Những số liệu mới nhất về tình hình thương mại của Trung Quốc đã khiến đà tăng của giá dầu bị chặn lại và thị trường dầu biến động không đồng nhất trên thị trường châu Á trong phiên giao dịch cuối tuần ngày 10/6.
Ngay sau khi Bắc Kinh công bố số liệu kinh tế mới nhất, theo đó cho thấy thặng dư thương mại tại nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này đã thu hẹp lại ngoài dự kiến trong tháng Năm vừa qua, chỉ còn 13,05 tỷ USD, thấp hơn nhiều so với con số ước đoán trước đó là 18,6 tỷ USD, giá dầu đã lập tức quay đầu đi xuống trong phiên chiều trên sàn giao dịch điện tử Singapore, với giá dầu thô ngọt, nhẹ New York giao tháng 7/2011 để mất 28 cent xuống 101,65 USD/thùng, song giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ vẫn giữ được đà tăng, thêm 16 cent lên 119,73 USD/thùng.
Trước đó, trong phiên sáng 10/6 cũng tại sàn giao dịch điện tử Singapore, giá hai hợp đồng này vẫn giữ được đà tăng từ phiên trước, nhờ màu xanh trở lại trên sàn chứng khoán Phố Wall đêm trước (phiên 9/6) sau chuỗi sáu phiên liên tiếp giảm điểm, cùng quyết định không tăng sản lượng dầu thô của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) công bố hôm 9/6.
Đà tăng này được bắt đầu từ phiên 9/6, khi giá dầu bật tăng mạnh mẽ sau khi Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) cho biết đã không nhất trí được phương án tăng sản lượng để hỗ trợ cho nền kinh tế toàn cầu đang trong giai đoạn hết sức khó khăn.
Trong phiên họp tại Vienna hôm 8/6, OPEC vẫn quyết định duy trì hạn ngạch sản xuất chính thức ở mức 24,84 triệu thùng/ngày - con số không thay đổi từ tháng 1/2009. Quyết định này của OPEC đã khiến giá dầu tăng mạnh trong phiên 9/6 trên các thị trường New York, London và vẫn tiếp tục tăng trong phiên sáng 10/6 trên thị trường châu Á, và chỉ bị chặn lại sau khi thị trường đón nhận thông tin về thặng dư thương mại Trung Quốc tháng Năm giảm ngoài dự kiến./.
Ngay sau khi Bắc Kinh công bố số liệu kinh tế mới nhất, theo đó cho thấy thặng dư thương mại tại nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này đã thu hẹp lại ngoài dự kiến trong tháng Năm vừa qua, chỉ còn 13,05 tỷ USD, thấp hơn nhiều so với con số ước đoán trước đó là 18,6 tỷ USD, giá dầu đã lập tức quay đầu đi xuống trong phiên chiều trên sàn giao dịch điện tử Singapore, với giá dầu thô ngọt, nhẹ New York giao tháng 7/2011 để mất 28 cent xuống 101,65 USD/thùng, song giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ vẫn giữ được đà tăng, thêm 16 cent lên 119,73 USD/thùng.
Trước đó, trong phiên sáng 10/6 cũng tại sàn giao dịch điện tử Singapore, giá hai hợp đồng này vẫn giữ được đà tăng từ phiên trước, nhờ màu xanh trở lại trên sàn chứng khoán Phố Wall đêm trước (phiên 9/6) sau chuỗi sáu phiên liên tiếp giảm điểm, cùng quyết định không tăng sản lượng dầu thô của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) công bố hôm 9/6.
Đà tăng này được bắt đầu từ phiên 9/6, khi giá dầu bật tăng mạnh mẽ sau khi Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) cho biết đã không nhất trí được phương án tăng sản lượng để hỗ trợ cho nền kinh tế toàn cầu đang trong giai đoạn hết sức khó khăn.
Trong phiên họp tại Vienna hôm 8/6, OPEC vẫn quyết định duy trì hạn ngạch sản xuất chính thức ở mức 24,84 triệu thùng/ngày - con số không thay đổi từ tháng 1/2009. Quyết định này của OPEC đã khiến giá dầu tăng mạnh trong phiên 9/6 trên các thị trường New York, London và vẫn tiếp tục tăng trong phiên sáng 10/6 trên thị trường châu Á, và chỉ bị chặn lại sau khi thị trường đón nhận thông tin về thặng dư thương mại Trung Quốc tháng Năm giảm ngoài dự kiến./.
Thùy Chi (TTXVN/Vietnam+)