên toàn mạng hiện có là 130,5 triệu, trong đó di động chiếm 90,4%.
Vì vậy, mục tiêu của các nhà mạng là chuyển hướng sang giữ thuê bao và tìm cách tăng doanh thu bình quân trên mỗi thuê bao (APRU). Hiện, MobiFone là mạng có APRU lớn nhất sau đó là VinaPhone. Tuy Viettel là mạng di động có thị phần lớn nhất nhưng mạng di động lại đứng thứ 3 về APRU.
Như vậy, thế chân kiềng trên thị trường di động vẫn sẽ tiếp tục được duy trì khi mà khả năng tăng đột biến về thuê bao gần như là bất khả thi, và thông qua đó, sự cạnh tranh trên thị trường di động ở Việt Nam sẽ thêm nhiều sắc thái mới.
Gần đây nhiều cơ quan quản lý nhà nước cho rằng thị trường di động Việt nam cần ít nhất 3 “ông lớn” để duy trì cạnh tranh vì quyền lợi của khách hàng, tránh thế độc quyền.
Theo dự thảo Quy hoạch phát triển viễn thông quốc gia đến năm 2020, ở mỗi dịch vụ viễn thông quan trọng như di động sẽ phải có ít 3 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ để đảm bảo cạnh tranh.
Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết việc tạo ra thị trường cạnh tranh đối với dịch vụ di động sẽ thông qua các chính sách cấp phép, kết nối và quy hoạch tài nguyên phù hợp.
Bên cạnh đó, các biện pháp này cũng đảm bảo tránh được sự tham gia quá nhiều, đặc biệt là của các doanh nghiệp nhà nước đầu tư ngoài ngành vào lĩnh vực viễn thông dẫn đến cạnh tranh quá mức và hiệu quả kinh doanh trên thị trường thấp.
Cũng theo dự thảo quy hoạch này, cơ quản quản lý sẽ áp dụng cơ chế kinh tế thị trường như đấu giá, thi tuyển, cho phép chuyển nhượng quyền sử dụng tần số, kho số... nhằm lựa chọn được các doanh nghiệp có đủ năng lực kinh tế, tài chính, kĩ thuật, lao động tham gia thị trường và nâng cao hiệu quả khai thác, sử dụng tài nguyên viễn thông./.
Theo sách trắng của Bộ Thông tin và Truyền thông, năm 2011 thị phần di động chủ yếu tập trung vào 3 mạng di động lớn với mức áp đảo khi chiếm tới 95%. Viettel đang là mạng di động có thị phần thuê bao ở mức 36,72%, VinaPhone và 28,71% và MobiFone là 29,11%.
Trong khi đó, 3 mạng di động còn lại là EVN Telecom, Vietnamobile, S-Fone chỉ còn chiếm khoảng 5% thị phần. Trên thực tế, thế “chân kiềng” đã được định hình từ nhiều năm nay thông qua sự giằng co về thị phần giữa 3 mạng dẫn đầu là Viettel, VinaPhone và MobiFone.
Nhiều chuyên gia nhận định vị trí thứ 2 sẽ được VinaPhone và MobiFone tranh giành quyết liệt trong năm 2012 vì thực tế sự khác biệt về vùng phủ sóng và số lượng thuê bao giữa hai mạng này là không lớn.
Trong các năm gần đây MobiFone có ưu thế hơn nhờ cơ chế hạch toán độc lập trong Tập đoàn VNPT, trong khi VinaPhone lại "vướng víu" vì phải hoạt động theo cơ chế phụ thuộc và cùng hợp tác kinh doanh với các Viễn thông Tỉnh thuộc VNPT. Tuy nhiên, nếu VinaPhone giải được khó khăn này thì đây sẽ là cuộc đua nóng bỏng giữa VinaPhone và MobiFone trong việc giành ngôi vị thứ 2 trên thị trường di động.
Năm 2011 VinaPhone đã có nhiều chuyển biến và có những bước phát triển quan trọng cả về chất và lượng. Nhà mạng này đã phát triển được hơn 20 triệu thuê bao mới với nhiều chương trình khuyến mại đặc sắc như gói cước thỏa sức ALO trả sau, gói cước Uzone, gói cước VinaXtra cho công nhân, gói cước Myzone cho nông nhân, gói cước Học sinh sinh viên, gói cước cán bộ đoàn... VinaPhone đang khẳng định là lựa chọn tối ưu của nhiều khách hàng, đặc biệt là các khách hàng doanh nghiệp tại Việt Nam.
Ngoài việc tăng cường vùng phủ sóng và chất lượng 3G, Vinaphone còn hợp tác với các thương hiệu lớn như Apple để phân phối iPhone và RIM để cung cấp các gói cước Blackberry...
Hiện Vinaphone là mạng duy nhất được gia nhập Conexus (Liên minh mạng di động 3G)... Việc gia nhập liên minh này đã đẩy lưu lượng quốc tế chiều đến của VinaPhone tăng ở mức đột biến 200% so với năm 2011.
Theo đánh giá của các mạng di động, khả năng bùng nổ phát triển thuê bao đã ở giai đoạn xế chiều và chuẩn bị bước sang ngưỡng bão hòa. Theo báo cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông, hết năm 2011 tổng số thuê bao điện thoại được đăng ký và đang hoạt động trên toàn mạng hiện có là 130,5 triệu, trong đó di động chiếm 90,4%.
Vì vậy, mục tiêu của các nhà mạng là chuyển hướng sang giữ thuê bao và tìm cách tăng doanh thu bình quân trên mỗi thuê bao (APRU). Hiện, MobiFone là mạng có APRU lớn nhất sau đó là VinaPhone. Tuy Viettel là mạng di động có thị phần lớn nhất nhưng mạng di động lại đứng thứ 3 về APRU.
Như vậy, thế chân kiềng trên thị trường di động vẫn sẽ tiếp tục được duy trì khi mà khả năng tăng đột biến về thuê bao gần như là bất khả thi, và thông qua đó, sự cạnh tranh trên thị trường di động ở Việt Nam sẽ thêm nhiều sắc thái mới.
Gần đây nhiều cơ quan quản lý nhà nước cho rằng thị trường di động Việt nam cần ít nhất 3 “ông lớn” để duy trì cạnh tranh vì quyền lợi của khách hàng, tránh thế độc quyền.
Theo dự thảo Quy hoạch phát triển viễn thông quốc gia đến năm 2020, ở mỗi dịch vụ viễn thông quan trọng như di động sẽ phải có ít 3 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ để đảm bảo cạnh tranh.
Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết việc tạo ra thị trường cạnh tranh đối với dịch vụ di động sẽ thông qua các chính sách cấp phép, kết nối và quy hoạch tài nguyên phù hợp.
Bên cạnh đó, các biện pháp này cũng đảm bảo tránh được sự tham gia quá nhiều, đặc biệt là của các doanh nghiệp nhà nước đầu tư ngoài ngành vào lĩnh vực viễn thông dẫn đến cạnh tranh quá mức và hiệu quả kinh doanh trên thị trường thấp.
Cũng theo dự thảo quy hoạch này, cơ quản quản lý sẽ áp dụng cơ chế kinh tế thị trường như đấu giá, thi tuyển, cho phép chuyển nhượng quyền sử dụng tần số, kho số... nhằm lựa chọn được các doanh nghiệp có đủ năng lực kinh tế, tài chính, kĩ thuật, lao động tham gia thị trường và nâng cao hiệu quả khai thác, sử dụng tài nguyên viễn thông./.
PV (Vietnam+)