Cùng với các thị trường hàng hóa khác, thị trường dầu mỏ thế giới trong tuần qua đã diễn biến trái chiều trong bối cảnh nhà đầu tư bị phân tâm giữa những đồn đoán về triển vọng gói cứu trợ đầy đủ cho Tây Ban Nha, những nghi ngờ ngày càng gia tăng về tác động của gói nới lỏng định lượng (QE) của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED), cùng căng thẳng địa chính trị tại khu vực Trung Đông giàu dầu mỏ lại trỗi dậy, đe dọa tới nguồn cung.
Giá dầu đã đi xuống trong phiên giao dịch đầu tuần 24/9, cùng chiều với sự sụt giảm của vàng, chứng khoán, và các hàng hóa khác, do lo ngại về cuộc khủng hoảng nợ tại Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) lại gia tăng.
Sự không thống nhất giữa Pháp và Đức về biện pháp giải quyết "cơn bão nợ" cũng gây lo lắng cho các nhà đầu tư, tạo sức ép bán tháo trên các thị trường tài chính và hàng hóa, qua đó tác động lên giá dầu. Thêm vào nữa, bình luận của quốc gia xuất khẩu dầu mỏ hàng đầu thế giới Arập Xêút rằng, sẽ từng bước kiềm chế giá dầu tăng quá cao cũng là nhân tố góp phần đẩy "vàng đen" xuống giá.
Tuy nhiên, ngay trong phiên tiếp theo 25/9, giá dầu đã đảo chiều tăng trở lại sau khi Mỹ, Anh, Pháp và Đức kêu gọi áp lệnh trừng phạt nghiêm khắc hơn đối với Iran (liên quan đến chương trình hạt nhân gây tranh cãi của quốc gia này).
Các lệnh trừng phạt - dự kiến sẽ được chính thức thông qua vào ngày 15/10 tới - nhằm vào các lĩnh vực năng lượng, tài chính, thương mại và giao thông của Iran. Cũng ngay trong ngày đầu tuần này, Chính phủ Mỹ đã thắt chặt trừng phạt tài chính đối với Iran.
Giá dầu lại quay đầu hạ nhiệt trong phiên 26/9 sau bài phát biểu của một quan chức FED, làm dấy lên những nghi ngờ về hiệu quả của gói nới lỏng định lượng lần ba (QE3).
Nhân tố châu Âu tiếp tục hạn chế đà tăng giá của "vàng đen" trên thị trường châu Á trong phiên 27/9, bất chấp hoạt động "săn" hàng giá rẻ của giới đầu tư. Tâm lý của nhà đầu tư châu Á trong phiên này bị ảnh hưởng mạnh bởi cuộc tổng bãi công ở Hy Lạp và các cuộc biểu tình ở Tây Ban Nha nhằm phản đối việc chính phủ các nước này thực thi chính sách khắc khổ nhằm đổi lấy gói cứu trợ tài chính. Tâm điểm chú ý của giới đầu tư lúc này lại hướng trở về châu Âu, trong đó Tây Ban Nha và Hy Lạp là những quan ngại chính.
Hãng tin Anh Reuters ngày 27/9 cũng đưa tin "bộ ba" tham gia cứu trợ Hy Lạp - gồm Ủy ban châu Âu (EC), Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) - vẫn bất đồng về cách thức đưa nước này ra khỏi bờ vực khủng hoảng nợ công.
Giới quan sát cho rằng những tranh cãi trong kế hoạch cứu trợ Hy Lạp phản ánh những lo ngại sâu sắc hơn về khả năng cắt giảm nợ công của nước này, hiện tương đương 160% GDP, cũng như khả năng Hy Lạp có thể khôi phục lòng tin đối với các nhà đầu tư tư nhân sẵn sàng mua trái phiếu của Athens.
Tuy nhiên, cùng ngày tại thị trường châu Âu và Mỹ (mở cửa muộn hơn) giá dầu lại tăng lên sau khi Tây Ban Nha công bố ngân sách khắc khổ cho tài khóa 2013, làm dấy lên hy vọng sáng sủa hơn cho Khu vực Eurozone nợ nần chồng chất.
Ngoài ra, giá "vàng đen" còn được hậu thuẫn nhờ những căng thẳng đang gia tăng trở lại ở khu vực Trung Đông giàu dầu mỏ (giữa Iran và phương Tây), khiến giới đầu tư lo ngại về khả năng nguồn cung sẽ trở nên khó khăn hơn, cùng những đồn đoán cho rằng Chính phủ Trung Quốc có khả năng tung ra các biện pháp kích thích kinh tế bổ sung nhằm vực dậy sự tăng trưởng đang chậm lại ở nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này.
Trong phiên cuối tuần 28/9, giá dầu đã tiếp tục đi lên trên tất cả các thị trường với sự hậu thuẫn từ đồng USD yếu, các bước đi giải quyết núi nợ của Tây Ban Nha và căng thẳng leo thang tại Trung Đông.
Đóng cửa phiên cuối tuần 28/9 tại thị trường New York, giá dầu thô ngọt nhẹ giao tháng 11/2012 tăng 53 xu lên 92,38 USD/thùng, song vẫn thấp hơn mức chốt lại của tuần trước nữa là 93,09 USD/thùng.
Trong tuần, đã có lúc giá dầu ở hợp đồng này tụt xuống dưới 89 USD/thùng - mức thấp nhất trong hai tháng qua (chỉ còn 88,95 USD/thùng tại một thời điểm trong phiên 25/9).
Còn tại thị trường London, giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ cũng tăng 1,05 USD lên 113,06 USD/thùng, cao hơn so với mức đóng cửa của cuối tuần trước nữa là 110,37 USD/thùng./.
Giá dầu đã đi xuống trong phiên giao dịch đầu tuần 24/9, cùng chiều với sự sụt giảm của vàng, chứng khoán, và các hàng hóa khác, do lo ngại về cuộc khủng hoảng nợ tại Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) lại gia tăng.
Sự không thống nhất giữa Pháp và Đức về biện pháp giải quyết "cơn bão nợ" cũng gây lo lắng cho các nhà đầu tư, tạo sức ép bán tháo trên các thị trường tài chính và hàng hóa, qua đó tác động lên giá dầu. Thêm vào nữa, bình luận của quốc gia xuất khẩu dầu mỏ hàng đầu thế giới Arập Xêút rằng, sẽ từng bước kiềm chế giá dầu tăng quá cao cũng là nhân tố góp phần đẩy "vàng đen" xuống giá.
Tuy nhiên, ngay trong phiên tiếp theo 25/9, giá dầu đã đảo chiều tăng trở lại sau khi Mỹ, Anh, Pháp và Đức kêu gọi áp lệnh trừng phạt nghiêm khắc hơn đối với Iran (liên quan đến chương trình hạt nhân gây tranh cãi của quốc gia này).
Các lệnh trừng phạt - dự kiến sẽ được chính thức thông qua vào ngày 15/10 tới - nhằm vào các lĩnh vực năng lượng, tài chính, thương mại và giao thông của Iran. Cũng ngay trong ngày đầu tuần này, Chính phủ Mỹ đã thắt chặt trừng phạt tài chính đối với Iran.
Giá dầu lại quay đầu hạ nhiệt trong phiên 26/9 sau bài phát biểu của một quan chức FED, làm dấy lên những nghi ngờ về hiệu quả của gói nới lỏng định lượng lần ba (QE3).
Nhân tố châu Âu tiếp tục hạn chế đà tăng giá của "vàng đen" trên thị trường châu Á trong phiên 27/9, bất chấp hoạt động "săn" hàng giá rẻ của giới đầu tư. Tâm lý của nhà đầu tư châu Á trong phiên này bị ảnh hưởng mạnh bởi cuộc tổng bãi công ở Hy Lạp và các cuộc biểu tình ở Tây Ban Nha nhằm phản đối việc chính phủ các nước này thực thi chính sách khắc khổ nhằm đổi lấy gói cứu trợ tài chính. Tâm điểm chú ý của giới đầu tư lúc này lại hướng trở về châu Âu, trong đó Tây Ban Nha và Hy Lạp là những quan ngại chính.
Hãng tin Anh Reuters ngày 27/9 cũng đưa tin "bộ ba" tham gia cứu trợ Hy Lạp - gồm Ủy ban châu Âu (EC), Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) - vẫn bất đồng về cách thức đưa nước này ra khỏi bờ vực khủng hoảng nợ công.
Giới quan sát cho rằng những tranh cãi trong kế hoạch cứu trợ Hy Lạp phản ánh những lo ngại sâu sắc hơn về khả năng cắt giảm nợ công của nước này, hiện tương đương 160% GDP, cũng như khả năng Hy Lạp có thể khôi phục lòng tin đối với các nhà đầu tư tư nhân sẵn sàng mua trái phiếu của Athens.
Tuy nhiên, cùng ngày tại thị trường châu Âu và Mỹ (mở cửa muộn hơn) giá dầu lại tăng lên sau khi Tây Ban Nha công bố ngân sách khắc khổ cho tài khóa 2013, làm dấy lên hy vọng sáng sủa hơn cho Khu vực Eurozone nợ nần chồng chất.
Ngoài ra, giá "vàng đen" còn được hậu thuẫn nhờ những căng thẳng đang gia tăng trở lại ở khu vực Trung Đông giàu dầu mỏ (giữa Iran và phương Tây), khiến giới đầu tư lo ngại về khả năng nguồn cung sẽ trở nên khó khăn hơn, cùng những đồn đoán cho rằng Chính phủ Trung Quốc có khả năng tung ra các biện pháp kích thích kinh tế bổ sung nhằm vực dậy sự tăng trưởng đang chậm lại ở nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này.
Trong phiên cuối tuần 28/9, giá dầu đã tiếp tục đi lên trên tất cả các thị trường với sự hậu thuẫn từ đồng USD yếu, các bước đi giải quyết núi nợ của Tây Ban Nha và căng thẳng leo thang tại Trung Đông.
Đóng cửa phiên cuối tuần 28/9 tại thị trường New York, giá dầu thô ngọt nhẹ giao tháng 11/2012 tăng 53 xu lên 92,38 USD/thùng, song vẫn thấp hơn mức chốt lại của tuần trước nữa là 93,09 USD/thùng.
Trong tuần, đã có lúc giá dầu ở hợp đồng này tụt xuống dưới 89 USD/thùng - mức thấp nhất trong hai tháng qua (chỉ còn 88,95 USD/thùng tại một thời điểm trong phiên 25/9).
Còn tại thị trường London, giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ cũng tăng 1,05 USD lên 113,06 USD/thùng, cao hơn so với mức đóng cửa của cuối tuần trước nữa là 110,37 USD/thùng./.
Thùy Chi (TTXVN)